luongphuthinh0801
Well-known member
App Store hiện là một trong những kho ứng dụng lớn nhất hiện nay. Dù được đánh giá là đơn vị có mức độ kiểm duyệt gắt gao và chặt chẽ, song Apple vẫn khó có thể kiểm soát được toàn bộ các ứng dụng có mặt trên cửa hàng của mình. Do đó, sẽ có nhiều ứng dụng giả mạo và lừa đảo có thể gây hại cho thiết bị cũng như ảnh hưởng tới trải nghiệm của người dùng, chẳng hạn như một số ứng dụng giả mạo ChatGPT xuất hiện trên trong thời gian gần đây.
Theo nhà nghiên cứu Alex Kleber, trên AppStore có hàng chục nghìn ứng dụng giả mạo ChatGPT, sử dụng biểu tượng và hình ảnh của phiên bản gốc để gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Khi tìm kiếm OpenAI hoặc ChatGPT, App Store sẽ hiển thị một danh sách dài các ứng dụng giả mạo với thông tin là sẽ cung cấp mô hình ngôn ngữ hoặc chatbot AI thông minh. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn sử dụng, đa số các ứng dụng này đều sẽ yêu cầu người dùng trả phí hoặc mua số lượng ký tự để tiếp tục quá trình trải nghiệm. Tất cả các ứng dụng giả mạo này đều đưa ra một mức phí tương đối cao, trong khi đó công ty OpenAI đang cung cấp dịch vụ chatbot AI miễn phí trên nền web và phiên bản trả phí có giá chỉ 20 USD/tháng.
Ngoài ra, Chatbot Bing của Microsoft hay Google Bard của Google cũng đều được miễn phí khi sử dụng. Vì vậy, người dùng nên thực sự cảnh giác với tất cả các ứng dụng giả mạo xuất hiện tràn làn trên App Store hiện nay. Hãy tìm hiểu kỹ và chỉ nên sử dụng các ứng dụng Chat GPT từ nhà cung cấp uy tín, có tên tuổi và truyền thông đáng tin cậy.
Về phía Apple, Kleber đang yêu cầu công ty nên có động thái nghiêm khắc hơn đối với các ứng dụng lừa đảo kể trên để giúp người dùng hạn chế bị mất tiền. Những nhà phát triển thứ ba đang cố tình chuộc lợi từ các cá nhân người dùng thiếu hiểu biết và thu về cho mình những khoản lợi nhuận bất chính. Vì vậy, không chỉ cảnh giác cho mình, hãy chia sẻ với mọi người xung quanh để tránh được những vấn đề, tổn thất không đáng có.
Theo nhà nghiên cứu Alex Kleber, trên AppStore có hàng chục nghìn ứng dụng giả mạo ChatGPT, sử dụng biểu tượng và hình ảnh của phiên bản gốc để gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Khi tìm kiếm OpenAI hoặc ChatGPT, App Store sẽ hiển thị một danh sách dài các ứng dụng giả mạo với thông tin là sẽ cung cấp mô hình ngôn ngữ hoặc chatbot AI thông minh. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn sử dụng, đa số các ứng dụng này đều sẽ yêu cầu người dùng trả phí hoặc mua số lượng ký tự để tiếp tục quá trình trải nghiệm. Tất cả các ứng dụng giả mạo này đều đưa ra một mức phí tương đối cao, trong khi đó công ty OpenAI đang cung cấp dịch vụ chatbot AI miễn phí trên nền web và phiên bản trả phí có giá chỉ 20 USD/tháng.
Ngoài ra, Chatbot Bing của Microsoft hay Google Bard của Google cũng đều được miễn phí khi sử dụng. Vì vậy, người dùng nên thực sự cảnh giác với tất cả các ứng dụng giả mạo xuất hiện tràn làn trên App Store hiện nay. Hãy tìm hiểu kỹ và chỉ nên sử dụng các ứng dụng Chat GPT từ nhà cung cấp uy tín, có tên tuổi và truyền thông đáng tin cậy.
Về phía Apple, Kleber đang yêu cầu công ty nên có động thái nghiêm khắc hơn đối với các ứng dụng lừa đảo kể trên để giúp người dùng hạn chế bị mất tiền. Những nhà phát triển thứ ba đang cố tình chuộc lợi từ các cá nhân người dùng thiếu hiểu biết và thu về cho mình những khoản lợi nhuận bất chính. Vì vậy, không chỉ cảnh giác cho mình, hãy chia sẻ với mọi người xung quanh để tránh được những vấn đề, tổn thất không đáng có.