Quang Phúc Trương
Well-known member
Ăn cà rốt bổ mắt, đậu nành gây ung thư là một số quan niệm sai lầm thường thấy về thực phẩm.
Rửa gà trước khi nấu
Rửa gà trước khi nấu sẽ gây ra nhiều rủi ro lây nhiễm. Bộ Y tế Canada khuyến nghị tránh rửa gia cầm sống vì vi khuẩn sẽ lây lan tại bất kỳ chỗ nào nước bắn vào.
Nicolas Bordenave, phó giáo sư hóa học thực phẩm tại Đại học Ottawa (Canada) giải thích, việc rửa gà sẽ phản tác dụng vì vi khuẩn mà chúng ta đang cố gắng loại bỏ sẽ chết trong quá trình nấu. Mặt khác, việc này sẽ làm ô nhiễm không gian nhà bếp do vi khuẩn sẽ bám vào các bề mặt mà nước bắn ra.
Để đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình chuẩn bị, hãy luôn rửa tay trước và sau khi chạm vào gia cầm sống.
Đồ ăn phải để nguội rồi mới cất vào tủ lạnh
Cho vào tủ lạnh sẽ chỉ làm đồ ăn nguội nhanh hơn chứ không hề ảnh hưởng đến hương vị hoặc kết cấu. Ngoài ra thực phẩm để ở nhiệt độ phòng quá lâu có nguy cơ phát triển vi khuẩn.
Với những khẩu phần ăn lớn, nên chia nhỏ ra để bảo quản do nếu để tập trung vào một nơi sẽ làm nóng đồ ăn xung quanh, khiến tích tụ hơi nước trong tủ lạnh.
Bộ Y tế Canada khuyên nên đặt nhiệt độ tủ lạnh ở mức 4 độ hoặc thấp hơn và nhiệt độ ngăn đá âm 18 độ C.
Trẻ em ăn quá nhiều đường sẽ bồn chồn
Niềm tin này bắt nguồn từ cuốn sách "Tại sao con bạn hiếu động?" xuất bản năm 1975 của bác sĩ người Mỹ nổi tiếng Ben Feingold, trong đó ông cho rằng tình trạng hiếu động ở trẻ là do hấp thụ thức ăn có đường.
Tuy nhiên một nghiên cứu trên Tạp chí Y học New England năm 1994 đã bác bỏ điều này, với kết quả quan sát cho thấy ngay cả khi tiêu thụ vượt quá lượng khuyến nghị, đường cũng không ảnh hưởng đến hành vi và chức năng nhận thức của trẻ em. Các nghiên cứu gần đây cũng xác nhận những kết quả này.
Không nên ăn cam sau khi uống sữa
Các loại quả có tính axit như cam quýt không ảnh hưởng gì đến phản ứng của sữa trong dạ dày.
Dạ dày sản xuất một lượng lớn axit hydrochloric để phân hủy thức ăn và kích thích các enzym tiêu hóa. Tính axit của dịch dạ dày cao hơn ít nhất 10 lần so với một quả cam, nên ăn một quả sẽ không thay đổi bất cứ điều gì, giáo sư Nicolas cho biết.
Ông cũng cho biết cơ thể con người có khả năng tự điều chỉnh rất tốt. Những gì chúng ta ăn không ảnh hưởng đến độ pH của máu hoặc các cơ quan khác. Dạ dày sẽ điều chỉnh dịch vị tùy theo lượng thức ăn.
Thực phẩm từ đậu nành làm tăng nguy cơ ung thư vú
Thực ra là ngược lại, tiêu thụ đậu nành có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng. Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2022 trên tạp chí khoa học Frontiers in Nutrition, ăn nhiều đậu nành và isoflavone (hóa chất tự nhiên trong đậu nành) có lợi cho việc phòng chống ung thư.
Trong Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ, một nhóm nghiên cứu tiết lộ rằng những phụ nữ bị ung thư vú ăn một lượng lớn isoflavone có nguy cơ tử vong thấp hơn so với những người không ăn hoặc ăn rất ít. Hiệp hội Ung thư Canada khuyên những người bị ung thư vú nên ăn thực phẩm đậu nành ba lần mỗi ngày.
