Quang Minh
Well-known member
Với những căn bếp quy mô khiêm tốn, chuyên gia khuyên nên chọn phương án thiết kế gam màu sáng, tiết giảm nội thất để "ăn gian" diện tích.
Phòng bếp có diện tích từ 8-12 m2 thường gặp nhiều hạn chế khi thiết kế nội thất. Theo KTS Đoàn Mạnh (Combo Home), trường hợp này cần ưu tiên sử dụng màu sáng và bố trí hệ tủ bếp hình chữ I để giúp không gian thông thoáng. Ngoài ra, nên lưu ý tránh một số lỗi thường gặp và chi tiết không phù hợp sau:
Bàn ăn cỡ lớn
Bàn ăn kích cỡ quá khổ có thể làm "tắc" không gian và cản trở việc lưu thông, nên chủ nhà có thể cân nhắc dùng loại kích cỡ nhỏ, vừa đủ nhu cầu sử dụng.
Riêng đảo bếp nên tích hợp làm bàn ăn hoặc thay thế bằng dạng thông minh có thể gấp gọn. Giải pháp này giúp tiết kiệm diện tích, tạo ra không gian linh hoạt và tiện lợi.
Tủ bếp chữ I giúp tiết kiệm diện tích phòng bếp. Ảnh: Thế Hoàng
Nhiều thiết bị điện tử
Việc sử dụng nhiều đồ dùng điện tử hỗ trợ quá trình nấu nướng sẽ làm tăng cảm giác cồng kềnh, tạo áp lực không cần thiết cho không gian bếp khiêm tốn. Thay vì dùng nhiều thiết bị riêng lẻ, nên chọn các sản phẩm đa năng để tiết kiệm không gian.
Ví dụ, thay vì sử dụng bếp nướng và lò vi sóng riêng biệt, chủ nhà có thể tính toán chọn lò vi sóng tích hợp chức năng nướng. Quy hoạch không gian một cách khoa học giúp tối ưu diện tích sử dụng, quá trình nấu nướng đơn giản và hiệu quả.
Bàn ăn nhỏ phù hợp với không gian bếp hạn chế. Ảnh: Combo Home
Giá, kệ rời
Nhiều người có thói quen mua sắm đồ dùng mà không để ý tới tính hữu dụng. Các loại giá, kệ rời là ví dụ điển hình. Các đồ dùng này khiến không ít người lầm tưởng sẽ giúp căn bếp gọn gàng hơn, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.
Lời khuyên là, hãy thiết kế hệ tủ bếp sao cho tối ưu hóa công năng và tích trữ đồ, kết hợp phân loại các khoang tủ một cách khoa học. Điều này giúp lưu trữ được nhiều đồ hơn và tiện lợi khi nấu nướng.
Quá nhiều đồ trang trí
Tránh chọn quá nhiều chi tiết trang trí, đặc biệt là những món có kích cỡ lớn hay quá nặng. Thay vào đó, hãy giữ không gian thông thoáng bằng cách giảm bớt đồ dùng không cần thiết và tập trung vào những đồ nhỏ gọn và tinh tế.
Đèn thả nhỏ gọn cho khu vực bàn ăn. Ảnh: Tuấn Anh
Đèn thả nhiều và to
Đèn thả cỡ lớn và tần suất bố trí dày đặc là nguyên nhân phổ biến "chiếm dụng không gian" của căn bếp nhỏ. Nếu vẫn muốn dùng thiết bị chiếu sáng nhân tạo, có thể cân nhắc giữa đèn downlight (được gắn vào trần nhà và chiếu ánh sáng xuống) hoặc sportlight (rọi vào vị trí xác định, có thể điều chỉnh hướng - góc chiếu).
Trong đó, nên sử dụng đèn downlight khi cần hiệu ứng ánh sáng phân tán và tạo cảm giác rộng rãi. Còn đèn sportlight sẽ phù hợp tạo điểm nhấn và tăng ánh sáng cho các khu vực cụ thể, như vị trí bếp đun nấu. Sử dụng đúng chủng loại đèn sẽ giúp không gian bếp sáng và ấm cúng hơn.
