nhatlinh2000
Well-known member
Đã từng du lịch qua 16 nước trên thế giới (phần lớn là các nước thuộc châu Âu), một du khách người Việt chia sẻ cách để tránh trộm cướp không mong muốn tại châu Âu.
Đại lộ La Rambla, nơi diễn ra nhiều vụ cướp giật nhất Barcelona (Tây Ban Nha). Ảnh: Jorge Fernández Salas/Unplash.
Bên cạnh vẻ đẹp lãng mạn vốn có, vấn nạn trộm cắp tài sản tại một số nước thuộc châu Âu khiến du khách ngán ngẩm lắc đầu khi nhắc đến. Thành phố Barcelona (Tây Ban Nha), Thủ phủ của cộng đồng tự trị Catalonia, là một ví dụ điển hình.
Trần Quỳnh Hương (25 tuổi, Huế) đã du ngoạn 16 nước trên thế giới, phần lớn là các nước thuộc châu Âu, trong đó có Tây Ban Nha. Dưới đây là những lưu ý của Quỳnh Hương sau trải nghiệm bị cướp ba lô tại Barcelona vào sáng ngày 27/3 vừa qua.
Không lơ là dù chỉ một giây
Theo Quỳnh Hương, tình trạng cướp giật ở Barcelena diễn ra như “cơm bữa”. Du khách đến tham quan thành phố này không nên để đồ cá nhân xa người, luôn quan sát và cảnh giác xung quanh.
“Tôi đặt ba lô xuống đất để chụp hình với bức tường The Kiss of Freedom. Chỉ trong vòng 15 giây, ba lô của tôi biến mất với toàn bộ tiền mặt, hộ chiếu và quần áo. Dù biết nạn móc túi ở đây từ lâu, tôi vẫn quá chủ quan”, người này trải lòng.
Theo Dailymail, Barcelona nằm trong top 5 thành phố có nhiều đạo chích nhất châu Âu. 6 tháng đầu năm 2022, nơi này ghi nhận hơn 36.000 trường hợp trộm cắp tài sản từ phi bạo lực đến bạo lực. Trung bình một ngày có 200 vụ cướp giật, hay cứ một tiếng xảy ra 8 vụ.
Trong phần đánh giá về đại lộ La Rambla tại Barcelona trên nền tảng Tripadvisor, có hơn 3.500 lượt đánh giá của du khách bày tỏ sự ngao ngán đối với tình trạng móc túi tại đây.
Chia sẻ thêm với Zing, Quỳnh Hương cho biết tuy thuộc châu Âu, Tây Ban Nha là một đất nước hoàn toàn khác so với các nước còn lại chẳng hạn Thụy Điển, Iceland. Ở Iceland nếu du khách có bỏ quên điện thoại, người dân sẽ tìm mọi cách để trả lại. Khách du lịch cần tìm hiểu kỹ đất nước muốn đến và đừng chủ quan.
Không đem quá nhiều tiền mặt
Trước thời điểm vụ trộm cắp xảy ra, Quỳnh Hương có mang theo một số tiền dùng để đóng tiền thuê nhà. Tuy nhiên, tai nạn không mong muốn khiến Quỳnh Hương mất sạch số tiền đó.
Khi du lịch tại Iceland, Quỳnh Hương cho rằng nơi đây an ninh hơn Barcelona. Ảnh: Trần Quỳnh Hương.
Bạn trẻ này chia sẻ du khách chỉ nên mang theo một ít tiền mặt bên người. Nếu mất thẻ ngân hàng, du khách chỉ tốn phí làm lại thẻ, còn trong trường hợp có nhiều tiền mặt, khi bị cướp sẽ mất sạch số tiền hiện có.
“Mất đi 500 euro tiền mặt dùng để đóng tiền nhà là một tổn thất lớn đối với một du học sinh như tôi”, Quỳnh Hương than thở.
Bình tĩnh xử lý
Trò chuyện với Zing, Quỳnh Hương cho biết việc gọi điện thoại cho cảnh sát báo tình trạng bị mất cắp tài sản, sau đó đến đồn cảnh sát gần nhất để khai báo là điều bắt buộc.
Trong những trường hợp không mong muốn như vậy, ảnh hộ chiếu và thẻ cư trú là rất cần thiết. Cảnh sát sẽ dựa vào đó để cấp một số giấy tờ liên quan để du khách đến cơ quan lãnh sự, xin giấy tờ tạm thời.
“Sau khi nhận thức được sự việc, tôi đã lập tức khóa tất cả thẻ ngân hàng, gọi 112 để báo cảnh sát. May mắn thay trong lúc đợi tại đồn cảnh sát, tôi nhận được e-mail thông báo đã tìm được hộ chiếu và thẻ cư trú từ một đồn cảnh sát khác”, bạn trẻ này kể.
