Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Đền Hùng có cây vạn tuế 800 tuổi, cột đá thề mã não, giếng Rồng gắn liền với sự tích mẹ Âu Cơ chăm con.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng là quần thể đền chùa thờ các vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh (Việt Trì, Phú Thọ), cách Hà Nội khoảng 90 km. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, du khách sẽ lần lượt tới đền Hạ, chùa Thiên Quang, đền Trung, đền Thượng. Từ đó, đi xuống phía tây nam là đền Giếng. Trong hình là cổng đền Hùng cao 8,5 m, phần trên trang trí họa tiết lưỡng long chầu nguyệt.
Ngay trước chùa Thiên Quang là cây vạn tuế được các nhà khoa học ước tính đã 800 tuổi. Đây là một trong những cây có tuổi đời cao nhất ở đền Hùng. Cây cao hơn 5 m, đường kính gốc khoảng 35 cm, thân nghiêng khoảng 30 độ. Để bảo đảm an toàn cho cây, khu di tích đã làm cột chống. Cây có ba nhánh tỏa ra các hướng, tượng trưng cho ba miền Bắc - Trung- Nam chung một cội nguồn.
Ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm đền Hùng. Người đã ngồi dưới cây vạn tuế và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô. Câu nói "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" ra đời dịp này.
Từ đền Hạ bước hơn 150 bậc đá, du khách lên tới đền Trung còn có tên gọi là Hùng Vương tổ miếu. Ở sân đền có một bộ bàn đá 8 chỗ ngồi. Những viên đá dẹt mộc mạc, ngả màu theo thời gian. Tương truyền đây là nơi các vua Hùng cùng với các lạc hầu, lạc tướng bàn việc nước.
Từ đền Trung đi tiếp hơn 100 bậc đá sẽ đến đền Thượng - nơi các vua Hùng làm lễ tế Trời đất, thần Núi và thần Lúa. Đền có tên chữ là Kính thiên lĩnh điện, nghĩa là điện thờ trời. Đây cũng là địa điểm chính diễn ra các nghi thức quan trọng nhất trong ngày giỗ Tổ.
Cột đá thề nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, bên phải đền Thượng. Theo tích xưa, Hùng Vương thứ 18 không có con trai, nghe lời con rể là Tản Viên nhường ngôi cho người cháu họ là Thục Phán. Cảm kích, Thục Phán dựng cột đá trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thề: Nước Nam sẽ trường tồn, miếu thờ Hùng Vương sẽ còn mãi.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng là quần thể đền chùa thờ các vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh (Việt Trì, Phú Thọ), cách Hà Nội khoảng 90 km. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, du khách sẽ lần lượt tới đền Hạ, chùa Thiên Quang, đền Trung, đền Thượng. Từ đó, đi xuống phía tây nam là đền Giếng. Trong hình là cổng đền Hùng cao 8,5 m, phần trên trang trí họa tiết lưỡng long chầu nguyệt.
Ngay trước chùa Thiên Quang là cây vạn tuế được các nhà khoa học ước tính đã 800 tuổi. Đây là một trong những cây có tuổi đời cao nhất ở đền Hùng. Cây cao hơn 5 m, đường kính gốc khoảng 35 cm, thân nghiêng khoảng 30 độ. Để bảo đảm an toàn cho cây, khu di tích đã làm cột chống. Cây có ba nhánh tỏa ra các hướng, tượng trưng cho ba miền Bắc - Trung- Nam chung một cội nguồn.
Ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm đền Hùng. Người đã ngồi dưới cây vạn tuế và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô. Câu nói "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" ra đời dịp này.
Từ đền Hạ bước hơn 150 bậc đá, du khách lên tới đền Trung còn có tên gọi là Hùng Vương tổ miếu. Ở sân đền có một bộ bàn đá 8 chỗ ngồi. Những viên đá dẹt mộc mạc, ngả màu theo thời gian. Tương truyền đây là nơi các vua Hùng cùng với các lạc hầu, lạc tướng bàn việc nước.
Từ đền Trung đi tiếp hơn 100 bậc đá sẽ đến đền Thượng - nơi các vua Hùng làm lễ tế Trời đất, thần Núi và thần Lúa. Đền có tên chữ là Kính thiên lĩnh điện, nghĩa là điện thờ trời. Đây cũng là địa điểm chính diễn ra các nghi thức quan trọng nhất trong ngày giỗ Tổ.
Cột đá thề nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, bên phải đền Thượng. Theo tích xưa, Hùng Vương thứ 18 không có con trai, nghe lời con rể là Tản Viên nhường ngôi cho người cháu họ là Thục Phán. Cảm kích, Thục Phán dựng cột đá trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thề: Nước Nam sẽ trường tồn, miếu thờ Hùng Vương sẽ còn mãi.