Thịnh Lê
Well-known member
Mã nguồn mới và các thông tin trong cuộc họp nội bộ của Samsung đã bị rò rỉ trên Internet vì ChatGPT.
Theo TechRadar, các nhân viên của Samsung đã vô tình làm rò rỉ dữ liệu tuyệt mật trong khi sử dụng ChatGPT để hỗ trợ công việc của họ.
Samsung từng cho phép các kỹ sư tại chi nhánh bán dẫn của họ sử dụng AI để hỗ trợ khắc phục sự cố tồn tại trong mã nguồn. Nhưng khi làm như vậy, các nhân viên đã vô tình chia sẻ những dữ liệu bí mật với một dịch vụ bên thứ ba (OpenAI), chẳng hạn như chính mã nguồn cho một chương trình mới, ghi chú cuộc họp nội bộ, dữ liệu liên quan đến phần cứng.
Kết quả cuối cùng là chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, đã có ba trường hợp nhân viên bị rò rỉ thông tin nhạy cảm qua ChatGPT được ghi nhận. Vì ChatGPT giữ lại dữ liệu đầu vào của người dùng để tự đào tạo chính nó, nên những bí mật thương mại này của Samsung hiện đang nằm trong tay OpenAI.
Theo đó, một nhân viên của Samsung đã yêu cầu ChatGPT tối ưu hóa trình tự kiểm tra để xác định lỗi trong chip. Đây là thông tin bí mật của công ty, nhưng nhân viên đã bất chấp rủi ro về dữ liệu để thực hiện. Vì việc làm cho quy trình hoạt động được hiệu quả nhất sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho các công ty sản xuất chip trong việc kiểm tra và xác minh bộ xử lý, từ đó chi phí cũng giảm đi đáng kể.
Trong trường hợp khác, một nhân viên đã sử dụng ChatGPT để chuyển đổi ghi chú cuộc họp thành một tài liệu trình chiếu, nội dung của nó rõ ràng không phải là thứ mà Samsung muốn người ngoài biết được.
Samsung Electronics đã gửi cảnh báo tới nhân viên về những nguy cơ tiềm ẩn của việc rò rỉ thông tin bí mật sau sự cố, nói rằng dữ liệu đó không thể truy xuất được vì hiện được lưu trữ trên các máy chủ của OpenAI. Trong ngành công nghiệp bán dẫn, nơi cạnh tranh khốc liệt, bất kỳ loại rò rỉ dữ liệu nào cũng có thể gây ra thảm họa cho công ty có liên quan.
Có vẻ như Samsung không có quyền yêu cầu truy xuất hoặc xóa dữ liệu nhạy cảm mà OpenAI hiện đang nắm giữ. Một số người đã lập luận rằng chính điều này đã khiến ChatGPT không tuân thủ GDPR của Liên minh Châu Âu, đây là điều cốt lõi của luật điều chỉnh cách các công ty thu thập và sử dụng dữ liệu. Đó cũng là một trong những lý do khiến Ý hiện đã cấm sử dụng ChatGPT trên toàn quốc.
Theo TechRadar, các nhân viên của Samsung đã vô tình làm rò rỉ dữ liệu tuyệt mật trong khi sử dụng ChatGPT để hỗ trợ công việc của họ.
Samsung từng cho phép các kỹ sư tại chi nhánh bán dẫn của họ sử dụng AI để hỗ trợ khắc phục sự cố tồn tại trong mã nguồn. Nhưng khi làm như vậy, các nhân viên đã vô tình chia sẻ những dữ liệu bí mật với một dịch vụ bên thứ ba (OpenAI), chẳng hạn như chính mã nguồn cho một chương trình mới, ghi chú cuộc họp nội bộ, dữ liệu liên quan đến phần cứng.
Kết quả cuối cùng là chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, đã có ba trường hợp nhân viên bị rò rỉ thông tin nhạy cảm qua ChatGPT được ghi nhận. Vì ChatGPT giữ lại dữ liệu đầu vào của người dùng để tự đào tạo chính nó, nên những bí mật thương mại này của Samsung hiện đang nằm trong tay OpenAI.
Nhân viên Samsung làm rò rỉ dữ liệu khi sử dụng ChatGPT để hỗ trợ công việc.Theo đó, một nhân viên của Samsung đã yêu cầu ChatGPT tối ưu hóa trình tự kiểm tra để xác định lỗi trong chip. Đây là thông tin bí mật của công ty, nhưng nhân viên đã bất chấp rủi ro về dữ liệu để thực hiện. Vì việc làm cho quy trình hoạt động được hiệu quả nhất sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho các công ty sản xuất chip trong việc kiểm tra và xác minh bộ xử lý, từ đó chi phí cũng giảm đi đáng kể.
Trong trường hợp khác, một nhân viên đã sử dụng ChatGPT để chuyển đổi ghi chú cuộc họp thành một tài liệu trình chiếu, nội dung của nó rõ ràng không phải là thứ mà Samsung muốn người ngoài biết được.
Samsung Electronics đã gửi cảnh báo tới nhân viên về những nguy cơ tiềm ẩn của việc rò rỉ thông tin bí mật sau sự cố, nói rằng dữ liệu đó không thể truy xuất được vì hiện được lưu trữ trên các máy chủ của OpenAI. Trong ngành công nghiệp bán dẫn, nơi cạnh tranh khốc liệt, bất kỳ loại rò rỉ dữ liệu nào cũng có thể gây ra thảm họa cho công ty có liên quan.
Có vẻ như Samsung không có quyền yêu cầu truy xuất hoặc xóa dữ liệu nhạy cảm mà OpenAI hiện đang nắm giữ. Một số người đã lập luận rằng chính điều này đã khiến ChatGPT không tuân thủ GDPR của Liên minh Châu Âu, đây là điều cốt lõi của luật điều chỉnh cách các công ty thu thập và sử dụng dữ liệu. Đó cũng là một trong những lý do khiến Ý hiện đã cấm sử dụng ChatGPT trên toàn quốc.