Ngô Nguyễn Anh Thư
Well-known member
Chủ xe cần lưu ý một số cách sử dụng để giúp hệ thống điều hòa hoạt động hiệu quả, tăng hiệu suất làm mát.
Hạn chế tính năng lấy gió ngoài
Khi bật chức năng gió ngoài, hệ thống sẽ hút không khí từ bên ngoài xe, đi qua dàn lạnh để thổi vào ca-bin. Còn khi ấn nút gió trong, điều hòa sẽ lấy gió ngay từ ca-bin rồi cho quay trở lại. Do đó, gió trong sẽ giúp xe nhanh mát hơn tuy nhiên không thoáng do không khí được tuần hoàn.
Thông thường khi đi trong nội đô, nên sử dụng chế độ lấy gió trong, vì trong nội đô môi trường khói bụi nhiều. Khi lấy gió trong sẽ đảm bảo hiệu năng làm mát của điều hòa và tránh không khí ô nhiễm khói bụi vào trong xe.
Lấy gió trong sẽ giúp điều hòa làm mát tốt hơn và hạn chế không ý ô nhiễm từ môi trường ngoài.
Còn khi di chuyển ngoài đô thị với những cung đường thoáng và ít khói bụi, người dùng nên sử dụng tính năng lấy gió ngoài từ 15-30 phút để dòng không khí được lưu thông đem tới nhiều oxi hơn giúp không gian bớt ngột ngạt.
Khi phải đỗ xe ngoài trời nắng trong thời gian dài, trước khi di chuyển người dùng nên kéo toàn bộ kính chắn gió của xe xuống và thực hiện thao tác đóng mở cửa từ 5-7 lần. Với thao tác trên luồng không khí nóng sẽ được đẩy bớt ra ngoài, sau đó mới lên xe nổ máy và bật điều hòa.
Kiểm tra, thay lọc gió điều hòa và vệ sinh dàn lạnh
Điều hòa dân dụng hay điều hòa trên ô tô đều là một một hệ thống tuần hoàn khép kín, sử dụng dung môi làm mát là khí gas được nén lên áp suất cao. Do vậy dù được thiết kế tối ưu nhưng vẫn khó tránh khỏi việc rò rỉ dung môi.
Trong hệ thống còn có một bộ phận quan trọng là máy nén, với điều kiện hoạt động cần có dầu bôi trơn. Nếu trong thời gian dài chủ xe không kiểm tra và bảo dưỡng có thể gây ra hư hỏng.
Cần bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hệ thống luôn ở trạng thái hoạt động tốt.
Anh Đức Dũng, chủ một garage ô tô trên đường Lê Trọng Tấn (Hà Nội) chia sẻ, vào mỗi đầu mùa hè anh thường khuyên người dùng nên kiểm tra, bảo dưỡng điều hòa.
Vì sau một thời gian dài không sử dụng, khí gas có thể bị rò rỉ và mất khả năng làm mát. Nghiêm trọng hơn nếu dầu bôi trơn của máy nén khí bị thiếu có thể dẫn tới bó máy nén và chi phí thay thế máy nén là rất cao.
"Mỗi lần bảo dưỡng điều hòa chỉ khoảng 200.000 đồng tiền công, nhưng nếu không bảo dưỡng mà dẫn tới hỏng dàn lạnh, hay hỏng máy nén thì chi phí có thể lên tới 20 triệu đồng. Do vậy tôi thường khuyến cáo khách hàng bảo dưỡng hệ thống 1 năm một lần hoặc sau thời gian dài không sử dụng".
Theo quy trình của nhiều hãng thì nên kiểm tra hệ thống điều hòa ở mỗi mốc 10.000 km và tiến hành bảo dưỡng tại mốc 20.000-30.000 km hoặc sau 1 năm sử dụng.
Lọc gió điều hòa cũng cần phải thay mới tại mỗi lần bảo dưỡng và kiểm tra đảm bảo đủ khí gas để hệ thống duy trì hoạt động.
Vệ sinh nội thất
Trong thời gian sử dụng xe sẽ có một lượng bụi nhất định tồn tại trong nội thất. Vệ sinh nội thất không chỉ giúp không gian xe sạch sẽ mà còn giúp hệ thống điều hòa có môi trường làm việc tốt hơn.
Nếu lượng bụi này không được vệ sinh thì khi sử dụng thao tác lấy gió trong, hệ thống sẽ tuần hoàn không khí trong xe và vô tình số bụi bẩn cũng tuần hoàn qua dàn lạnh của điều hòa.
Lúc này mặc dù đã sử dụng thao tác lấy gió trong nhưng dàn lạnh vẫn có bụi bẩn bám vào dẫn tới giảm hiệu năng làm mát.
Vệ sinh nội thất giúp hạn chế bụi bẩn bám vào dàn lạnh, tăng hiệu năng làm mát của điều hòa.
