tran hương
Well-known member
Các hãng xe tại Việt Nam đã thực hiện 39 cuộc triệu hồi trong năm qua, với tổng số xe về xưởng khắc phục lỗi là hơn 53 nghìn chiếc.
Theo thống kê của PV Báo Giao thông từ dữ liệu công bố bởi Cục Đăng kiểm Việt Nam, năm nay các hãng xe đã thực hiện 39 đợt triệu hồi, tăng gấp đôi so với năm trước. Số xe bị ảnh hưởng thuộc diện triệu hồi là trên 53.000 chiếc.
Theo thống kê, lượng xe Hyundai phải về xưởng nhiều nhất trong năm qua (23.754 xe) trong khi số cuộc triệu hồi của Mercedes là lớn nhất (9 đợt).
Số lượng xe phải về xưởng ít nhất trong một chiến dịch triệu hồi là 17 chiếc Bentley Bentayga bản động cơ W12 diễn ra từ cuối tháng 10, do lỗi nắp phía trên cụm bơm nhiên liệu phải thay thế.
Mercedes-Benz 9 đợt triệu hồi, 8.866 xe
Dải sản phẩm của hãng xe Đức từ hạng sang như Maybach GLS480 cho đến dòng phổ thông C-Class đều có tên trong danh mục triệu hồi năm qua.
Maybach GLS 600 4MATIC là mẫu xe cao cấp nhất bị triệu hồi trong năm 2023.
Một số xe đời mới như Maybach GLS 480 4MATIC, Maybach GLS 600 4MATIC (số loại 167) có thời gian sản xuất từ 7/2019 - 1/2022 trong diện triệu hồi năm nay của MBV.
Lỗi triệu hồi đa dạng, từ lỗi thanh trang trí cửa sổ tam giác kính sau cho đến điểm nối dây điện tiếp mát vào thân xe… Một số xe triệu hồi chỉ để cài đặt và cập nhật phần mềm mới, tối ưu sự vận hành của động cơ.
Ford 6 đợt triệu hồi, 6.277 xe
Trong đó mẫu xe mới nhất là Explorer, sản xuất trong khoảng từ tháng 10/2018 đến tháng 5/2023 tại nhà máy của Ford ở Mỹ, nhập khẩu về Việt Nam cũng trong diện triệu hồi để cập nhật phần mềm điều khiển camera lùi và cam 360 độ.
Có 185 chiếc thuộc mẫu xe Ford Everest nhập khẩu Thái Lan, sản xuất từ 28/6/2022 - 4/4/2023 trong diện phải triệu hồi, do lỗi phần mềm mô-đun điều khiển động cơ, khiến kích hoạt đèn cảnh báo sắp hết dung dịch U-rê (Adblue) sớm hơn so với tiêu chuẩn.
Audi 5 đợt triệu hồi, 891 xe
Có những thời điểm như hôm 28/8, Audi Việt Nam thông báo hai đợt triệu hồi cùng lúc, liên quan đến 445 chiếc xe, gồm Audi Q2 có lỗi thiết kế tấm ốp nhựa hông (tấm ốp trang trí bên ngoài cột C) có thể bị tách ra một phần.
Ngoài ra, 248 chiếc Audi A6, Audi A7 sản xuất trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 - 14/12/2022 được xác định gặp vấn đề liên quan đến cảm biến nhiên liệu.
Hyundai 4 đợt triệu hồi với 23.754 xe
Trong đó, vụ triệu hồi xe có số lượng xe bị ảnh hưởng nhiều nhất do Hyundai triển khai vào tháng 2/2023 liên quan đến 17.670 chiếc Hyundai Santa Fe sản xuất trong khoảng thời gian từ 30/1/2021 đến 15/10/2022.
Các xe này được xác định bị lỗi liên quan đến bộ căng dây đai an toàn hàng ghế trước.
Lỗi này cũng xuất hiện trên mẫu xe Elantra sản xuất từ ngày 26/10/2022 đến tháng 2/2023, số lượng xe bị ảnh hưởng chỉ 352 chiếc.
