Nhật Bản thu hút khách bằng ẩm thực thuần chay

nhatlinh2000

Well-known member
Ẩm thực Nhật Bản vốn được biết đến với việc sử dụng nhiều loại thịt và cá. Nhưng, hiện nay quốc gia này ngày càng nỗ lực đa dạng các lựa chọn cho người ăn thuần chay.


Nhật Bản thúc đẩy ẩm thực thuần chay. Ảnh: Never Ending Voyage.

Nhật Bản thúc đẩy ẩm thực thuần chay. Ảnh: Never Ending Voyage.
So với phương Tây, ăn chay và ăn thuần chay không quá phổ biến tại Nhật Bản. Cô Tina Bui (36 tuổi), một người ăn thuần chay đến từ San Francisco (Mỹ), cho biết các lựa chọn ẩm thực chay ở Nhật Bản bị hạn chế hơn so với ở Mỹ.
"Các món ăn chay chỉ đủ để tôi 'sống sót' trong một chuyến đi ngắn", du khách này cho hay.
Nhằm đa dạng nền ẩm thực, kích cầu khách du lịch quốc tế, Tokyo và các thành phố khác tại Nhật Bản đã mở rộng lựa chọn thực phẩm, bao gồm cả ẩm thực chay.
Cố gắng thay đổi
Chính quyền Tokyo đã tổ chức các cuộc hội thảo dành cho các chủ nhà hàng. Các chuyên gia được cử đến, giúp các nhà hàng phát triển các món ăn mới trong thực đơn, giới thiệu các nguyên liệu thay thế cho mảnh cá khô hoặc nước hầm xương heo.
Ông Katsumi Kusumoto, chủ nhà hàng Saido, chuyên phục vụ món ăn truyền thống Nhật Bản với nguyên liệu thuần chay, như món lươn nướng làm từ đậu phụ và rau, cho hay: “Ở Tokyo có rất nhiều nhà hàng được gắn sao Michelin. Nhưng, so với các thành phố khác trên thế giới, Tokyo có rất ít nhà hàng chay và thuần chay".
Ông Kusumoto cho biết thêm rằng khoảng một nửa số khách hàng tại nhà hàng của ông là khách du lịch nước ngoài và có xu hướng ăn đồ chay. Chủ nhà hàng này cho rằng ẩm thực Nhật Bản cần thiết bổ sung các món ăn chay vào thực đơn.

Gia vị dashi thường được dùng để chế biến món thuần chay Nhật Bản. Ảnh: Just One Cookbook.
am thuc Nhat Ban anh 1

am thuc Nhat Ban anh 1
Gia vị dashi thường được dùng để chế biến món thuần chay Nhật Bản. Ảnh: Just One Cookbook.
Bà Haruko Kawano, người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận VegeProject Japan, cũng đang nỗ lực giúp Tokyo thúc đẩy nền ẩm thực toàn diện hơn. “Rất nhiều nhà hàng nghĩ rằng việc chế biến các món ăn thuần chay là rất khó. Bởi, ở Nhật Bản, có rất ít người ăn chay hoặc thuần chay. Do đó, chủ nhà hàng không biết về các món chay cũng như nhu cầu của người ăn chay", bà Haruko Kawano phân tích.
Bà Kawano cho biết thêm rằng một số đầu bếp lo lắng rằng họ sẽ cần một nhà bếp riêng biệt hoặc phải tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt. Đặc biệt là chế biến món ăn với ẩm thực halal (luật thực phẩm cho người Hồi giáo) hoặc kosher (luật thực phẩm cho người Do Thái).
Mặt khác, một số nhà hàng miễn cưỡng sử dụng bột dashi (một loại gia vị thuần chay). "Có một số loại gia vị dashi rất ngon, mà không phải chế biến từ động vật. Nếu các đầu bếp hiểu hương vị của loại nước dùng này, họ có thể làm ra những món ăn Nhật Bản rất ngon và đẹp mắt”, Bà Kawano nói.
Gần đây, VegeProject đã tham gia vào một thử nghiệm nhằm biến thị trấn Ikaho (Gunma) thành một mô hình thu hút khách du lịch ăn chay. Các thành phố khác cũng có những nỗ lực tương tự. Thành phố Sapporo đã đăng tải một loạt video trực tuyến về các nhà hàng và quán cà phê chay.
Truyền thống ăn chay đã có từ lâu
Dữ liệu về người ăn chay và thuần chay ở Nhật Bản rất thưa thớt. Theo các cuộc khảo sát, một tỷ lệ nhỏ dân số tuân theo chế độ ăn chay. Nhưng, khái niệm này không phải là mới ở đất nước này. Ẩm thực chay của Phật giáo, được gọi là “shojin ryori”, đã tồn tại hàng trăm năm ở Nhật Bản.
Ngày nay, ẩm thực chay Phật giáo được phục vụ chủ yếu tại các đền thờ và nhà hàng chuyên biệt. Ngoài nó, nó còn được phục vụ tại một lớp học nấu ăn ở Kamakura, điểm đến du lịch biển nổi tiếng gần Tokyo.

Các món ăn chay tại Nhật Bản đã có truyền thống lâu đời. Ảnh: The Shooting Star.
am thuc Nhat Ban anh 2

am thuc Nhat Ban anh 2
Các món ăn chay tại Nhật Bản đã có truyền thống lâu đời. Ảnh: The Shooting Star.
Đồng thời, các món ăn chay tại Nhật Bản cũng thu hút sự quan tâm của các đầu bếp trên thế giới. Trong một hội thảo ẩm thực chay Phật giáo Nhật Bản, chuyên gia Mari Fujii (72 tuổi), người hướng dẫn 5 vị khách đến từ Thụy Điển, Venezuela, Ấn Độ và Mỹ cách chế biến món súp rau “kenchinjiru” và một số món ăn kèm, cho biết:
“Những người tham gia hội thảo đa phần là người ăn chay. Nhưng cũng có những người quan tâm và muốn biết thêm về triết lý cũng như nền tảng của món ăn chay Nhật Bản".
Ăn chay ở Nhật Bản vẫn còn là một thách thức. Tuy nhiên, những năm gần đây, các nhà hàng tại quốc gia này đã nỗ lực thay đổi nền ẩm thực trở nên phong phú hơn, phục vụ đa dạng nhóm khách du lịch.
Bà Ashley van Gool, Giám đốc của Izakaya Masaka, khẳng định Tokyo sẽ trở nên đa dạng về ẩm thực như New York, London và các thành phố khác trên toàn cầu.
“Bất chấp khó khăn, ẩm thực Nhật Bản đã được cải thiện trong những năm qua. Các nhà hàng bắt đầu cung cấp một hoặc 2 món chay, sau đó mở rộng thực đơn", vị giám đốc này nói.
 
Bên trên