Cơ sở Giam giữ Gấu Bắc Cực có 28 phòng giam nhưng không nhằm trừng phạt những con gấu "xấu" mà nhằm bảo vệ cả chúng lẫn con người.
Khách du lịch quan sát gấu Bắc Cực từ trên xe. Ảnh: Aceshot1/Amusing Planet
Thị trấn Churchill, tỉnh Manitoba, Canada, được mệnh danh là "thủ đô gấu Bắc Cực của thế giới". Đây là thị trấn duy nhất mà con người và gấu Bắc Cực sống gần nhau, cũng là thị trấn duy nhất có "nhà tù" dành riêng cho loài vật này, Business Insider hôm 13/5 đưa tin. Nhà tù đặc biệt mang tên Cơ sở Giam giữ Gấu Bắc Cực.
Churchill nằm ở rìa Bắc Cực, có dân số khoảng 900 người, xấp xỉ số lượng gấu Bắc Cực sống trên băng tại vịnh Hudson gần đó. Cuối tháng 7 mỗi năm, gấu Bắc Cực rời khỏi nơi băng tan chảy và trải qua mùa hè ở Công viên Quốc gia Wapusk. Thị trấn Churchill nằm giữa hai địa điểm này, trở thành khu vực gấu Bắc Cực thường xuyên lui tới. Tháng 10 - 11, băng bắt đầu hình thành lại và chúng kéo nhau trở về để săn hải cẩu.
Để giữ an toàn cho người dân và khách du lịch khỏi những cuộc chạm trán với gấu Bắc Cực - loài ăn thịt trên cạn lớn nhất hành tinh - thị trấn Churchill triển khai Chương trình Cảnh báo Gấu Bắc Cực độc nhất vô nhị trên thế giới, theo Chantal Cadger Maclean, nhân viên bảo tồn của chương trình.
Đến mùa thu, gấu Bắc Cực rất đói và sẵn sàng ăn gần như mọi thứ. Do đó, chúng thường xuất hiện gần hoặc tại Churchill trong ba tuần đầu tiên của tháng 11. "Vào đầu năm, chúng béo tốt và vui vẻ do ăn hải cẩu nên không tích cực tìm kiếm thức ăn. Nhưng chúng là những kẻ săn mồi cơ hội. Vì vậy, nếu có thứ gì đó xung quanh, chúng vẫn sẽ ăn", Maclean cho biết.
"Thứ gì đó" thường là rác thải không được che đậy đúng cách. Con người thường không nằm trong thực đơn của gấu Bắc Cực. Nhưng nếu quá đói, chúng sẽ không kén chọn. Vì gấu tới thị trấn có nguy cơ chạm trán và gây nguy hiểm cho con người, các nhân viên bảo tồn thường cố gắng đuổi chúng ra khỏi thị trấn một cách nhanh chóng và an toàn nhất có thể.
Bên trong nhà tù dành cho gấu Bắc Cực. Ảnh: Province of Manitoba
Gấu Bắc Cực có nhiều cơ hội để rời thị trấn trước khi bị đánh bẫy và đưa tới nhà tù. Bất cứ khi nào nhận được cuộc gọi, các nhân viên bảo tồn của Chương trình Cảnh báo Gấu Bắc Cực đều lập tức bỏ dở việc đang làm và lao tới địa điểm. Họ sử dụng các loại còi và thiết bị âm thanh để đuổi chúng khỏi Churchill. Các đội trực thăng cũng có thể phát hiện gấu trốn giữa những tảng đá và dẫn chúng ra xa thị trấn.
Gấu rất nhạy cảm với âm thanh lớn nên cách này thường hiệu quả, dù đôi khi nhân viên bảo tồn phải dùng thêm những biện pháp ngăn cản vật lý như đạn cao su hoặc súng sơn. Tuy nhiên, một số con gấu không sợ người và không chịu rời đi. Bên cạnh đó, những con gấu đã liên hệ con người với nguồn thức ăn có thể quay lại để lục thùng rác. Chúng sẽ là đối tượng cần đưa đến Cơ sở Giam giữ Gấu Bắc Cực. Nhờ thành công của Chương trình Cảnh báo Gấu Bắc Cực, việc an tử (giết nhân đạo) gấu Bắc Cực rất hiếm khi xảy ra.
Để đưa gấu Bắc Cực đến nhà tù, các nhân viên bảo tồn cần bắt chúng, thường bằng hai cách là sử dụng súng phi tiêu chứa chất Telazol để làm chúng bất động hoặc đặt bẫy với mồi nhử bằng thịt hải cẩu. Tiếp theo, họ đưa gấu Bắc Cực đến một trong 28 phòng giam của cơ sở. Có phòng giam lớn dành cho gấu mẹ và đàn con, phòng giam có điều hòa cho mùa nóng và phòng giam lẻ.
