Đó là tổng hợp thống kê của ElectronicsHub, dựa trên những số liệu báo cáo tổng kết việc sử dụng internet toàn cầu của DataReportal, kết hợp với những số liệu screentime từ Sleep Cycle, một ứng dụng theo dõi giấc ngủ. Dữ liệu từ Sleep Cycle được dùng để so sánh số liệu mà Data Reportal đưa ra, xét về thời gian sử dụng thiết bị, nói cách khác là khoảng thời gian “nhìn vào màn hình” hàng ngày của người dân các nước
Hãy bắt đầu với những thông tin cơ bản, tính đến tháng 1/2023:
Con số trung bình kể trên đã giảm đáng kể so với số liệu thống kê đầu năm 2022, với thời gian trung bình kết nối internet của con người ở ngưỡng gần 7 giờ đồng hồ mỗi ngày. Có những quốc gia ghi nhận thời gian dùng internet giảm đáng kể. Lấy ví dụ Philippines. Một người dân nước này năm 2022 trung bình một ngày vào mạng 9 tiếng 14 phút. Con số này của năm 2021 là 10 tiếng 54 phút, tức là giảm gần 2 tiếng.
Ở chiều ngược lại, người dân Trung Quốc thì có thời gian kết nối internet trung bình tăng 3 phút mỗi ngày so với năm ngoái. Nhưng có một cách giải thích, đó là quý III năm 2022, Trung Quốc ghi nhận dịch COVID-19 bùng phát trở lại, mọi người phải giãn cách xã hội.
Data Reportal cũng thống kê tỷ lệ thiết bị kết nối mạng internet ở từng quốc gia họ nghiên cứu thị trường. Anh em có thể thấy, ở Việt Nam, chênh lệch giữa tỷ lệ smartphone kết nối internet không quá cao so với máy tính cá nhân. Còn lệch nhiều nhất có lẽ là Indonesia, khi tỷ lệ smartphone kết nối internet cao hơn gấp rưỡi so với máy tính cá nhân. Trái ngược lại là Đan Mạch, Bỉ hay Thụy Sỹ, tỷ lệ máy tính kết nối internet cao hơn hẳn so với smartphone
Sở dĩ phải dẫn hai nguồn thống kê thị trường, là vì những số liệu của Data Reportal chỉ nhắc đến việc sử dụng mạng internet, chứ không đề cập nhiều tới thời gian sử dụng thiết bị công nghệ theo từng nhu cầu cụ thể, theo từng loại thiết bị khác nhau.
Hãy bắt đầu với những thông tin cơ bản, tính đến tháng 1/2023:
- Dân số toàn cầu bước qua ngưỡng 8 tỷ người vào ngày 15/11/2022, đầu năm 2023 đã đạt 8.01 tỷ người. Khoảng 57% tổng dân số toàn cầu sống ở những khu vực đô thị.
- Tính đến đầu năm 2023, tổng cộng có 5.44 tỷ người sử dụng smartphone trên toàn thế giới, tương đương 68% tổng dân số toàn cầu, tăng 3% so với năm 2022, với 168 triệu người dùng smartphone mới.
- Hiện tại có 5.16 tỷ người dùng internet trên toàn thế giới, tương đương 64.4% dân số được kết nối với mạng toàn cầu. Dữ liệu cho thấy trong một năm qua, tổng số người được tiếp cận internet đã tăng 1.9%, nhưng chậm trễ trong việc thu thập và tổng hợp dữ liệu có thể tạo ra con số nhỏ hơn so với thực tế.
- Hiện tại đã có 4.76 tỷ người dùng mạng xã hội, tương đương gần 60% dân số thế giới. Tốc độ tăng trưởng người dùng mạng xã hội trong một năm qua chỉ là 3%, tương đương 137 người dùng mới.
Con số trung bình kể trên đã giảm đáng kể so với số liệu thống kê đầu năm 2022, với thời gian trung bình kết nối internet của con người ở ngưỡng gần 7 giờ đồng hồ mỗi ngày. Có những quốc gia ghi nhận thời gian dùng internet giảm đáng kể. Lấy ví dụ Philippines. Một người dân nước này năm 2022 trung bình một ngày vào mạng 9 tiếng 14 phút. Con số này của năm 2021 là 10 tiếng 54 phút, tức là giảm gần 2 tiếng.
Ở chiều ngược lại, người dân Trung Quốc thì có thời gian kết nối internet trung bình tăng 3 phút mỗi ngày so với năm ngoái. Nhưng có một cách giải thích, đó là quý III năm 2022, Trung Quốc ghi nhận dịch COVID-19 bùng phát trở lại, mọi người phải giãn cách xã hội.
Data Reportal cũng thống kê tỷ lệ thiết bị kết nối mạng internet ở từng quốc gia họ nghiên cứu thị trường. Anh em có thể thấy, ở Việt Nam, chênh lệch giữa tỷ lệ smartphone kết nối internet không quá cao so với máy tính cá nhân. Còn lệch nhiều nhất có lẽ là Indonesia, khi tỷ lệ smartphone kết nối internet cao hơn gấp rưỡi so với máy tính cá nhân. Trái ngược lại là Đan Mạch, Bỉ hay Thụy Sỹ, tỷ lệ máy tính kết nối internet cao hơn hẳn so với smartphone
Sở dĩ phải dẫn hai nguồn thống kê thị trường, là vì những số liệu của Data Reportal chỉ nhắc đến việc sử dụng mạng internet, chứ không đề cập nhiều tới thời gian sử dụng thiết bị công nghệ theo từng nhu cầu cụ thể, theo từng loại thiết bị khác nhau.
- Nam Phi là quốc gia có con số thời gian sử dụng thiết bị công nghệ cao nhất hành tinh. Tính 16 tiếng mỗi ngày con người tỉnh táo, một người Nam Phi bỏ trung bình 9 tiếng 38 phút nhìn vào những màn hình thiết bị, tương đương 58.21% thời gian hàng ngày.
- Xét về smartphone, thì người Philippines dẫn đầu thế giới, với trung bình 5 tiếng 31 phút mỗi ngày.
- Nhưng với máy tính cá nhân, thì Nam Phi vẫn dẫn đầu bảng xếp hạng, trung bình một người dùng PC ở Nam Phi nhìn màn hình 4 tiếng 25 phút.
- Anh em có thể dự đoán người Mỹ hay người Trung Quốc sẽ tạo ra thời gian chơi game trung bình cao nhất, nhưng số liệu chỉ ra đất nước bỏ nhiều thời gian chơi điện tử hàng ngày nhất lại là Saudi Arabia, trung bình 1 tiếng 58 phút mỗi ngày. Đứng thứ nhì là Thái Lan, trung bình 1 tiếng 43 phút mỗi ngày
- Bỏ ít thời gian nhìn màn hình máy tính smartphone nhất là người Nhật, trung bình chỉ có 3 tiếng 45 phút mỗi ngày. Thậm chí có những khu vực như tỉnh Kagawa, từ năm 2020 họ đã áp dụng bắt buộc khoảng thời gian tối đa sử dụng thiết bị công nghệ hàng ngày để đối phó với những lo ngại về nghiện game ở giới trẻ.