Quỳnh Hương còn cho biết thêm người dân xung quanh có giúp đỡ cô khi vụ việc xảy ra. Tuy nhiên, họ không tỏ vẻ ngạc nhiên vì tình trạng cướp giật quá phổ biến ở đây.
Đại lộ La Rambla, nơi diễn ra nhiều vụ cướp giật nhất Barcelona (Tây Ban Nha). Ảnh: Jorge Fernández Salas/Unplash.
|
Đại lộ La Rambla, nơi diễn ra nhiều vụ cướp giật nhất Barcelona (Tây Ban Nha). Ảnh: Jorge Fernández Salas/Unplash. |
Trần Quỳnh Hương (25 tuổi, Huế) đã du ngoạn 16 nước trên thế giới, phần lớn là các nước thuộc châu Âu, trong đó có Tây Ban Nha. Dưới đây là những lưu ý của Quỳnh Hương sau trải nghiệm bị cướp ba lô tại Barcelona vào sáng ngày 27/3 vừa qua.
Không lơ là dù chỉ một giây
Theo Quỳnh Hương, tình trạng cướp giật ở Barcelena diễn ra như “cơm bữa”. Du khách đến tham quan thành phố này không nên để đồ cá nhân xa người, luôn quan sát và cảnh giác xung quanh.
“Tôi đặt ba lô xuống đất để chụp hình với bức tường The Kiss of Freedom. Chỉ trong vòng 15 giây, ba lô của tôi biến mất với toàn bộ tiền mặt, hộ chiếu và quần áo. Dù biết nạn móc túi ở đây từ lâu, tôi vẫn quá chủ quan”, người này trải lòng.
Theo Dailymail, Barcelona nằm trong top 5 thành phố có nhiều đạo chích nhất châu Âu. 6 tháng đầu năm 2022, nơi này ghi nhận hơn 36.000 trường hợp trộm cắp tài sản từ phi bạo lực đến bạo lực. Trung bình một ngày có 200 vụ cướp giật, hay cứ một tiếng xảy ra 8 vụ.
Trong phần đánh giá về đại lộ La Rambla tại Barcelona trên nền tảng Tripadvisor, có hơn 3.500 lượt đánh giá của du khách bày tỏ sự ngao ngán đối với tình trạng móc túi tại đây.
Chia sẻ thêm với Zing, Quỳnh Hương cho biết tuy thuộc châu Âu, Tây Ban Nha là một đất nước hoàn toàn khác so với các nước còn lại chẳng hạn Thụy Điển, Iceland. Ở Iceland nếu du khách có bỏ quên điện thoại, người dân sẽ tìm mọi cách để trả lại. Khách du lịch cần tìm hiểu kỹ đất nước muốn đến và đừng chủ quan.
Không đem quá nhiều tiền mặt
Trước thời điểm vụ trộm cắp xảy ra, Quỳnh Hương có mang theo một số tiền dùng để đóng tiền thuê nhà. Tuy nhiên, tai nạn không mong muốn khiến Quỳnh Hương mất sạch số tiền đó.
Khi du lịch tại Iceland, Quỳnh Hương cho rằng nơi đây an ninh hơn Barcelona. Ảnh: Trần Quỳnh Hương.
|
Khi du lịch tại Iceland, Quỳnh Hương cho rằng nơi đây an ninh hơn Barcelona. Ảnh: Trần Quỳnh Hương. |
“Mất đi 500 euro tiền mặt dùng để đóng tiền nhà là một tổn thất lớn đối với một du học sinh như tôi”, Quỳnh Hương than thở.
Bình tĩnh xử lý
Trò chuyện với Zing, Quỳnh Hương cho biết việc gọi điện thoại cho cảnh sát báo tình trạng bị mất cắp tài sản, sau đó đến đồn cảnh sát gần nhất để khai báo là điều bắt buộc.
Trong những trường hợp không mong muốn như vậy, ảnh hộ chiếu và thẻ cư trú là rất cần thiết. Cảnh sát sẽ dựa vào đó để cấp một số giấy tờ liên quan để du khách đến cơ quan lãnh sự, xin giấy tờ tạm thời.
“Sau khi nhận thức được sự việc, tôi đã lập tức khóa tất cả thẻ ngân hàng, gọi 112 để báo cảnh sát. May mắn thay trong lúc đợi tại đồn cảnh sát, tôi nhận được e-mail thông báo đã tìm được hộ chiếu và thẻ cư trú từ một đồn cảnh sát khác”, bạn trẻ này kể.
Quỳnh Hương còn cho biết thêm người dân xung quanh có giúp đỡ cô khi vụ việc xảy ra. Tuy nhiên, họ không tỏ vẻ ngạc nhiên vì tình trạng cướp giật quá phổ biến ở đây.