Nguyễn May
Well-known member
Trước thực trạng nhiều khách hàng sử dụng điện thoại phím bấm, người cao tuổi... không biết cách chuẩn hóa thông tin thuê bao, nhà mạng đã cắt cử nhân viên trực tiếp đến tận nhà người dân để hỗ trợ làm thủ tục.
Nhiều người sử dụng điện thoại phím bấm không thể tự chuẩn hóa thông tin cá nhân. Ảnh: Hữu Chánh
Đến tận nhà hỗ trợ khách hàng
Từ giữa tháng 3.2023 đến nay, ngày nào chị Nguyễn Thị Thúy An - nhân viên nhà mạng ở huyện Đô Lương, Nghệ An - cũng phải chạy đi chạy lại giữa 2 xã trên địa bàn huyện để hỗ trợ người dân chuẩn hóa thông tin thuê bao. Mỗi ngày, chị hỗ trợ được khoảng 10 - 15 khách hàng thực hiện việc chuẩn hóa.
"Người dân phải trải qua đầy đủ các quy trình cơ bản của việc chuẩn hoá thông tin như kê khai thông tin, chụp ảnh căn cước và ảnh cá nhân" - chị An chia sẻ.
Chị Thúy An hỗ trợ người dân chuẩn hóa thuê bao. Ảnh: Hữu Chánh
Chị An cũng cho biết, ở địa phương, kiến thức và sự am hiểu về công nghệ của người dân còn rất hạn chế, do đó, việc thực hiện chuẩn hóa cũng gặp không ít khó khăn.
"Có lúc tôi gọi điện thoại để thông báo cho người dân về việc này, nhưng họ không tin vì sợ bị lừa đảo. Những trường hợp như thế, tôi vẫn phải đến tới nhà để tuyên truyền, đồng thời hỗ trợ khách hàng và những người trong gia đình của họ chuẩn hóa thông tin thuê bao để khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư" - chị An nói.
Trước đó, mặc dù nhà mạng đã nhắn 5 lần trong 5 ngày liên tiếp đề nghị thực hiện chuẩn hóa thông tin, nhưng bị nhiều người dân bỏ qua. Nhiều khách hàng nghi ngờ SIM rác, tin nhắn rác nên không phản hồi.
Thuê bao nằm trong danh sách sai thông tin khách hàng. Ảnh: Hữu Chánh
Bà Mai làm thủ tục chuẩn hóa thuê bao. Ảnh: Hữu Chánh
Bà Nguyễn Thị Mai (58 tuổi, Đô Lương, Nghệ An) cho hay, theo dõi trên báo đài, bà làm theo hướng dẫn để kiểm tra thông tin cá nhân thì thấy số điện thoại vẫn để số chứng minh nhân dân của con trai đã đăng ký 10 năm trước.
"Tôi không nhận được tin nhắn đi chuẩn hóa thông tin di động, nhưng vì lo nếu không cập nhật đủ thông tin sẽ bị khóa 1 chiều nên phải nhờ nhân viên đến hỗ trợ. Quá trình thực hiện nhanh chóng, chỉ mất 5 phút là hoàn thành thủ tục" - bà Mai nói.
Một số người dân được hướng dẫn chuẩn hóa thuê bao. Ảnh: Hữu Chánh
Ông Nguyễn Văn Sáu (Đô Lương, Nghệ An) sau khi nhận được thông báo chuyển hoá thông tin mới kiểm tra thông tin cá nhân trên ứng dụng, nhưng bất ngờ hiện ra thông tin người khác là chủ số SIM điện thoại.
“Ban đầu khá lo lắng vì thấy đây không phải thuê bao chính chủ của mình, sợ ảnh hưởng đến thông tin cá nhân nên tiện có nhân viên nhà mạng đến nên tôi tranh thủ làm lại luôn” - ông Sáu nói.
Khuyến khích người dân chuyển sang số căn cước
Với mục tiêu các thuê bao đang hoạt động đều phải có thông tin đúng quy định và trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sau khi đối soát, Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu các mạng thông báo tới khách hàng và xây dựng nhiều kênh hỗ trợ chuẩn hoá thông tin (trực tuyến qua ứng dụng, trang web, trực tiếp tại cửa hàng hoặc nhân viên của nhà mạng tới gặp khách hàng).
Theo đó, nhà mạng phải rà soát phân loại, cá thể hóa theo từng nhóm thuê bao cần chuẩn hoá để truyền thông, bảo đảm người dân tiếp cận đầy đủ thông tin, dễ dàng cập nhật, chuẩn hoá, đồng thời tránh làm phiền khách hàng đã có thông tin chuẩn.
Với người sử dụng điện thoại phím bấm, người cao tuổi… việc thông báo, thực hiện chuẩn hóa không thể qua ứng dụng cũng như trên web nên các doanh nghiệp phải cử nhân viên trực tiếp hỗ trợ.
Nhà mạng thông báo với khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao. Ảnh: Hữu Chánh
Ông Nguyễn Phong Nhã - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông - cho biết, chỉ thuê bao nhận được tin nhắn mới cần đi cập nhật, do thông tin không trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trường hợp sử dụng SIM không chính chủ, đăng ký bằng giấy tờ cũ như chứng minh nhân dân nhưng khớp với cơ sở dữ liệu sẽ không thuộc diện chuẩn hóa đợt này.
Tuy nhiên, nhà mạng khuyến khích người dùng chủ động kiểm tra thông tin, sử dụng SIM chính chủ, chuyển sang số căn cước công dân để có đầy đủ quyền lợi.
