Nguyễn Mai
Well-known member
Nhộng ong được coi là "thần dược" do có hàm lượng calo cao, giàu các loại vitamin... Tuy nhiên, nhộng ong cũng là loại thực phẩm dễ gây dị ứng nếu chế biến không đúng cách.
Từ lâu, nhộng ong đã được biết đến là một món ăn rất giàu năng lượng, vitamin và khoáng chất, có tác dụng bồi bổ sức khỏe và trị nhiều bệnh cho mọi lứa tuổi.
Vì sao nhộng ong được coi là "thần dược"?
Nghiên cứu đã cho thấy nhộng ong là loại thức ăn chứa hàm lượng calo cao, giàu vitamin, nhất là vitamin nhóm B (B2, B3 – Niacin, B1, B6, B12), vitamin E, K; giàu khoáng chất và các nguyên tố vi lượng thiết yếu như sắt, đồng, mangan, muối khoáng…
Nhộng ong có hai loại được sử dụng là nhộng ong nuôi (ong mật) và nhộng ong vò vẽ.
Nhộng ong nuôi có vị hơi ngọt, lạnh, không độc, có tác dụng sát khuẩn, chống tổn thương suy yếu nội tạng, ích khí, chống lão suy, làm nhan sắc tươi nhuận, da dẻ mịn màng. Nhộng ong nuôi dưới dạng sống hoặc tẩm bột và bơ rồi chiên vàng để làm thuốc bồi dưỡng, nâng cao thể lực. Nhộng ong vò vẽ có thân mềm, màu trắng ngà, chứa nhiều acid amin, chất béo, vitamin, đường và muối khoáng. Dược liệu có vị ngọt, mặn, tính mát, có độc, tác dụng giảm đau, chống nôn, tăng lực, bền cơ. Theo các nhà khoa học, nhộng ong rừng chứa nhiều chất béo, đường, acid amin, vitamin và muối khoáng, ngoài ra, còn có nhiều vitamin A, B1, B2, C, PP và các chất khoáng như canxi, phốt-pho. Vì thế, trong kho tàng y học dân gian, nhộng ong vò vẽ được sử dụng làm thuốc. Nhộng ong vò vẽ tuy lành tính, song có những trường hợp có thể bị dị ứng khi ăn nhộng ong do cơ địa không hợp. Vì thế, nên ăn thử trước một ít, nếu không thấy các biểu hiện mẩn ngứa, mặt đỏ bừng, choáng váng, đau bụng, nôn mửa,... trên thì có thể ăn tiếp.
Nhộng ong là món cao lương mỹ vị, thời xa xưa chỉ có vua chúa mới được thưởng thức.
Công dụng của nhộng ong
Theo Đông y, nhộng ong có hiệu quả rõ rệt đối với bệnh suy dương, già trước tuổi, tóc khô, tóc bạc sớm. Nhộng ong có tác bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực và khả năng sinh sản. Đồng thời có tác dụng đặc biệt đối với những người bị suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay quên và chứng vô sinh ở phụ nữ.
Do chứa nhiều đạm và vitamin nhóm B, giàu khoáng chất và các axit amin thiết yếu nên nhộng ong rất tốt đối với người gầy yếu, trẻ nhỏ biếng ăn, còi xương, chậm phát triển thể chất. Tác dụng của nhộng ong giúp khử trùng, ngăn ngừa tổn thương các cơ quan nội tạng, ích khí, làm chậm lão hóa, làm đẹp và làn da mịn màng...
Nhộng của ong còn có tác dụng đặc biệt đối với những người bị suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay quên, hiếm muộn nữ.
Trong nhộng ong có chứa nhiều canxi và phốt pho nên giúp phòng chống còi xương cho trẻ, có lợi cho người bệnh thận, rất tốt cho người bị bệnh xương khớp.
Nhộng ong có rất nhiều cách chế biến như ăn sống, ngâm rượu hay chế biến thành các món ăn như chiên, xào, nấu cháo.
