Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Nước trên sông lớn lẫn trong vườn bị nhiễm mặn, nhiều nông dân Bến Tre phải canh con nước ngọt để bơm vào cứu hàng trăm ha sầu riêng.
Giữa trưa nắng, ông Trần Văn Thu (62 tuổi, xã Tiên Long, huyện Châu Thành) cầm máy đo độ mặn ra vườn sầu riêng hai năm tuổi rộng 6.000 m2, bao quanh là sông Ba Lai và Hàm Luông. Nhúng một đầu máy xuống mương nước sắp cạn nổi đầy váng phèn, thấy báo chỉ số 0,34 phần nghìn, ông Thu lo hàng sầu riêng nguy cơ héo lá, quả rụng do đây là giống cây nhạy cảm, chỉ chịu được nước độ mặn từ 0,2 phần nghìn trở xuống.
Máy đo mặn của ông Trần Văn Thu báo 0,34 phần nghìn, mặn hơn so với chỉ số 0,2 phần nghìn tiêu chuẩn nước tưới cây sầu riêng. Ảnh: Hoàng Nam
Máy đo mặn của ông Trần Văn Thu báo 0,34 phần nghìn, mặn hơn so với chỉ số 0,2 phần nghìn tiêu chuẩn nước tưới cây sầu riêng. Ảnh: Hoàng Nam
Trước đây, gia đình ông Thu trồng chôm chôm cho thu nhập ổn định. Đợt hạn mặn kéo dài nhiều tháng năm 2019, vườn chôm chôm chết hết, ông phải đốn bỏ, chuyển sang trồng sầu riêng. Một tháng trước, đang là cao điểm hạn mặn, ông Thu cùng nhiều nhà vườn chủ động bơm nước ngọt tưới cây. Tuy nhiên, lượng nước dưới mương chỉ đủ dùng khoảng nửa tháng.
"Mỗi ngày trên sông chỉ khoảng một tiếng nước có độ mặn thấp, tôi phải liên tục canh để bơm vào tưới cây", ông Thu nói.
Cách đó khoảng một km, ông Trần Minh Quang (61 tuổi, xã Tiên Long) cùng hai con bắc thang trèo lên những cây sầu riêng 17 năm tuổi mới ra trái to bằng nắm tay. Vừa chằng chống để các nhánh không bị gãy đổ, ông Quang tranh thủ hái bỏ trái nhỏ, chỉ giữ lại trái đạt chất lượng để cây đỡ mất sức do thiếu nước tưới. Dù chủ động dự trữ, song nguồn nước hạn chế nên một số cây sầu riêng trong vườn thiếu sức sống, lá bị cháy.
Ông Trần Minh Quang loại bỏ trái nhỏ để dưỡng sức cho cây sầu riêng qua mùa hạn mặn. Ảnh: Hoàng Nam
Ông Trần Minh Quang loại bỏ trái nhỏ để dưỡng sức cho cây sầu riêng qua mùa hạn mặn. Ảnh: Hoàng Nam
Tình trạng nước nhiễm mặn cũng xảy ra tại thủ phủ cây giống sầu riêng ở huyện Chợ Lách, làm nhiều nhà vườn lo lắng. Ông Võ Văn Nam, Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bến Tre, thông tin tỉnh có khoảng 2.700 ha sầu riêng. Nhiễm mặn gây thiệt hại nhiều nhất với các địa phương có diện tích lớn trồng sầu riêng dọc sông Hàm Luông, Ba Lai.
Để hạn chế thiệt hại cho các nhà vườn, tỉnh Bến Tre ráo riết đẩy nhanh thi công cống ngăn mặn Bến Rớ nằm giáp ranh giữa hai xã Tiên Long và Tân Phú (huyện Châu Thành). Theo kế hoạch, khi mặn xâm nhập từ sông Hàm Luông vào, đơn vị thi công sẽ đóng đập để bảo vệ nước ngọt phía bên trong sông Ba Lai phục vụ tưới tiêu cho hàng trăm ha sầu riêng ở khu vực.
Ba năm trước, hạn mặn kéo dài hơn 6 tháng, nhiều tỉnh miền Tây phải công bố tình huống hạn mặn khẩn cấp. Khoảng 43.000 ha lúa bị thiệt hại, 80.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Chính phủ đã chi 530 tỷ đồng cho 8 tỉnh ứng phó. Tại Bến Tre, hạn mặn khiến gần 5.000 ha lúa chết héo, hơn 10.000 ha cây ăn quả và 1.000 ao nuôi tôm thiệt hại.