Phòng bếp có diện tích từ 8-12 m2 thường gặp nhiều hạn chế khi thiết kế nội thất. Theo KTS Đoàn Mạnh (Combo Home), trường hợp này cần ưu tiên sử dụng màu sáng và bố trí hệ tủ bếp hình chữ I để giúp không gian thông thoáng. Ngoài ra, nên lưu ý tránh một số lỗi thường gặp và chi tiết không phù hợp sau:
Bàn ăn cỡ lớn
Bàn ăn kích cỡ quá khổ có thể làm "tắc" không gian và cản trở việc lưu thông, nên chủ nhà có thể cân nhắc dùng loại kích cỡ nhỏ, vừa đủ nhu cầu sử dụng.
Riêng đảo bếp nên tích hợp làm bàn ăn hoặc thay thế bằng dạng thông minh có thể gấp gọn. Giải pháp này giúp tiết kiệm diện tích, tạo ra không gian linh hoạt và tiện lợi.
Tủ bếp chữ I giúp tiết kiệm diện tích phòng bếp. Ảnh: Thế Hoàng
Nhiều thiết bị điện tử
Việc sử dụng nhiều đồ dùng điện tử hỗ trợ quá trình nấu nướng sẽ làm tăng cảm giác cồng kềnh, tạo áp lực không cần thiết cho không gian bếp khiêm tốn. Thay vì dùng nhiều thiết bị riêng lẻ, nên chọn các sản phẩm đa năng để tiết kiệm không gian.
Ví dụ, thay vì sử dụng bếp nướng và lò vi sóng riêng biệt, chủ nhà có thể tính toán chọn lò vi sóng tích hợp chức năng nướng. Quy hoạch không gian một cách khoa học giúp tối ưu diện tích sử dụng, quá trình nấu nướng đơn giản và hiệu quả.
Bàn ăn nhỏ phù hợp với không gian bếp hạn chế. Ảnh: Combo Home
Giá, kệ rời
Nhiều người có thói quen mua sắm đồ dùng mà không để ý tới tính hữu dụng. Các loại giá, kệ rời là ví dụ điển hình. Các đồ dùng này khiến không ít người lầm tưởng sẽ giúp căn bếp gọn gàng hơn, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.
Lời khuyên là, hãy thiết kế hệ tủ bếp sao cho tối ưu hóa công năng và tích trữ đồ, kết hợp phân loại các khoang tủ một cách khoa học. Điều này giúp lưu trữ được nhiều đồ hơn và tiện lợi khi nấu nướng.
Quá nhiều đồ trang trí
Tránh chọn quá nhiều chi tiết trang trí, đặc biệt là những món có kích cỡ lớn hay quá nặng. Thay vào đó, hãy giữ không gian thông thoáng bằng cách giảm bớt đồ dùng không cần thiết và tập trung vào những đồ nhỏ gọn và tinh tế.
Đèn thả nhỏ gọn cho khu vực bàn ăn. Ảnh: Tuấn Anh
Đèn thả nhiều và to
Đèn thả cỡ lớn và tần suất bố trí dày đặc là nguyên nhân phổ biến "chiếm dụng không gian" của căn bếp nhỏ. Nếu vẫn muốn dùng thiết bị chiếu sáng nhân tạo, có thể cân nhắc giữa đèn downlight (được gắn vào trần nhà và chiếu ánh sáng xuống) hoặc sportlight (rọi vào vị trí xác định, có thể điều chỉnh hướng - góc chiếu).
Trong đó, nên sử dụng đèn downlight khi cần hiệu ứng ánh sáng phân tán và tạo cảm giác rộng rãi. Còn đèn sportlight sẽ phù hợp tạo điểm nhấn và tăng ánh sáng cho các khu vực cụ thể, như vị trí bếp đun nấu. Sử dụng đúng chủng loại đèn sẽ giúp không gian bếp sáng và ấm cúng hơn.