Nghiên cứu trước đây được thực hiện trên động vật đã đi đến kết luận rằng phytoestrogen có trong isoflavone có thể kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư vú. Tuy nhiên, những kết quả này chưa bao giờ được chứng minh ở người.
Rau quả đông lạnh có hàm lượng dinh dưỡng và vi chất không thua kém rau tươi. Ảnh: Qwart
Rau và trái cây tươi tốt hơn đồ hộp
Vê lý thuyết thì đúng, nhưng trên thực tế, những thay đổi về hàm lượng vitamin và các phân tử có hoạt tính sinh học do các quy trình biến đổi như khử trùng, bảo quản, đông lạnh hay sấy khô nhỏ đến mức không đáng kể, giáo sư Nicolas cho biết.
Theo khuyến nghị ăn uống lành mạnh của chính phủ Canada, rau củ quả tươi, đông lạnh hay đóng hộp đều là những lựa chọn lành mạnh.
Ăn cà rốt bổ mắt
Ăn cà rốt không cải thiện thị lực, nhưng nó vẫn có lợi cho sức khỏe mắt.
Cà rốt chứa chất beta-carotene, được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Thiếu vitamin A sẽ gây suy yếu thị lực, nhưng bản thân nó không giúp tăng cường hay làm chậm sự suy giảm thị lực ở những người khỏe mạnh. Một nghiên cứu của Mỹ năm 1998 cho thấy ăn cà rốt chỉ có lợi cho việc cải thiện thị lực ở những người bị thiếu vitamin A.
Đường gây nghiện
Mặc dù việc tiêu thụ đường gây ra các phản ứng thần kinh giống một số dạng nghiện, nhưng khoa học không coi đường là chất gây nghiện.
Đường kích thích hệ thống khen thưởng chịu trách nhiệm tiết ra dopamine, loại hormone giúp cải thiện tâm trạng và khả năng tập trung. Việc tiêu thụ quá nhiều đường có khả năng gây ra một số tác hại giống như nghiện.
Theo một nghiên cứu năm 2016 trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng châu Âu, có rất ít bằng chứng cho hiện tượng nghiện đường ở người. Các phát hiện từ tài liệu khoa học động vật chỉ ra các hành vi giống như nghiện chủ yếu xảy ra do yếu tố hoàn cảnh chứ không phải đường.
Rửa gà trước khi nấu
Rửa gà trước khi nấu sẽ gây ra nhiều rủi ro lây nhiễm. Bộ Y tế Canada khuyến nghị tránh rửa gia cầm sống vì vi khuẩn sẽ lây lan tại bất kỳ chỗ nào nước bắn vào.
Nicolas Bordenave, phó giáo sư hóa học thực phẩm tại Đại học Ottawa (Canada) giải thích, việc rửa gà sẽ phản tác dụng vì vi khuẩn mà chúng ta đang cố gắng loại bỏ sẽ chết trong quá trình nấu. Mặt khác, việc này sẽ làm ô nhiễm không gian nhà bếp do vi khuẩn sẽ bám vào các bề mặt mà nước bắn ra.
Để đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình chuẩn bị, hãy luôn rửa tay trước và sau khi chạm vào gia cầm sống.
Đồ ăn phải để nguội rồi mới cất vào tủ lạnh
Cho vào tủ lạnh sẽ chỉ làm đồ ăn nguội nhanh hơn chứ không hề ảnh hưởng đến hương vị hoặc kết cấu. Ngoài ra thực phẩm để ở nhiệt độ phòng quá lâu có nguy cơ phát triển vi khuẩn.
Với những khẩu phần ăn lớn, nên chia nhỏ ra để bảo quản do nếu để tập trung vào một nơi sẽ làm nóng đồ ăn xung quanh, khiến tích tụ hơi nước trong tủ lạnh.
Bộ Y tế Canada khuyên nên đặt nhiệt độ tủ lạnh ở mức 4 độ hoặc thấp hơn và nhiệt độ ngăn đá âm 18 độ C.
Trẻ em ăn quá nhiều đường sẽ bồn chồn
Niềm tin này bắt nguồn từ cuốn sách "Tại sao con bạn hiếu động?" xuất bản năm 1975 của bác sĩ người Mỹ nổi tiếng Ben Feingold, trong đó ông cho rằng tình trạng hiếu động ở trẻ là do hấp thụ thức ăn có đường.
