KIEUMY
Bùi Kiều My
1. Protein với người bệnh ung thư
NỘI DUNG
Người bị ung thư thường cần nhiều chất đạm hơn bình thường. Sau phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị, thường cần thêm protein để chữa lành các mô và giúp chống nhiễm trùng.
Các nguồn protein tốt bao gồm cá, thịt gia cầm, thịt đỏ nạc, trứng, các sản phẩm từ sữa ít chất béo, các loại hạt, đậu Hà Lan, đậu lăng, thực phẩm từ đậu nành...
Thực phẩm giàu protein
2. Chất béo
Chất béo đóng một vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào. Cơ thể phân hủy chất béo và sử dụng chúng để dự trữ năng lượng, bảo vệ các mô và vận chuyển một số loại vitamin qua máu.
Đối với người bệnh ung thư, chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày cần được cung cấp đầy đủ với hàm lượng nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không nên vượt quá 50% tổng năng lượng.
Nhóm thực phẩm giàu chất béo
3. Carbohydrate
Carbohydrate là nguồn năng lượng chính của cơ thể và cung cấp nhiên liệu cần thiết cho hoạt động thể chất và chức năng thích hợp của các cơ quan. Các nguồn carbohydrate tốt nhất - trái cây, rau và ngũ cốc - cũng cung cấp các vitamin và khoáng chất, chất xơ và chất dinh dưỡng thực vật cần thiết cho các tế bào của cơ thể.
Chất xơ là một phần của thực phẩm thực vật mà cơ thể không thể tiêu hóa được. Có 2 loại chất xơ. Chất xơ không hòa tan giúp di chuyển chất thải thực phẩm ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng và chất xơ hòa tan liên kết với nước trong phân để giúp phân mềm.
Các nguồn carbohydrate khác bao gồm bánh mì, khoai tây, gạo, mì spaghetti, mì ống, ngũ cốc, ngô, đậu... Đồ ngọt (món tráng miệng, kẹo và đồ uống có đường) có thể cung cấp carbohydrate, nhưng cung cấp rất ít vitamin, khoáng chất hoặc dinh dưỡng thực vật.
4. Nước
Nước và chất lỏng rất quan trọng đối với sức khỏe. Tất cả các tế bào cơ thể đều cần nước để hoạt động. Nếu không uống đủ nước hoặc nếu bị mất nước do nôn mửa hoặc tiêu chảy, cơ thể có thể bị mất nước, gây rối loạn điện giải. Vì vậy cần phải tiêu thụ nước để bù đắp cho sự mất mát.
Mỗi người cần uống đủ 40ml nước/kg cân nặng/ngày để đảm bảo rằng tất cả các tế bào cơ thể nhận được chất lỏng cần thiết. Nếu người bệnh ung thư bị nôn, tiêu chảy thì lượng nước cần bù có thể nhiều hơn hoặc bổ sung chất điện giải giúp bù nước cho cơ thể. Tất cả các chất lỏng (súp, sữa...) đều được tính vào lượng nước tiêu thụ trong ngày.
5. Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất giúp cơ thể hoạt động bình thường và sử dụng năng lượng (calo) trong thức ăn. Hầu hết vitamin và khoáng chất được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm, nhưng chúng cũng được bán dưới dạng thuốc viên và chất bổ sung dạng lỏng.
Nếu ăn một chế độ ăn uống cân bằng với đủ calo và protein, bạn sẽ nhận được nhiều vitamin và khoáng chất. Nhưng có thể khó thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng khi đang điều trị ung thư, đặc biệt nếu người bệnh có các tác dụng phụ của điều trị. Trong trường hợp này, bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể đề nghị bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất hàng ngày. Nếu lượng thức ăn bị hạn chế trong vài tuần hoặc vài tháng do ảnh hưởng của việc điều trị, người bệnh có thể cần được kiểm tra sự thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất và có kế hoạch bổ sung nếu cơ thể bị thiếu.
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào.
6. Chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa bao gồm vitamin A, C, E, selen, kẽm cùng một số enzym hấp thụ và gắn vào các gốc tự do, ngăn cản chúng tấn công các tế bào bình thường.
TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng cho biết, nếu muốn hấp thụ nhiều chất chống oxy hóa hơn, người bệnh ung thư nên ăn nhiều loại trái cây và rau quả bởi đây là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng liều lượng lớn chất bổ sung chống oxy hóa hoặc thực phẩm tăng cường vitamin không được khuyến khích khi thực hiện hóa trị hoặc xạ trị.
