Trạm đổ bộ Hakuto-R của công ty Nhật Bản ispace thất bại trong nỗ lực đáp xuống Mặt Trăng hồi tháng 4 do cảm biến độ cao gặp trục trặc.
Minh họa trạm đổ bộ Hakuto-R trên Mặt Trăng. Ảnh: ispace
Đại diện của công ty ispace tiết lộ, cảm biến độ cao của trạm đổ bộ Hakuro-R lúng túng trước một vành hố trũng trên Mặt Trăng. Đặc điểm địa hình bất ngờ này khiến máy tính trên tàu cho rằng phép đo độ cao của nó không chính xác, thay vào đó, nó tuân theo một ước tính dựa trên độ cao dự kiến. Vì vậy, máy tính tin rằng Hakuro-R đang ở vị trí thấp hơn thực tế, dẫn đến sự cố rơi hôm 25/4.
"Trạm đổ bộ ước tính độ cao của nó bằng 0, nghĩa là đang ở trên bề mặt Mặt Trăng, nhưng thực chất là ở độ cao khoảng 5 km so với bề mặt Mặt Trăng. Đến thời điểm hạ cánh theo lịch trình, trạm đổ bộ tiếp tục hạ độ cao với tốc độ chậm cho đến khi hệ thống đẩy hết nhiên liệu. Khi đó, quá trình hạ cánh có kiểm soát của trạm kết thúc và nó rơi tự do xuống bề mặt Mặt Trăng", ispace giải thích hôm 26/5.
Công ty cũng cho biết, việc đánh giá không đầy đủ địa hình xung quanh bãi đáp đã góp phần dẫn đến thất bại. Điều này một phần là do địa điểm hạ cánh thay đổi vài tháng trước vụ phóng.
Hakuro-R phóng lên không gian vào tháng 12/2022 bằng tên lửa Falcon 9 của SpaceX. Theo kế hoạch, trạm đổ bộ sẽ hạ cánh ngày 26/4 tại đáy của hố trũng Atlas rộng 87 km ở vùng đồng bằng Mare Frigoris (Biển Lạnh) ở phía gần của Mặt Trăng.
Nếu thành công, Hakuto-R sẽ là trạm đổ bộ tư nhân đầu tiên hạ cánh xuống Mặt Trăng. Đến nay, chỉ có NASA, Trung Quốc và Nga có tàu vũ trụ hạ cánh thuận lợi tại đây. Tuy nhiên, nhiệm vụ thất bại và hồi đầu tuần, tàu Lunar Reconnaissance của NASA phát hiện các mảnh vỡ của Hakuto-R gần địa điểm hạ cánh dự kiến.
ispace cũng nhấn mạnh, nhiệm vụ đã hoàn thành xuất sắc 8 trong số 9 mốc quan trọng và chỉ thất bại trong những giai đoạn cuối của quá trình hạ cánh. Đại diện công ty cho biết, sự cố này sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch phóng các nhiệm vụ thứ hai và thứ ba của ispace vào năm 2024 và 2025.
Do sự cố bắt nguồn từ phần mềm nên các nhiệm vụ trong tương lai sẽ không cần thiết kế lại phần cứng. "Giờ chúng tôi đã xác định được vấn đề trong quá trình hạ cánh và có một bức tranh rõ ràng về cách cải tiến các nhiệm vụ của mình trong tương lai", Takeshi Hakamada, nhà sáng lập kiêm CEO ispace, cho biết.
Minh họa trạm đổ bộ Hakuto-R trên Mặt Trăng. Ảnh: ispace
Đại diện của công ty ispace tiết lộ, cảm biến độ cao của trạm đổ bộ Hakuro-R lúng túng trước một vành hố trũng trên Mặt Trăng. Đặc điểm địa hình bất ngờ này khiến máy tính trên tàu cho rằng phép đo độ cao của nó không chính xác, thay vào đó, nó tuân theo một ước tính dựa trên độ cao dự kiến. Vì vậy, máy tính tin rằng Hakuro-R đang ở vị trí thấp hơn thực tế, dẫn đến sự cố rơi hôm 25/4.
"Trạm đổ bộ ước tính độ cao của nó bằng 0, nghĩa là đang ở trên bề mặt Mặt Trăng, nhưng thực chất là ở độ cao khoảng 5 km so với bề mặt Mặt Trăng. Đến thời điểm hạ cánh theo lịch trình, trạm đổ bộ tiếp tục hạ độ cao với tốc độ chậm cho đến khi hệ thống đẩy hết nhiên liệu. Khi đó, quá trình hạ cánh có kiểm soát của trạm kết thúc và nó rơi tự do xuống bề mặt Mặt Trăng", ispace giải thích hôm 26/5.
Công ty cũng cho biết, việc đánh giá không đầy đủ địa hình xung quanh bãi đáp đã góp phần dẫn đến thất bại. Điều này một phần là do địa điểm hạ cánh thay đổi vài tháng trước vụ phóng.
Hakuro-R phóng lên không gian vào tháng 12/2022 bằng tên lửa Falcon 9 của SpaceX. Theo kế hoạch, trạm đổ bộ sẽ hạ cánh ngày 26/4 tại đáy của hố trũng Atlas rộng 87 km ở vùng đồng bằng Mare Frigoris (Biển Lạnh) ở phía gần của Mặt Trăng.
Nếu thành công, Hakuto-R sẽ là trạm đổ bộ tư nhân đầu tiên hạ cánh xuống Mặt Trăng. Đến nay, chỉ có NASA, Trung Quốc và Nga có tàu vũ trụ hạ cánh thuận lợi tại đây. Tuy nhiên, nhiệm vụ thất bại và hồi đầu tuần, tàu Lunar Reconnaissance của NASA phát hiện các mảnh vỡ của Hakuto-R gần địa điểm hạ cánh dự kiến.
ispace cũng nhấn mạnh, nhiệm vụ đã hoàn thành xuất sắc 8 trong số 9 mốc quan trọng và chỉ thất bại trong những giai đoạn cuối của quá trình hạ cánh. Đại diện công ty cho biết, sự cố này sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch phóng các nhiệm vụ thứ hai và thứ ba của ispace vào năm 2024 và 2025.
Do sự cố bắt nguồn từ phần mềm nên các nhiệm vụ trong tương lai sẽ không cần thiết kế lại phần cứng. "Giờ chúng tôi đã xác định được vấn đề trong quá trình hạ cánh và có một bức tranh rõ ràng về cách cải tiến các nhiệm vụ của mình trong tương lai", Takeshi Hakamada, nhà sáng lập kiêm CEO ispace, cho biết.