Người dân đổ xô đi chuẩn hóa thuê bao ở nhà mạng thời điểm cuối tháng 3.2023. Ảnh: Hữu Chánh
Ngoài ra, Cục Viễn thông cũng khuyến cáo, hiện có những đối tượng lừa đảo lợi dụng thời điểm chuẩn hóa thông tin đã gọi điện dọa khách hàng trong vòng 2 tiếng phải ra cập nhật nếu không sẽ bị khóa SIM. Đây là những thông báo không chính xác.
Người dân chỉ đến cửa hàng làm thủ tục chuẩn hóa thông tin khi có tin nhắn của nhà mạng báo về. Ngoài ra, nhà mạng sử dụng số điện thoại tổng đài gọi điện người dân ra cửa hàng cập nhật thông tin.
Đến tận nhà hỗ trợ khách hàng
Từ giữa tháng 3.2023 đến nay, ngày nào chị Nguyễn Thị Thúy An - nhân viên nhà mạng ở huyện Đô Lương, Nghệ An - cũng phải chạy đi chạy lại giữa 2 xã trên địa bàn huyện để hỗ trợ người dân chuẩn hóa thông tin thuê bao. Mỗi ngày, chị hỗ trợ được khoảng 10 - 15 khách hàng thực hiện việc chuẩn hóa.
"Người dân phải trải qua đầy đủ các quy trình cơ bản của việc chuẩn hoá thông tin như kê khai thông tin, chụp ảnh căn cước và ảnh cá nhân" - chị An chia sẻ.
Chị An cũng cho biết, ở địa phương, kiến thức và sự am hiểu về công nghệ của người dân còn rất hạn chế, do đó, việc thực hiện chuẩn hóa cũng gặp không ít khó khăn.
"Có lúc tôi gọi điện thoại để thông báo cho người dân về việc này, nhưng họ không tin vì sợ bị lừa đảo. Những trường hợp như thế, tôi vẫn phải đến tới nhà để tuyên truyền, đồng thời hỗ trợ khách hàng và những người trong gia đình của họ chuẩn hóa thông tin thuê bao để khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư" - chị An nói.
Trước đó, mặc dù nhà mạng đã nhắn 5 lần trong 5 ngày liên tiếp đề nghị thực hiện chuẩn hóa thông tin, nhưng bị nhiều người dân bỏ qua. Nhiều khách hàng nghi ngờ SIM rác, tin nhắn rác nên không phản hồi.
Bà Nguyễn Thị Mai (58 tuổi, Đô Lương, Nghệ An) cho hay, theo dõi trên báo đài, bà làm theo hướng dẫn để kiểm tra thông tin cá nhân thì thấy số điện thoại vẫn để số chứng minh nhân dân của con trai đã đăng ký 10 năm trước.
"Tôi không nhận được tin nhắn đi chuẩn hóa thông tin di động, nhưng vì lo nếu không cập nhật đủ thông tin sẽ bị khóa 1 chiều nên phải nhờ nhân viên đến hỗ trợ. Quá trình thực hiện nhanh chóng, chỉ mất 5 phút là hoàn thành thủ tục" - bà Mai nói.
Ông Nguyễn Văn Sáu (Đô Lương, Nghệ An) sau khi nhận được thông báo chuyển hoá thông tin mới kiểm tra thông tin cá nhân trên ứng dụng, nhưng bất ngờ hiện ra thông tin người khác là chủ số SIM điện thoại.
“Ban đầu khá lo lắng vì thấy đây không phải thuê bao chính chủ của mình, sợ ảnh hưởng đến thông tin cá nhân nên tiện có nhân viên nhà mạng đến nên tôi tranh thủ làm lại luôn” - ông Sáu nói.
Khuyến khích người dân chuyển sang số căn cước
Với mục tiêu các thuê bao đang hoạt động đều phải có thông tin đúng quy định và trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sau khi đối soát, Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu các mạng thông báo tới khách hàng và xây dựng nhiều kênh hỗ trợ chuẩn hoá thông tin (trực tuyến qua ứng dụng, trang web, trực tiếp tại cửa hàng hoặc nhân viên của nhà mạng tới gặp khách hàng).
Theo đó, nhà mạng phải rà soát phân loại, cá thể hóa theo từng nhóm thuê bao cần chuẩn hoá để truyền thông, bảo đảm người dân tiếp cận đầy đủ thông tin, dễ dàng cập nhật, chuẩn hoá, đồng thời tránh làm phiền khách hàng đã có thông tin chuẩn.
Với người sử dụng điện thoại phím bấm, người cao tuổi… việc thông báo, thực hiện chuẩn hóa không thể qua ứng dụng cũng như trên web nên các doanh nghiệp phải cử nhân viên trực tiếp hỗ trợ.
Ông Nguyễn Phong Nhã - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông - cho biết, chỉ thuê bao nhận được tin nhắn mới cần đi cập nhật, do thông tin không trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trường hợp sử dụng SIM không chính chủ, đăng ký bằng giấy tờ cũ như chứng minh nhân dân nhưng khớp với cơ sở dữ liệu sẽ không thuộc diện chuẩn hóa đợt này.
Tuy nhiên, nhà mạng khuyến khích người dùng chủ động kiểm tra thông tin, sử dụng SIM chính chủ, chuyển sang số căn cước công dân để có đầy đủ quyền lợi.
Ngoài ra, Cục Viễn thông cũng khuyến cáo, hiện có những đối tượng lừa đảo lợi dụng thời điểm chuẩn hóa thông tin đã gọi điện dọa khách hàng trong vòng 2 tiếng phải ra cập nhật nếu không sẽ bị khóa SIM. Đây là những thông báo không chính xác.
Người dân chỉ đến cửa hàng làm thủ tục chuẩn hóa thông tin khi có tin nhắn của nhà mạng báo về. Ngoài ra, nhà mạng sử dụng số điện thoại tổng đài gọi điện người dân ra cửa hàng cập nhật thông tin.