Cách sử dụng và chế biến nhộng ong
Nhộng ong có rất nhiều cách chế biến như ăn sống, ngâm rượu hay chế biến thành các món ăn như chiên, xào, nấu cháo. Dưới đây là các món phổ biến, dễ làm:
- Nhộng ong chúa xào ớt chuông: Nhộng ong rừng. Ớt chuông màu xanh và màu đỏ, hành. Các gia vị: nước mắm, hạt nêm, mì chính.
Cách chế biến: Nhộng ong trần qua với nước nóng. Ớt chuông rửa sạch bỏ cuống, hành tây bóc vỏ rửa sạch rồi thái ớt chuông và hành thành hình hạt lựu. Phi thơm hành, cho hành tây, ớt chuông vào trong chảo xào cho vừa chín tới thì bạn hãy tiếp tục cho nhộng vào chảo xào cho chín, nêm các gia vị. Món ăn dễ chế biến để thay đổi những bữa ăn của gia đình và đem đến những hương vị độc đáo mới lạ lại bổ dưỡng.
- Nhộng ong xào lá chanh: Nhộng ong: 200gr, lá chanh. Các gia vị: nước mắm, hạt nêm, mì chính.
Cách chế biến: Luộc nhộng trong nồi nước sôi vài phút, vớt ra, rút phần ruột đen và để ráo. Đặt chảo trên lửa nhỏ, đun nóng chảo rồi đổ nhộng vào rang đều tay tầm 10 phút. Khi thấy nhộng khô khô, cho dâu ăn, nước mắm xào đến khi nhộng ong khô lại. rắc lá chanh đã được thái nhỏ, đảo nhanh bắc xuống bếp.
- Nhộng ong xào măng chua: Nhộng ong: 200g. Măng chua: 200gr. Các gia vị: Dầu ăn, tỏi, hành lá, mùi tàu, gia vị đủ dùng.
Cách chế biến: Nhộng ong trần qua nước nóng. Cho nhộng vào ướp với gia vị tầm 30 phút. Mắng chua rửa sạch, đẻ ráo nước. Phi thơm tỏi , au đó cho lần lượt nhộng, măng chua, ngò gai, ớt vào chảo xào đều tay khoảng 5 phút thì tắt bếp.
- Nhộng ong ngâm mật ong: Ngâm 200gr nhộng ong với 1 lít rượu gạo loại tốt 45 độ, đậy kín và lắc đều để 3 ngày sau là có thể sử dụng được.
Những lưu ý khi bị dị ứng nhộng ong
Hiện tượng dị ứng khi ăn nhộng ong xảy ra khi hệ miễn dịch bị quá mẫn, đặc biệt là tình trạng quá mẫn với lượng lớn protein "lạ" có trong nhộng ong. Mặt khác, việc bảo quản và chế biến nhộng ong không đúng cách có thể làm sản sinh ra nhiều độc tố, điều này sẽ làm tăng nguy cơ khiến người dùng bị dị ứng với nhộng.
Các dấu hiệu dị ứng khi ăn nhộng ong có thể xuất hiện ngay sau khi ăn, sau đó vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày. Tùy thuộc vào số lượng nhộng ong mà người đó ăn vào và cơ địa mỗi người mà phản ứng dị như: xuất hiện các nốt sẩn hoặc nốt ban trên bề mặt da. Ngứa gãi liên tục. Hắt hơi, ngứa mũi, chảy mũi, nghẹt mũi.Lên cơn hen suyễn. sưng môi, sưng lưỡi và cổ họng. Buồn nôn, nôn ói, ăn chậm tiêu, tiêu chảy, đau quặn bụng…
Sơ cứu tại chỗ khi dị ứng nhộng ong có thể áp dụng những cách sau: Gây nôn, cố đẩy hết lượng thức ăn ra ngoài;. Uống vitamin C, nước chanh cũng có tác dụng ức chế phản ứng dị ứng, giúp thải độc.
Việc thăm khám bác sĩ và tìm cách chữa dị ứng khi ăn nhộng ong là vô cùng cần thiết do đó nếu thấy cơ thể có biểu hiện bị dị ứng, sốc phản vệ sau khi ăn nhộng, bạn nên tới bệnh viện đẻ được cứu chữa kịp thời.