Giữa trưa nắng, ông Trần Văn Thu (62 tuổi, xã Tiên Long, huyện Châu Thành) cầm máy đo độ mặn ra vườn sầu riêng hai năm tuổi rộng 6.000 m2, bao quanh là sông Ba Lai và Hàm Luông. Nhúng một đầu máy xuống mương nước sắp cạn nổi đầy váng phèn, thấy báo chỉ số 0,34 phần nghìn, ông Thu lo hàng sầu riêng nguy cơ héo lá, quả rụng do đây là giống cây nhạy cảm, chỉ chịu được nước độ mặn từ 0,2 phần nghìn trở xuống.
Máy đo mặn của ông Trần Văn Thu báo 0,34 phần nghìn, mặn hơn so với chỉ số 0,2 phần nghìn tiêu chuẩn nước tưới cây sầu riêng. Ảnh: Hoàng Nam
Máy đo mặn của ông Trần Văn Thu báo 0,34 phần nghìn, mặn hơn so với chỉ số 0,2 phần nghìn tiêu chuẩn nước tưới cây sầu riêng. Ảnh: Hoàng Nam
Trước đây, gia đình ông Thu trồng chôm chôm cho thu nhập ổn định. Đợt hạn mặn kéo dài nhiều tháng năm 2019, vườn chôm chôm chết hết, ông phải đốn bỏ, chuyển sang trồng sầu riêng. Một tháng trước, đang là cao điểm hạn mặn, ông Thu cùng nhiều nhà vườn chủ động bơm nước ngọt tưới cây. Tuy nhiên, lượng nước dưới mương chỉ đủ dùng khoảng nửa tháng.
"Mỗi ngày trên sông chỉ khoảng một tiếng nước có độ mặn thấp, tôi phải liên tục canh để bơm vào tưới cây", ông Thu nói.
Cách đó khoảng một km, ông Trần Minh Quang (61 tuổi, xã Tiên Long) cùng hai con bắc thang trèo lên những cây sầu riêng 17 năm tuổi mới ra trái to bằng nắm tay. Vừa chằng chống để các nhánh không bị gãy đổ, ông Quang tranh thủ hái bỏ trái nhỏ, chỉ giữ lại trái đạt chất lượng để cây đỡ mất sức do thiếu nước tưới. Dù chủ động dự trữ, song nguồn nước hạn chế nên một số cây sầu riêng trong vườn thiếu sức sống, lá bị cháy.
Ông Trần Minh Quang loại bỏ trái nhỏ để dưỡng sức cho cây sầu riêng qua mùa hạn mặn. Ảnh: Hoàng Nam
Ông Trần Minh Quang loại bỏ trái nhỏ để dưỡng sức cho cây sầu riêng qua mùa hạn mặn. Ảnh: Hoàng Nam
Tình trạng nước nhiễm mặn cũng xảy ra tại thủ phủ cây giống sầu riêng ở huyện Chợ Lách, làm nhiều nhà vườn lo lắng. Ông Võ Văn Nam, Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bến Tre, thông tin tỉnh có khoảng 2.700 ha sầu riêng. Nhiễm mặn gây thiệt hại nhiều nhất với các địa phương có diện tích lớn trồng sầu riêng dọc sông Hàm Luông, Ba Lai.
Để hạn chế thiệt hại cho các nhà vườn, tỉnh Bến Tre ráo riết đẩy nhanh thi công cống ngăn mặn Bến Rớ nằm giáp ranh giữa hai xã Tiên Long và Tân Phú (huyện Châu Thành). Theo kế hoạch, khi mặn xâm nhập từ sông Hàm Luông vào, đơn vị thi công sẽ đóng đập để bảo vệ nước ngọt phía bên trong sông Ba Lai phục vụ tưới tiêu cho hàng trăm ha sầu riêng ở khu vực.
Ba năm trước, hạn mặn kéo dài hơn 6 tháng, nhiều tỉnh miền Tây phải công bố tình huống hạn mặn khẩn cấp. Khoảng 43.000 ha lúa bị thiệt hại, 80.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Chính phủ đã chi 530 tỷ đồng cho 8 tỉnh ứng phó. Tại Bến Tre, hạn mặn khiến gần 5.000 ha lúa chết héo, hơn 10.000 ha cây ăn quả và 1.000 ao nuôi tôm thiệt hại.