Gấu Bắc Cực bên trong cơ sở giam giữ đặc biệt. Ảnh: Province of Manitoba
Nhân viên bảo tồn sẽ tiến hành đo đạc, đồng thời gắn thẻ tai cho gấu để theo dõi. Các "tù nhân" sẽ sống trong cơ sở 30 ngày hoặc cho đến khi băng hình thành trên vịnh Hudson - tùy theo điều kiện nào đến trước.
"Nếu lượng băng trên vịnh đủ để lái xe tải chở gấu, chúng tôi sẽ thả chúng đi và thường sẽ không bao giờ gặp lại chúng nữa. Nếu không, gấu sẽ được thả bằng trực thăng dọc theo bờ biển, cách xa thị trấn", Maclean nói.
Trong Cơ sở Giam giữ Gấu Bắc Cực, các "tù nhân" không được cho ăn nhưng vẫn có nước và tuyết. Theo Maclean, việc cho gấu ăn sẽ khiến chúng liên hệ thức ăn với con người và tăng nguy cơ chúng quay lại thị trấn. Hơn nữa, nhịn ăn không gây hại cho gấu vì chúng sống nhờ nguồn dự trữ chất béo trong mùa hè và thường cũng không ăn. Mục đích của quá trình này là mang đến cho chúng trải nghiệm mà chúng không muốn lặp lại.
Chương trình Cảnh báo Gấu Bắc Cực nhằm bảo vệ cả gấu lẫn con người. Cơ sở Giam giữ Gấu Bắc Cực cũng không phải sự trừng phạt dành cho những con gấu "xấu". "Chúng không hề xấu. Chúng chỉ cố gắng làm những gì mà gấu vẫn làm - đi trên băng và kiếm sống", Maclean chia sẻ.
Tuy nhiên, khi khí hậu toàn cầu ấm lên và băng biển thu hẹp, gấu ngày càng có khả năng cao tới gần con người để tìm thức ăn, khiến cả hai gặp nguy hiểm. Chương trình Cảnh báo Gấu Bắc Cực giúp quản lý thay vì giết chết gấu - một thông lệ trước khi chương trình được triển khai vào cuối những năm 1960. Kể từ năm 1983, Churchill chưa có vụ gấu tấn công gây chết người nào.
Khách du lịch quan sát gấu Bắc Cực từ trên xe. Ảnh: Aceshot1/Amusing Planet
Thị trấn Churchill, tỉnh Manitoba, Canada, được mệnh danh là "thủ đô gấu Bắc Cực của thế giới". Đây là thị trấn duy nhất mà con người và gấu Bắc Cực sống gần nhau, cũng là thị trấn duy nhất có "nhà tù" dành riêng cho loài vật này, Business Insider hôm 13/5 đưa tin. Nhà tù đặc biệt mang tên Cơ sở Giam giữ Gấu Bắc Cực.
Churchill nằm ở rìa Bắc Cực, có dân số khoảng 900 người, xấp xỉ số lượng gấu Bắc Cực sống trên băng tại vịnh Hudson gần đó. Cuối tháng 7 mỗi năm, gấu Bắc Cực rời khỏi nơi băng tan chảy và trải qua mùa hè ở Công viên Quốc gia Wapusk. Thị trấn Churchill nằm giữa hai địa điểm này, trở thành khu vực gấu Bắc Cực thường xuyên lui tới. Tháng 10 - 11, băng bắt đầu hình thành lại và chúng kéo nhau trở về để săn hải cẩu.
Để giữ an toàn cho người dân và khách du lịch khỏi những cuộc chạm trán với gấu Bắc Cực - loài ăn thịt trên cạn lớn nhất hành tinh - thị trấn Churchill triển khai Chương trình Cảnh báo Gấu Bắc Cực độc nhất vô nhị trên thế giới, theo Chantal Cadger Maclean, nhân viên bảo tồn của chương trình.
Đến mùa thu, gấu Bắc Cực rất đói và sẵn sàng ăn gần như mọi thứ. Do đó, chúng thường xuất hiện gần hoặc tại Churchill trong ba tuần đầu tiên của tháng 11. "Vào đầu năm, chúng béo tốt và vui vẻ do ăn hải cẩu nên không tích cực tìm kiếm thức ăn. Nhưng chúng là những kẻ săn mồi cơ hội. Vì vậy, nếu có thứ gì đó xung quanh, chúng vẫn sẽ ăn", Maclean cho biết.