Giải pháp là thay thế bởi bộ căng dây đai an toàn phía trước đã được nhà sản xuất Hyundai cải tiến thay đổi thiết kế, trang bị thêm van thông hơi trên bộ tạo khí.
Số vụ triệu hồi tăng gấp đôi, phần lớn là triệu hồi tự nguyện
Trong năm qua Toyota triển khai 4 đợt triệu hồi (số lượng 1.000 xe); Isuzu, Jeep, Bentley triển khai hai đợt triệu hồi; các hãng VinFast, Suzuki, Lexus... triển khai một đợt triệu hồi.
Đặc biệt, vào tháng 10 nhà sản xuất TMT phải triệu hồi 216 xe tải Trung Quốc nhãn hiệu CNHTC Howo, trong đó 96 chiếc đã lăn bánh tại Việt Nam. Nguyên nhân do lỗi thiết kế thành thùng sai quy cách.
Hơn 200 xe tải Howo do TMT phân phối phải triệu hồi, thời gian sửa lỗi thành thùng là 10 ngày.
Việc sửa chữa khắc phục lỗi thùng xe tải, theo công bố của nhà sản xuất sẽ kéo dài khoảng 10 ngày mỗi xe, trong khi thời gian sửa lỗi khi triệu hồi xe du lịch nhẹ thường chỉ kéo dài từ 2-3 giờ.
Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, năm nay số lượng vụ triệu hồi tăng lên gấp đôi so với năm trước, tuy nhiên nhiều chiến dịch triệu hồi chỉ để nâng cấp phần mềm, không phải thay thế sửa chữa chi tiết vật lý.
Do tính năng cập nhật từ xa (OTA) chưa được triển khai tại Việt Nam, đến nhiều dòng xe vẫn phải về xưởng để kỹ thuật viên cài lại phần mềm điều khiển module nào đó bị lỗi.
Phần lớn các đợt triệu hồi ở Việt Nam là hãng xe tự nguyện triệu hồi, hầu như chưa có triệu hồi bắt buộc bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Theo thống kê của PV Báo Giao thông từ dữ liệu công bố bởi Cục Đăng kiểm Việt Nam, năm nay các hãng xe đã thực hiện 39 đợt triệu hồi, tăng gấp đôi so với năm trước. Số xe bị ảnh hưởng thuộc diện triệu hồi là trên 53.000 chiếc.
Theo thống kê, lượng xe Hyundai phải về xưởng nhiều nhất trong năm qua (23.754 xe) trong khi số cuộc triệu hồi của Mercedes là lớn nhất (9 đợt).
Số lượng xe phải về xưởng ít nhất trong một chiến dịch triệu hồi là 17 chiếc Bentley Bentayga bản động cơ W12 diễn ra từ cuối tháng 10, do lỗi nắp phía trên cụm bơm nhiên liệu phải thay thế.
Mercedes-Benz 9 đợt triệu hồi, 8.866 xe
Dải sản phẩm của hãng xe Đức từ hạng sang như Maybach GLS480 cho đến dòng phổ thông C-Class đều có tên trong danh mục triệu hồi năm qua.
Maybach GLS 600 4MATIC là mẫu xe cao cấp nhất bị triệu hồi trong năm 2023.
Một số xe đời mới như Maybach GLS 480 4MATIC, Maybach GLS 600 4MATIC (số loại 167) có thời gian sản xuất từ 7/2019 - 1/2022 trong diện triệu hồi năm nay của MBV.
Lỗi triệu hồi đa dạng, từ lỗi thanh trang trí cửa sổ tam giác kính sau cho đến điểm nối dây điện tiếp mát vào thân xe… Một số xe triệu hồi chỉ để cài đặt và cập nhật phần mềm mới, tối ưu sự vận hành của động cơ.