Từ lâu, nhộng ong đã được biết đến là một món ăn rất giàu năng lượng, vitamin và khoáng chất, có tác dụng bồi bổ sức khỏe và trị nhiều bệnh cho mọi lứa tuổi.
Vì sao nhộng ong được coi là "thần dược"?
Nghiên cứu đã cho thấy nhộng ong là loại thức ăn chứa hàm lượng calo cao, giàu vitamin, nhất là vitamin nhóm B (B2, B3 – Niacin, B1, B6, B12), vitamin E, K; giàu khoáng chất và các nguyên tố vi lượng thiết yếu như sắt, đồng, mangan, muối khoáng…
Nhộng ong có hai loại được sử dụng là nhộng ong nuôi (ong mật) và nhộng ong vò vẽ.
Nhộng ong nuôi có vị hơi ngọt, lạnh, không độc, có tác dụng sát khuẩn, chống tổn thương suy yếu nội tạng, ích khí, chống lão suy, làm nhan sắc tươi nhuận, da dẻ mịn màng. Nhộng ong nuôi dưới dạng sống hoặc tẩm bột và bơ rồi chiên vàng để làm thuốc bồi dưỡng, nâng cao thể lực. Nhộng ong vò vẽ có thân mềm, màu trắng ngà, chứa nhiều acid amin, chất béo, vitamin, đường và muối khoáng. Dược liệu có vị ngọt, mặn, tính mát, có độc, tác dụng giảm đau, chống nôn, tăng lực, bền cơ. Theo các nhà khoa học, nhộng ong rừng chứa nhiều chất béo, đường, acid amin, vitamin và muối khoáng, ngoài ra, còn có nhiều vitamin A, B1, B2, C, PP và các chất khoáng như canxi, phốt-pho. Vì thế, trong kho tàng y học dân gian, nhộng ong vò vẽ được sử dụng làm thuốc. Nhộng ong vò vẽ tuy lành tính, song có những trường hợp có thể bị dị ứng khi ăn nhộng ong do cơ địa không hợp. Vì thế, nên ăn thử trước một ít, nếu không thấy các biểu hiện mẩn ngứa, mặt đỏ bừng, choáng váng, đau bụng, nôn mửa,... trên thì có thể ăn tiếp.
Nhộng ong là món cao lương mỹ vị, thời xa xưa chỉ có vua chúa mới được thưởng thức.
Công dụng của nhộng ong
Theo Đông y, nhộng ong có hiệu quả rõ rệt đối với bệnh suy dương, già trước tuổi, tóc khô, tóc bạc sớm. Nhộng ong có tác bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực và khả năng sinh sản. Đồng thời có tác dụng đặc biệt đối với những người bị suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay quên và chứng vô sinh ở phụ nữ.
Do chứa nhiều đạm và vitamin nhóm B, giàu khoáng chất và các axit amin thiết yếu nên nhộng ong rất tốt đối với người gầy yếu, trẻ nhỏ biếng ăn, còi xương, chậm phát triển thể chất. Tác dụng của nhộng ong giúp khử trùng, ngăn ngừa tổn thương các cơ quan nội tạng, ích khí, làm chậm lão hóa, làm đẹp và làn da mịn màng...
Nhộng của ong còn có tác dụng đặc biệt đối với những người bị suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay quên, hiếm muộn nữ.
Trong nhộng ong có chứa nhiều canxi và phốt pho nên giúp phòng chống còi xương cho trẻ, có lợi cho người bệnh thận, rất tốt cho người bị bệnh xương khớp.
Nhộng ong có rất nhiều cách chế biến như ăn sống, ngâm rượu hay chế biến thành các món ăn như chiên, xào, nấu cháo.
