Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Chiêm ngưỡng nghệ thuật đương đại giữa lòng phố cổ, tìm hiểu ẩm thực qua trăm năm phát triển của Hong Kong (Trung Quốc).
Hong Kong nổi tiếng với những khu phố cổ, nền ẩm thực trứ danh, điểm tham quan đẹp nịnh mắt, và những bảo tàng đầy quyến rũ mà không phải du khách nào cũng biết. Lần tới đến Hong Kong, hãy thử đổi gió và tìm đến những điểm tham quan này để có một chuyến đi giàu trải nghiệm.
“Mờ mắt, nổ não” với bảo tàng nghệ thuật thị giác M+
Với diện tích hơn 65.000 mét vuông, M+ là một trong những bảo tàng nghệ thuật đương đại lớn nhất thế giới, gần gấp đôi diện tích của bảo tàng Tate Modern ở London.
Ảnh: Berk Ozdemir/Alamy.
Đến với M+, du khách có thể tìm hiểu về văn hóa thị giác, nghĩa là gồm nghệ thuật, thiết kế, thời trang, phim ảnh, và kiến trúc. Công trình trị giá 750 triệu USD này được ví như viên ngọc quý của Khu văn hóa Tây Cửu Long, tự hào với bộ sưu tập hơn 8.000 tác phẩm đặt ở 33 phòng trưng bày. Nơi đây còn được mệnh danh là bộ sưu tập đương đại lớn nhất của văn hóa Trung Quốc.
Không chỉ là nơi du khách đến chiêm ngưỡng nghệ thuật, đây còn là nơi giới chuyên môn tìm đến và trao đổi chuyện nghề, nơi tổ chức những buổi hội thảo và triển lãm chuyên môn. Bên trong bảo tàng có quán sushi Kiyotomo do nhà thiết kế Kuramata Hiro người Nhật tự tay tạo tác, là điểm nhấn của văn hóa Nhật trong công trình khổng lồ.
Lạc lối ở bảo tàng về bảo vật văn hóa Trung Quốc
Cách không xa M+, Bảo tàng Cung điện Hồng Kông là một khu phức hợp nghệ thuật khác trong Khu Văn hóa Tây Cửu Long. Nơi đây có bộ sưu tập hơn 900 hiện vật vô giá, nhiều món đồ cổ từ nhà Minh và nhà Thanh, hoặc sưu tập từ Bảo tàng Cung điện Quốc gia tại Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh.
Ảnh: Hong Kong Palace Museum.
Nổi bật nhất tại đây là không ít cổ vật được trưng bày lần đầu tiên cho công chúng chiêm ngưỡng. Các triển lãm theo chuyên đề lồng ghép kiến thức giúp khách tham quan hiểu thêm về văn hóa cổ xưa của Trung Quốc, chẳng hạn những di vật khảo cổ ở Tứ Xuyên có niên đại 4.500 năm, hé lộ một nền văn hóa cổ xưa với những món đồ làm từ ngọc bích, vàng, đồng và gốm sứ.
Say đắm với đồ cổ Trung Hoa
Bảo tàng Nghệ thuật Hồng Kông là bảo tàng nghệ thuật công cộng đầu tiên của Hồng Kông được mở cửa từ năm 1962, tọa lạc cạnh bến phà trung tâm của thành phố. Sau thời gian vận hành trong âm thầm, năm 2019 nơi đây đã khai trương trở lại với cách tổ chức, trưng bày hoàn toàn mới.
Ảnh: Hong Kong Museum of Art.
Nếu bạn là người yêu thích cổ vật, thư pháp và nghệ thuật Trung Hoa, Hong Kong xưa, nơi đây chắc chắn khiến bạn thấy thỏa mãn. Bộ sưu tập của bảo tàng chứa hơn 19.000 tác phẩm, nổi bật gồm có đồ sứ trắng lam, tranh kính nghệ thuật,...
Hong Kong trải qua quá trình đô thị hóa mạnh mẽ vào thập niên 1920, dòng người từ khắp nơi kéo đến lập nghiệp, kéo theo nghệ thuật của thành phố này cũng phát triển rực rỡ. Bảo tàng không chỉ trưng bày, mà còn cung cấp nhiều tài liệu để du khách hiểu thêm về trăm năm lịch sử nghệ thuật ở nơi đây. Các bậc cha mẹ cũng có thể dẫn con cái tới, vì bảo tàng còn có những khóa học miễn phí phù hợp với trẻ em.
Những trải nghiệm sống động tuyệt đỉnh
Nói không ngoa nếu cho rằng mua sắm là môn thể thao quốc gia của Hong Kong. Thành phố này nổi tiếng với thị trường sôi động và người tiêu dùng không ngại chi tiền. Do đó, K11 MUSEA là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa, nghệ thuật và lối sống shopping. Bảo tàng lấy bối cảnh ở khu Victoria Dockside náo nhiệt của bán đảo Cửu Long, trình bày một cách sáng tạo cuộc sống năng động của người dân tại đây, đem đến những trải nghiệm phong phú nhất về nghệ thuật, văn hóa, giải trí, ẩm thực và đặc biệt là ngành bán lẻ của khu vực.