Ford 6 đợt triệu hồi, 6.277 xe
Trong đó mẫu xe mới nhất là Explorer, sản xuất trong khoảng từ tháng 10/2018 đến tháng 5/2023 tại nhà máy của Ford ở Mỹ, nhập khẩu về Việt Nam cũng trong diện triệu hồi để cập nhật phần mềm điều khiển camera lùi và cam 360 độ.
Có 185 chiếc thuộc mẫu xe Ford Everest nhập khẩu Thái Lan, sản xuất từ 28/6/2022 - 4/4/2023 trong diện phải triệu hồi, do lỗi phần mềm mô-đun điều khiển động cơ, khiến kích hoạt đèn cảnh báo sắp hết dung dịch U-rê (Adblue) sớm hơn so với tiêu chuẩn.
Audi 5 đợt triệu hồi, 891 xe
Có những thời điểm như hôm 28/8, Audi Việt Nam thông báo hai đợt triệu hồi cùng lúc, liên quan đến 445 chiếc xe, gồm Audi Q2 có lỗi thiết kế tấm ốp nhựa hông (tấm ốp trang trí bên ngoài cột C) có thể bị tách ra một phần.
Ngoài ra, 248 chiếc Audi A6, Audi A7 sản xuất trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 - 14/12/2022 được xác định gặp vấn đề liên quan đến cảm biến nhiên liệu.
Hyundai 4 đợt triệu hồi với 23.754 xe
Trong đó, vụ triệu hồi xe có số lượng xe bị ảnh hưởng nhiều nhất do Hyundai triển khai vào tháng 2/2023 liên quan đến 17.670 chiếc Hyundai Santa Fe sản xuất trong khoảng thời gian từ 30/1/2021 đến 15/10/2022.
Các xe này được xác định bị lỗi liên quan đến bộ căng dây đai an toàn hàng ghế trước.
Lỗi này cũng xuất hiện trên mẫu xe Elantra sản xuất từ ngày 26/10/2022 đến tháng 2/2023, số lượng xe bị ảnh hưởng chỉ 352 chiếc.
Giải pháp là thay thế bởi bộ căng dây đai an toàn phía trước đã được nhà sản xuất Hyundai cải tiến thay đổi thiết kế, trang bị thêm van thông hơi trên bộ tạo khí.
Số vụ triệu hồi tăng gấp đôi, phần lớn là triệu hồi tự nguyện
Trong năm qua Toyota triển khai 4 đợt triệu hồi (số lượng 1.000 xe); Isuzu, Jeep, Bentley triển khai hai đợt triệu hồi; các hãng VinFast, Suzuki, Lexus... triển khai một đợt triệu hồi.
Đặc biệt, vào tháng 10 nhà sản xuất TMT phải triệu hồi 216 xe tải Trung Quốc nhãn hiệu CNHTC Howo, trong đó 96 chiếc đã lăn bánh tại Việt Nam. Nguyên nhân do lỗi thiết kế thành thùng sai quy cách.
Hơn 200 xe tải Howo do TMT phân phối phải triệu hồi, thời gian sửa lỗi thành thùng là 10 ngày.
Việc sửa chữa khắc phục lỗi thùng xe tải, theo công bố của nhà sản xuất sẽ kéo dài khoảng 10 ngày mỗi xe, trong khi thời gian sửa lỗi khi triệu hồi xe du lịch nhẹ thường chỉ kéo dài từ 2-3 giờ.
Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, năm nay số lượng vụ triệu hồi tăng lên gấp đôi so với năm trước, tuy nhiên nhiều chiến dịch triệu hồi chỉ để nâng cấp phần mềm, không phải thay thế sửa chữa chi tiết vật lý.
Do tính năng cập nhật từ xa (OTA) chưa được triển khai tại Việt Nam, đến nhiều dòng xe vẫn phải về xưởng để kỹ thuật viên cài lại phần mềm điều khiển module nào đó bị lỗi.
Phần lớn các đợt triệu hồi ở Việt Nam là hãng xe tự nguyện triệu hồi, hầu như chưa có triệu hồi bắt buộc bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.