Cách sử dụng và chế biến nhộng ong
Nhộng ong có rất nhiều cách chế biến như ăn sống, ngâm rượu hay chế biến thành các món ăn như chiên, xào, nấu cháo. Dưới đây là các món phổ biến, dễ làm:
- Nhộng ong chúa xào ớt chuông: Nhộng ong rừng. Ớt chuông màu xanh và màu đỏ, hành. Các gia vị: nước mắm, hạt nêm, mì chính.
Cách chế biến: Nhộng ong trần qua với nước nóng. Ớt chuông rửa sạch bỏ cuống, hành tây bóc vỏ rửa sạch rồi thái ớt chuông và hành thành hình hạt lựu. Phi thơm hành, cho hành tây, ớt chuông vào trong chảo xào cho vừa chín tới thì bạn hãy tiếp tục cho nhộng vào chảo xào cho chín, nêm các gia vị. Món ăn dễ chế biến để thay đổi những bữa ăn của gia đình và đem đến những hương vị độc đáo mới lạ lại bổ dưỡng.
- Nhộng ong xào lá chanh: Nhộng ong: 200gr, lá chanh. Các gia vị: nước mắm, hạt nêm, mì chính.
Cách chế biến: Luộc nhộng trong nồi nước sôi vài phút, vớt ra, rút phần ruột đen và để ráo. Đặt chảo trên lửa nhỏ, đun nóng chảo rồi đổ nhộng vào rang đều tay tầm 10 phút. Khi thấy nhộng khô khô, cho dâu ăn, nước mắm xào đến khi nhộng ong khô lại. rắc lá chanh đã được thái nhỏ, đảo nhanh bắc xuống bếp.
- Nhộng ong xào măng chua: Nhộng ong: 200g. Măng chua: 200gr. Các gia vị: Dầu ăn, tỏi, hành lá, mùi tàu, gia vị đủ dùng.
Cách chế biến: Nhộng ong trần qua nước nóng. Cho nhộng vào ướp với gia vị tầm 30 phút. Mắng chua rửa sạch, đẻ ráo nước. Phi thơm tỏi , au đó cho lần lượt nhộng, măng chua, ngò gai, ớt vào chảo xào đều tay khoảng 5 phút thì tắt bếp.
- Nhộng ong ngâm mật ong: Ngâm 200gr nhộng ong với 1 lít rượu gạo loại tốt 45 độ, đậy kín và lắc đều để 3 ngày sau là có thể sử dụng được.
Những lưu ý khi bị dị ứng nhộng ong
Hiện tượng dị ứng khi ăn nhộng ong xảy ra khi hệ miễn dịch bị quá mẫn, đặc biệt là tình trạng quá mẫn với lượng lớn protein "lạ" có trong nhộng ong. Mặt khác, việc bảo quản và chế biến nhộng ong không đúng cách có thể làm sản sinh ra nhiều độc tố, điều này sẽ làm tăng nguy cơ khiến người dùng bị dị ứng với nhộng.
Các dấu hiệu dị ứng khi ăn nhộng ong có thể xuất hiện ngay sau khi ăn, sau đó vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày. Tùy thuộc vào số lượng nhộng ong mà người đó ăn vào và cơ địa mỗi người mà phản ứng dị như: xuất hiện các nốt sẩn hoặc nốt ban trên bề mặt da. Ngứa gãi liên tục. Hắt hơi, ngứa mũi, chảy mũi, nghẹt mũi.Lên cơn hen suyễn. sưng môi, sưng lưỡi và cổ họng. Buồn nôn, nôn ói, ăn chậm tiêu, tiêu chảy, đau quặn bụng…
Sơ cứu tại chỗ khi dị ứng nhộng ong có thể áp dụng những cách sau: Gây nôn, cố đẩy hết lượng thức ăn ra ngoài;. Uống vitamin C, nước chanh cũng có tác dụng ức chế phản ứng dị ứng, giúp thải độc.
Việc thăm khám bác sĩ và tìm cách chữa dị ứng khi ăn nhộng ong là vô cùng cần thiết do đó nếu thấy cơ thể có biểu hiện bị dị ứng, sốc phản vệ sau khi ăn nhộng, bạn nên tới bệnh viện đẻ được cứu chữa kịp thời.