Nguyễn Mai
Well-known member
Mỗi hành vi trên bàn ăn đều phản ánh tính cách và cách nuôi dạy con của cha mẹ.
1. Chiếm hữu đồ ăn
Có rất nhiều đứa trẻ có thói quen chiếm hữu đồ ăn ngay khi được bày lên bàn. Dù được người lớn nhắc nhở nhưng đứa trẻ lại tỏ thái độ cáu giận và đòi bằng được món ăn mình thích và không chia sẻ với người khác. Những đứa trẻ này nếu không được uốn nắn lại thì khi lớn lên, chúng sẽ quá coi trọng lợi ích của bản thân. Chỉ vì quan tâm đến lợi ích ngắn hạn mà tầm nhìn và tư duy sẽ thường bị hạn chế, không nhìn thấy được những mục tiêu, từ đó hạn chế khả năng của chính mình.
2. Thích giành giật đồ ăn
Trẻ thích giành giật đồ ăn thường chỉ quan tâm đến bản thân và bỏ qua cảm xúc của người khác, khi làm việc thường thiếu tinh thần hợp tác. Dù là trên bàn ăn hay trong cuộc sống, đứa trẻ này khi lớn lên sẽ khó nhìn thấy nhu cầu hay mong muốn của người khác, chỉ biết đến bản thân mình, thậm chí còn muốn lấy đi lợi ích từ đối phương, cho dù lợi ích ấy chúng không thực sự cần.
Loại tính cách ích kỉ này rất khó để hòa nhập với xã hội. Trong công việc hay học tập, những đứa trẻ ích kỉ sẽ dễ bị người khác chèn ép, khiến không gian phát triển trở nên hạn hẹp.
3. Không muốn chờ đợi
Một đứa trẻ vội vàng khi ăn, đặc biệt là khi có người mang thức ăn đến không chỉ là bất lịch sự mà còn là thói xấu ảnh hưởng đến tính cách sau này khi lớn lên. Nếu trẻ ăn vội vàng, thiếu kiên nhẫn và không muốn chờ đợi, điều đó có nghĩa là trẻ thường cho mình là trung tâm và không cảm nhận được sự bất tiện mình mang lại cho người khác. Những đứa trẻ này khi lớn lên sẽ thiếu khả năng đồng cảm, có xu hướng hành động bốc đồng, nóng nảy và làm mất lòng người khác.
4. Chọn thức ăn trong đĩa
Có rất nhiều đứa trẻ thường có thói quen dùng đũa “gẩy” thức ăn trong đĩa, chỉ lựa chọn những miếng ngon mình thích để ăn. Hành động này lâu ngày vô thức sẽ hình thành thói quen ở trẻ, một khi ăn cơm cùng người khác sẽ mang lại cảm giác khó chịu, khiến họ không hài lòng.
5. Không tự dọn bát đũa
Chúng ta rất hay gặp tình huống trẻ vừa ăn xong liền đặt bạt đũa xuống và rời khỏi bàn. Thói quen này khiến những đứa trẻ khi lớn lên sẽ vô thức đưa ra yêu cầu đối với người khác, một khi không hài lòng sẽ càu nhàu và phàn nàn, thậm chí tỏ ra vô cùng khó chịu.
Cha mẹ hãy dạy con sau khi ăn xong, tự động bỏ bát đũa vào bồn rửa và cùng cha mẹ dọn dẹp bàn ăn. Chỉ từ hành động nhỏ này, cha mẹ cũng sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy bản thân phải có tinh thần trách nhiệm cao và biết quan tâm đến người khác.
1. Chiếm hữu đồ ăn
Có rất nhiều đứa trẻ có thói quen chiếm hữu đồ ăn ngay khi được bày lên bàn. Dù được người lớn nhắc nhở nhưng đứa trẻ lại tỏ thái độ cáu giận và đòi bằng được món ăn mình thích và không chia sẻ với người khác. Những đứa trẻ này nếu không được uốn nắn lại thì khi lớn lên, chúng sẽ quá coi trọng lợi ích của bản thân. Chỉ vì quan tâm đến lợi ích ngắn hạn mà tầm nhìn và tư duy sẽ thường bị hạn chế, không nhìn thấy được những mục tiêu, từ đó hạn chế khả năng của chính mình.
2. Thích giành giật đồ ăn
Trẻ thích giành giật đồ ăn thường chỉ quan tâm đến bản thân và bỏ qua cảm xúc của người khác, khi làm việc thường thiếu tinh thần hợp tác. Dù là trên bàn ăn hay trong cuộc sống, đứa trẻ này khi lớn lên sẽ khó nhìn thấy nhu cầu hay mong muốn của người khác, chỉ biết đến bản thân mình, thậm chí còn muốn lấy đi lợi ích từ đối phương, cho dù lợi ích ấy chúng không thực sự cần.
Loại tính cách ích kỉ này rất khó để hòa nhập với xã hội. Trong công việc hay học tập, những đứa trẻ ích kỉ sẽ dễ bị người khác chèn ép, khiến không gian phát triển trở nên hạn hẹp.
3. Không muốn chờ đợi
Một đứa trẻ vội vàng khi ăn, đặc biệt là khi có người mang thức ăn đến không chỉ là bất lịch sự mà còn là thói xấu ảnh hưởng đến tính cách sau này khi lớn lên. Nếu trẻ ăn vội vàng, thiếu kiên nhẫn và không muốn chờ đợi, điều đó có nghĩa là trẻ thường cho mình là trung tâm và không cảm nhận được sự bất tiện mình mang lại cho người khác. Những đứa trẻ này khi lớn lên sẽ thiếu khả năng đồng cảm, có xu hướng hành động bốc đồng, nóng nảy và làm mất lòng người khác.
4. Chọn thức ăn trong đĩa
Có rất nhiều đứa trẻ thường có thói quen dùng đũa “gẩy” thức ăn trong đĩa, chỉ lựa chọn những miếng ngon mình thích để ăn. Hành động này lâu ngày vô thức sẽ hình thành thói quen ở trẻ, một khi ăn cơm cùng người khác sẽ mang lại cảm giác khó chịu, khiến họ không hài lòng.
5. Không tự dọn bát đũa
Chúng ta rất hay gặp tình huống trẻ vừa ăn xong liền đặt bạt đũa xuống và rời khỏi bàn. Thói quen này khiến những đứa trẻ khi lớn lên sẽ vô thức đưa ra yêu cầu đối với người khác, một khi không hài lòng sẽ càu nhàu và phàn nàn, thậm chí tỏ ra vô cùng khó chịu.
Cha mẹ hãy dạy con sau khi ăn xong, tự động bỏ bát đũa vào bồn rửa và cùng cha mẹ dọn dẹp bàn ăn. Chỉ từ hành động nhỏ này, cha mẹ cũng sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy bản thân phải có tinh thần trách nhiệm cao và biết quan tâm đến người khác.