Ảnh: K11 MUSEA.
Doanh nhân Adrian Cheng đã làm việc với hơn 100 nghệ sĩ, kiến trúc sư và nhà thiết kế quốc tế để tạo ra cái mà họ gọi là “không gian tối ưu cho tất cả mọi người cùng đi vào hành trình của trí tưởng tượng”. Điều này có nghĩa là du khách sẽ đi lướt qua những cửa hàng sang trọng dưới một không gian kiến trúc cực kỳ ấn tượng, lấy cảm hứng từ các sự kiện và các mối hợp tác nghệ thuật đẳng cấp thế giới.
Cả thế giới dệt may hiện ra trước mắt
Trung tâm Nghệ thuật và Dệt may Di sản, hay còn gọi là CHAT, tọa lạc tại The Mills - một không gian bán lẻ, văn hóa và nghệ thuật nằm trong một nhà máy dệt cũ đã được chuyển đổi công năng từ những năm 1950.
Ảnh: CHAT.
Vị trí của bảo tàng không phải ngẫu nhiên, mà nơi đây từng ghi nhận những bước tiến lớn trong ngành dệt may ở Hong Kong, dẫn đến sự phát triển vượt bậc của thành phố này vào giữa thế kỷ trước. Vào những năm 1950, Hong Kong là một trong những nơi xuất khẩu dệt may lớn nhất châu Á với 30% dân số làm việc trong ngành này.
Du khách có thể thử sức mình với các máy kéo sợi bông truyền thống, tạo nên những bộ quần áo sở hữu nhãn hiệu là tên của chính mình. Khách tham quan thậm chí có thể trải nghiệm cuộc sống trong các nhà máy dệt ở thời hoàng kim sản xuất bông bằng công nghệ VR.
Đón đầu xu hướng nghệ thuật của tương lai
Rossi & Rossi không phải là bảo tàng truyền thống mà chỉ là một phòng trưng bày nghệ thuật, tuy nhiên đây vẫn là một nơi cực kỳ đáng ghé tới để chiêm ngưỡng nghệ thuật đương đại, những xu hướng nghệ thuật mới trên thế giới.
Ảnh: Rossi & Rossi.
Mục đích của phòng trưng bày này là giúp mọi người thấy được tại sao Hong Kong là một trong những trung tâm về nghệ thuật đương đại của thế giới. Nơi đây tự gọi mình là phòng trưng bày độc lập lâu đời và năng động nhất châu Á, kiên định với mục đích quảng bá vẻ đẹp.
Hong Kong nổi tiếng với những khu phố cổ, nền ẩm thực trứ danh, điểm tham quan đẹp nịnh mắt, và những bảo tàng đầy quyến rũ mà không phải du khách nào cũng biết. Lần tới đến Hong Kong, hãy thử đổi gió và tìm đến những điểm tham quan này để có một chuyến đi giàu trải nghiệm.
“Mờ mắt, nổ não” với bảo tàng nghệ thuật thị giác M+
Với diện tích hơn 65.000 mét vuông, M+ là một trong những bảo tàng nghệ thuật đương đại lớn nhất thế giới, gần gấp đôi diện tích của bảo tàng Tate Modern ở London.
Ảnh: Berk Ozdemir/Alamy.
Đến với M+, du khách có thể tìm hiểu về văn hóa thị giác, nghĩa là gồm nghệ thuật, thiết kế, thời trang, phim ảnh, và kiến trúc. Công trình trị giá 750 triệu USD này được ví như viên ngọc quý của Khu văn hóa Tây Cửu Long, tự hào với bộ sưu tập hơn 8.000 tác phẩm đặt ở 33 phòng trưng bày. Nơi đây còn được mệnh danh là bộ sưu tập đương đại lớn nhất của văn hóa Trung Quốc.
Không chỉ là nơi du khách đến chiêm ngưỡng nghệ thuật, đây còn là nơi giới chuyên môn tìm đến và trao đổi chuyện nghề, nơi tổ chức những buổi hội thảo và triển lãm chuyên môn. Bên trong bảo tàng có quán sushi Kiyotomo do nhà thiết kế Kuramata Hiro người Nhật tự tay tạo tác, là điểm nhấn của văn hóa Nhật trong công trình khổng lồ.
Lạc lối ở bảo tàng về bảo vật văn hóa Trung Quốc
Cách không xa M+, Bảo tàng Cung điện Hồng Kông là một khu phức hợp nghệ thuật khác trong Khu Văn hóa Tây Cửu Long. Nơi đây có bộ sưu tập hơn 900 hiện vật vô giá, nhiều món đồ cổ từ nhà Minh và nhà Thanh, hoặc sưu tập từ Bảo tàng Cung điện Quốc gia tại Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh.
Ảnh: Hong Kong Palace Museum.