NỘI DUNG
- 1. Protein với người bệnh ung thư
- 2. Chất béo
- 3. Carbohydrate
- 4. Nước
- 5. Vitamin và khoáng chất
- 6. Chất chống oxy hóa
Người bị ung thư thường cần nhiều chất đạm hơn bình thường. Sau phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị, thường cần thêm protein để chữa lành các mô và giúp chống nhiễm trùng.
Các nguồn protein tốt bao gồm cá, thịt gia cầm, thịt đỏ nạc, trứng, các sản phẩm từ sữa ít chất béo, các loại hạt, đậu Hà Lan, đậu lăng, thực phẩm từ đậu nành...
Thực phẩm giàu protein
2. Chất béo
Chất béo đóng một vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào. Cơ thể phân hủy chất béo và sử dụng chúng để dự trữ năng lượng, bảo vệ các mô và vận chuyển một số loại vitamin qua máu.
Đối với người bệnh ung thư, chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày cần được cung cấp đầy đủ với hàm lượng nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không nên vượt quá 50% tổng năng lượng.
Nhóm thực phẩm giàu chất béo
3. Carbohydrate
Carbohydrate là nguồn năng lượng chính của cơ thể và cung cấp nhiên liệu cần thiết cho hoạt động thể chất và chức năng thích hợp của các cơ quan. Các nguồn carbohydrate tốt nhất - trái cây, rau và ngũ cốc - cũng cung cấp các vitamin và khoáng chất, chất xơ và chất dinh dưỡng thực vật cần thiết cho các tế bào của cơ thể.
Chất xơ là một phần của thực phẩm thực vật mà cơ thể không thể tiêu hóa được. Có 2 loại chất xơ. Chất xơ không hòa tan giúp di chuyển chất thải thực phẩm ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng và chất xơ hòa tan liên kết với nước trong phân để giúp phân mềm.
Các nguồn carbohydrate khác bao gồm bánh mì, khoai tây, gạo, mì spaghetti, mì ống, ngũ cốc, ngô, đậu... Đồ ngọt (món tráng miệng, kẹo và đồ uống có đường) có thể cung cấp carbohydrate, nhưng cung cấp rất ít vitamin, khoáng chất hoặc dinh dưỡng thực vật.
4. Nước
Nước và chất lỏng rất quan trọng đối với sức khỏe. Tất cả các tế bào cơ thể đều cần nước để hoạt động. Nếu không uống đủ nước hoặc nếu bị mất nước do nôn mửa hoặc tiêu chảy, cơ thể có thể bị mất nước, gây rối loạn điện giải. Vì vậy cần phải tiêu thụ nước để bù đắp cho sự mất mát.
Mỗi người cần uống đủ 40ml nước/kg cân nặng/ngày để đảm bảo rằng tất cả các tế bào cơ thể nhận được chất lỏng cần thiết. Nếu người bệnh ung thư bị nôn, tiêu chảy thì lượng nước cần bù có thể nhiều hơn hoặc bổ sung chất điện giải giúp bù nước cho cơ thể. Tất cả các chất lỏng (súp, sữa...) đều được tính vào lượng nước tiêu thụ trong ngày.
5. Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất giúp cơ thể hoạt động bình thường và sử dụng năng lượng (calo) trong thức ăn. Hầu hết vitamin và khoáng chất được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm, nhưng chúng cũng được bán dưới dạng thuốc viên và chất bổ sung dạng lỏng.
Nếu ăn một chế độ ăn uống cân bằng với đủ calo và protein, bạn sẽ nhận được nhiều vitamin và khoáng chất. Nhưng có thể khó thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng khi đang điều trị ung thư, đặc biệt nếu người bệnh có các tác dụng phụ của điều trị. Trong trường hợp này, bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể đề nghị bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất hàng ngày. Nếu lượng thức ăn bị hạn chế trong vài tuần hoặc vài tháng do ảnh hưởng của việc điều trị, người bệnh có thể cần được kiểm tra sự thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất và có kế hoạch bổ sung nếu cơ thể bị thiếu.
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào.
6. Chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa bao gồm vitamin A, C, E, selen, kẽm cùng một số enzym hấp thụ và gắn vào các gốc tự do, ngăn cản chúng tấn công các tế bào bình thường.
TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng cho biết, nếu muốn hấp thụ nhiều chất chống oxy hóa hơn, người bệnh ung thư nên ăn nhiều loại trái cây và rau quả bởi đây là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng liều lượng lớn chất bổ sung chống oxy hóa hoặc thực phẩm tăng cường vitamin không được khuyến khích khi thực hiện hóa trị hoặc xạ trị.