Tuy nhiên một nghiên cứu trên Tạp chí Y học New England năm 1994 đã bác bỏ điều này, với kết quả quan sát cho thấy ngay cả khi tiêu thụ vượt quá lượng khuyến nghị, đường cũng không ảnh hưởng đến hành vi và chức năng nhận thức của trẻ em. Các nghiên cứu gần đây cũng xác nhận những kết quả này.
Không nên ăn cam sau khi uống sữa
Các loại quả có tính axit như cam quýt không ảnh hưởng gì đến phản ứng của sữa trong dạ dày.
Dạ dày sản xuất một lượng lớn axit hydrochloric để phân hủy thức ăn và kích thích các enzym tiêu hóa. Tính axit của dịch dạ dày cao hơn ít nhất 10 lần so với một quả cam, nên ăn một quả sẽ không thay đổi bất cứ điều gì, giáo sư Nicolas cho biết.
Ông cũng cho biết cơ thể con người có khả năng tự điều chỉnh rất tốt. Những gì chúng ta ăn không ảnh hưởng đến độ pH của máu hoặc các cơ quan khác. Dạ dày sẽ điều chỉnh dịch vị tùy theo lượng thức ăn.
Thực phẩm từ đậu nành làm tăng nguy cơ ung thư vú
Thực ra là ngược lại, tiêu thụ đậu nành có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng. Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2022 trên tạp chí khoa học Frontiers in Nutrition, ăn nhiều đậu nành và isoflavone (hóa chất tự nhiên trong đậu nành) có lợi cho việc phòng chống ung thư.
Trong Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ, một nhóm nghiên cứu tiết lộ rằng những phụ nữ bị ung thư vú ăn một lượng lớn isoflavone có nguy cơ tử vong thấp hơn so với những người không ăn hoặc ăn rất ít. Hiệp hội Ung thư Canada khuyên những người bị ung thư vú nên ăn thực phẩm đậu nành ba lần mỗi ngày.
Nghiên cứu trước đây được thực hiện trên động vật đã đi đến kết luận rằng phytoestrogen có trong isoflavone có thể kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư vú. Tuy nhiên, những kết quả này chưa bao giờ được chứng minh ở người.
Rau quả đông lạnh có hàm lượng dinh dưỡng và vi chất không thua kém rau tươi. Ảnh: Qwart
Rau và trái cây tươi tốt hơn đồ hộp
Vê lý thuyết thì đúng, nhưng trên thực tế, những thay đổi về hàm lượng vitamin và các phân tử có hoạt tính sinh học do các quy trình biến đổi như khử trùng, bảo quản, đông lạnh hay sấy khô nhỏ đến mức không đáng kể, giáo sư Nicolas cho biết.
Theo khuyến nghị ăn uống lành mạnh của chính phủ Canada, rau củ quả tươi, đông lạnh hay đóng hộp đều là những lựa chọn lành mạnh.
Ăn cà rốt bổ mắt
Ăn cà rốt không cải thiện thị lực, nhưng nó vẫn có lợi cho sức khỏe mắt.
Cà rốt chứa chất beta-carotene, được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Thiếu vitamin A sẽ gây suy yếu thị lực, nhưng bản thân nó không giúp tăng cường hay làm chậm sự suy giảm thị lực ở những người khỏe mạnh. Một nghiên cứu của Mỹ năm 1998 cho thấy ăn cà rốt chỉ có lợi cho việc cải thiện thị lực ở những người bị thiếu vitamin A.
Đường gây nghiện
Mặc dù việc tiêu thụ đường gây ra các phản ứng thần kinh giống một số dạng nghiện, nhưng khoa học không coi đường là chất gây nghiện.
Đường kích thích hệ thống khen thưởng chịu trách nhiệm tiết ra dopamine, loại hormone giúp cải thiện tâm trạng và khả năng tập trung. Việc tiêu thụ quá nhiều đường có khả năng gây ra một số tác hại giống như nghiện.
Theo một nghiên cứu năm 2016 trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng châu Âu, có rất ít bằng chứng cho hiện tượng nghiện đường ở người. Các phát hiện từ tài liệu khoa học động vật chỉ ra các hành vi giống như nghiện chủ yếu xảy ra do yếu tố hoàn cảnh chứ không phải đường.