Nổi bật nhất tại đây là không ít cổ vật được trưng bày lần đầu tiên cho công chúng chiêm ngưỡng. Các triển lãm theo chuyên đề lồng ghép kiến thức giúp khách tham quan hiểu thêm về văn hóa cổ xưa của Trung Quốc, chẳng hạn những di vật khảo cổ ở Tứ Xuyên có niên đại 4.500 năm, hé lộ một nền văn hóa cổ xưa với những món đồ làm từ ngọc bích, vàng, đồng và gốm sứ.
Say đắm với đồ cổ Trung Hoa
Bảo tàng Nghệ thuật Hồng Kông là bảo tàng nghệ thuật công cộng đầu tiên của Hồng Kông được mở cửa từ năm 1962, tọa lạc cạnh bến phà trung tâm của thành phố. Sau thời gian vận hành trong âm thầm, năm 2019 nơi đây đã khai trương trở lại với cách tổ chức, trưng bày hoàn toàn mới.
Ảnh: Hong Kong Museum of Art.
Nếu bạn là người yêu thích cổ vật, thư pháp và nghệ thuật Trung Hoa, Hong Kong xưa, nơi đây chắc chắn khiến bạn thấy thỏa mãn. Bộ sưu tập của bảo tàng chứa hơn 19.000 tác phẩm, nổi bật gồm có đồ sứ trắng lam, tranh kính nghệ thuật,...
Hong Kong trải qua quá trình đô thị hóa mạnh mẽ vào thập niên 1920, dòng người từ khắp nơi kéo đến lập nghiệp, kéo theo nghệ thuật của thành phố này cũng phát triển rực rỡ. Bảo tàng không chỉ trưng bày, mà còn cung cấp nhiều tài liệu để du khách hiểu thêm về trăm năm lịch sử nghệ thuật ở nơi đây. Các bậc cha mẹ cũng có thể dẫn con cái tới, vì bảo tàng còn có những khóa học miễn phí phù hợp với trẻ em.
Những trải nghiệm sống động tuyệt đỉnh
Nói không ngoa nếu cho rằng mua sắm là môn thể thao quốc gia của Hong Kong. Thành phố này nổi tiếng với thị trường sôi động và người tiêu dùng không ngại chi tiền. Do đó, K11 MUSEA là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa, nghệ thuật và lối sống shopping. Bảo tàng lấy bối cảnh ở khu Victoria Dockside náo nhiệt của bán đảo Cửu Long, trình bày một cách sáng tạo cuộc sống năng động của người dân tại đây, đem đến những trải nghiệm phong phú nhất về nghệ thuật, văn hóa, giải trí, ẩm thực và đặc biệt là ngành bán lẻ của khu vực.
Ảnh: K11 MUSEA.
Doanh nhân Adrian Cheng đã làm việc với hơn 100 nghệ sĩ, kiến trúc sư và nhà thiết kế quốc tế để tạo ra cái mà họ gọi là “không gian tối ưu cho tất cả mọi người cùng đi vào hành trình của trí tưởng tượng”. Điều này có nghĩa là du khách sẽ đi lướt qua những cửa hàng sang trọng dưới một không gian kiến trúc cực kỳ ấn tượng, lấy cảm hứng từ các sự kiện và các mối hợp tác nghệ thuật đẳng cấp thế giới.
Cả thế giới dệt may hiện ra trước mắt
Trung tâm Nghệ thuật và Dệt may Di sản, hay còn gọi là CHAT, tọa lạc tại The Mills - một không gian bán lẻ, văn hóa và nghệ thuật nằm trong một nhà máy dệt cũ đã được chuyển đổi công năng từ những năm 1950.
Ảnh: CHAT.
Vị trí của bảo tàng không phải ngẫu nhiên, mà nơi đây từng ghi nhận những bước tiến lớn trong ngành dệt may ở Hong Kong, dẫn đến sự phát triển vượt bậc của thành phố này vào giữa thế kỷ trước. Vào những năm 1950, Hong Kong là một trong những nơi xuất khẩu dệt may lớn nhất châu Á với 30% dân số làm việc trong ngành này.
Du khách có thể thử sức mình với các máy kéo sợi bông truyền thống, tạo nên những bộ quần áo sở hữu nhãn hiệu là tên của chính mình. Khách tham quan thậm chí có thể trải nghiệm cuộc sống trong các nhà máy dệt ở thời hoàng kim sản xuất bông bằng công nghệ VR.
Đón đầu xu hướng nghệ thuật của tương lai
Rossi & Rossi không phải là bảo tàng truyền thống mà chỉ là một phòng trưng bày nghệ thuật, tuy nhiên đây vẫn là một nơi cực kỳ đáng ghé tới để chiêm ngưỡng nghệ thuật đương đại, những xu hướng nghệ thuật mới trên thế giới.
Ảnh: Rossi & Rossi.
Mục đích của phòng trưng bày này là giúp mọi người thấy được tại sao Hong Kong là một trong những trung tâm về nghệ thuật đương đại của thế giới. Nơi đây tự gọi mình là phòng trưng bày độc lập lâu đời và năng động nhất châu Á, kiên định với mục đích quảng bá vẻ đẹp.