"Thứ gì đó" thường là rác thải không được che đậy đúng cách. Con người thường không nằm trong thực đơn của gấu Bắc Cực. Nhưng nếu quá đói, chúng sẽ không kén chọn. Vì gấu tới thị trấn có nguy cơ chạm trán và gây nguy hiểm cho con người, các nhân viên bảo tồn thường cố gắng đuổi chúng ra khỏi thị trấn một cách nhanh chóng và an toàn nhất có thể.
Bên trong nhà tù dành cho gấu Bắc Cực. Ảnh: Province of Manitoba
Gấu Bắc Cực có nhiều cơ hội để rời thị trấn trước khi bị đánh bẫy và đưa tới nhà tù. Bất cứ khi nào nhận được cuộc gọi, các nhân viên bảo tồn của Chương trình Cảnh báo Gấu Bắc Cực đều lập tức bỏ dở việc đang làm và lao tới địa điểm. Họ sử dụng các loại còi và thiết bị âm thanh để đuổi chúng khỏi Churchill. Các đội trực thăng cũng có thể phát hiện gấu trốn giữa những tảng đá và dẫn chúng ra xa thị trấn.
Gấu rất nhạy cảm với âm thanh lớn nên cách này thường hiệu quả, dù đôi khi nhân viên bảo tồn phải dùng thêm những biện pháp ngăn cản vật lý như đạn cao su hoặc súng sơn. Tuy nhiên, một số con gấu không sợ người và không chịu rời đi. Bên cạnh đó, những con gấu đã liên hệ con người với nguồn thức ăn có thể quay lại để lục thùng rác. Chúng sẽ là đối tượng cần đưa đến Cơ sở Giam giữ Gấu Bắc Cực. Nhờ thành công của Chương trình Cảnh báo Gấu Bắc Cực, việc an tử (giết nhân đạo) gấu Bắc Cực rất hiếm khi xảy ra.
Để đưa gấu Bắc Cực đến nhà tù, các nhân viên bảo tồn cần bắt chúng, thường bằng hai cách là sử dụng súng phi tiêu chứa chất Telazol để làm chúng bất động hoặc đặt bẫy với mồi nhử bằng thịt hải cẩu. Tiếp theo, họ đưa gấu Bắc Cực đến một trong 28 phòng giam của cơ sở. Có phòng giam lớn dành cho gấu mẹ và đàn con, phòng giam có điều hòa cho mùa nóng và phòng giam lẻ.
Gấu Bắc Cực bên trong cơ sở giam giữ đặc biệt. Ảnh: Province of Manitoba
Nhân viên bảo tồn sẽ tiến hành đo đạc, đồng thời gắn thẻ tai cho gấu để theo dõi. Các "tù nhân" sẽ sống trong cơ sở 30 ngày hoặc cho đến khi băng hình thành trên vịnh Hudson - tùy theo điều kiện nào đến trước.
"Nếu lượng băng trên vịnh đủ để lái xe tải chở gấu, chúng tôi sẽ thả chúng đi và thường sẽ không bao giờ gặp lại chúng nữa. Nếu không, gấu sẽ được thả bằng trực thăng dọc theo bờ biển, cách xa thị trấn", Maclean nói.
Trong Cơ sở Giam giữ Gấu Bắc Cực, các "tù nhân" không được cho ăn nhưng vẫn có nước và tuyết. Theo Maclean, việc cho gấu ăn sẽ khiến chúng liên hệ thức ăn với con người và tăng nguy cơ chúng quay lại thị trấn. Hơn nữa, nhịn ăn không gây hại cho gấu vì chúng sống nhờ nguồn dự trữ chất béo trong mùa hè và thường cũng không ăn. Mục đích của quá trình này là mang đến cho chúng trải nghiệm mà chúng không muốn lặp lại.
Chương trình Cảnh báo Gấu Bắc Cực nhằm bảo vệ cả gấu lẫn con người. Cơ sở Giam giữ Gấu Bắc Cực cũng không phải sự trừng phạt dành cho những con gấu "xấu". "Chúng không hề xấu. Chúng chỉ cố gắng làm những gì mà gấu vẫn làm - đi trên băng và kiếm sống", Maclean chia sẻ.
Tuy nhiên, khi khí hậu toàn cầu ấm lên và băng biển thu hẹp, gấu ngày càng có khả năng cao tới gần con người để tìm thức ăn, khiến cả hai gặp nguy hiểm. Chương trình Cảnh báo Gấu Bắc Cực giúp quản lý thay vì giết chết gấu - một thông lệ trước khi chương trình được triển khai vào cuối những năm 1960. Kể từ năm 1983, Churchill chưa có vụ gấu tấn công gây chết người nào.