Người dùng cũng lưu ý không nên để nhiệt độ điều hòa quá thấp trong thời gian dài. Việc để nhiệt độ quá thấp sẽ khiến hệ thống làm việc hết công suất liên tục, làm giảm tuổi thọ của các chi tiết.
Ngoài ra cũng cần trang bị dán phim cách nhiệt cho xe, bởi ánh nắng chiếu qua kính chắn gió sẽ khiến môi trường trong xe bị hiệu ứng nhà kính. Lúc này nhiệt độ trong xe có thể cao hơn 20 độ so với môi trường ngoài trời.
Việc trang bị thêm phim cách nhiệt sẽ giúp hạn chế hiệu ứng này, giúp không gian trong xe giảm nhiệt độ và hệ thống điều hòa sẽ làm việc tốt hơn.
Hạn chế tính năng lấy gió ngoài
Khi bật chức năng gió ngoài, hệ thống sẽ hút không khí từ bên ngoài xe, đi qua dàn lạnh để thổi vào ca-bin. Còn khi ấn nút gió trong, điều hòa sẽ lấy gió ngay từ ca-bin rồi cho quay trở lại. Do đó, gió trong sẽ giúp xe nhanh mát hơn tuy nhiên không thoáng do không khí được tuần hoàn.
Thông thường khi đi trong nội đô, nên sử dụng chế độ lấy gió trong, vì trong nội đô môi trường khói bụi nhiều. Khi lấy gió trong sẽ đảm bảo hiệu năng làm mát của điều hòa và tránh không khí ô nhiễm khói bụi vào trong xe.
Lấy gió trong sẽ giúp điều hòa làm mát tốt hơn và hạn chế không ý ô nhiễm từ môi trường ngoài.
Còn khi di chuyển ngoài đô thị với những cung đường thoáng và ít khói bụi, người dùng nên sử dụng tính năng lấy gió ngoài từ 15-30 phút để dòng không khí được lưu thông đem tới nhiều oxi hơn giúp không gian bớt ngột ngạt.
Khi phải đỗ xe ngoài trời nắng trong thời gian dài, trước khi di chuyển người dùng nên kéo toàn bộ kính chắn gió của xe xuống và thực hiện thao tác đóng mở cửa từ 5-7 lần. Với thao tác trên luồng không khí nóng sẽ được đẩy bớt ra ngoài, sau đó mới lên xe nổ máy và bật điều hòa.
Kiểm tra, thay lọc gió điều hòa và vệ sinh dàn lạnh
Điều hòa dân dụng hay điều hòa trên ô tô đều là một một hệ thống tuần hoàn khép kín, sử dụng dung môi làm mát là khí gas được nén lên áp suất cao. Do vậy dù được thiết kế tối ưu nhưng vẫn khó tránh khỏi việc rò rỉ dung môi.
Trong hệ thống còn có một bộ phận quan trọng là máy nén, với điều kiện hoạt động cần có dầu bôi trơn. Nếu trong thời gian dài chủ xe không kiểm tra và bảo dưỡng có thể gây ra hư hỏng.
Cần bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hệ thống luôn ở trạng thái hoạt động tốt.
Anh Đức Dũng, chủ một garage ô tô trên đường Lê Trọng Tấn (Hà Nội) chia sẻ, vào mỗi đầu mùa hè anh thường khuyên người dùng nên kiểm tra, bảo dưỡng điều hòa.
Vì sau một thời gian dài không sử dụng, khí gas có thể bị rò rỉ và mất khả năng làm mát. Nghiêm trọng hơn nếu dầu bôi trơn của máy nén khí bị thiếu có thể dẫn tới bó máy nén và chi phí thay thế máy nén là rất cao.
"Mỗi lần bảo dưỡng điều hòa chỉ khoảng 200.000 đồng tiền công, nhưng nếu không bảo dưỡng mà dẫn tới hỏng dàn lạnh, hay hỏng máy nén thì chi phí có thể lên tới 20 triệu đồng. Do vậy tôi thường khuyến cáo khách hàng bảo dưỡng hệ thống 1 năm một lần hoặc sau thời gian dài không sử dụng".
Theo quy trình của nhiều hãng thì nên kiểm tra hệ thống điều hòa ở mỗi mốc 10.000 km và tiến hành bảo dưỡng tại mốc 20.000-30.000 km hoặc sau 1 năm sử dụng.
Lọc gió điều hòa cũng cần phải thay mới tại mỗi lần bảo dưỡng và kiểm tra đảm bảo đủ khí gas để hệ thống duy trì hoạt động.
Vệ sinh nội thất
Trong thời gian sử dụng xe sẽ có một lượng bụi nhất định tồn tại trong nội thất. Vệ sinh nội thất không chỉ giúp không gian xe sạch sẽ mà còn giúp hệ thống điều hòa có môi trường làm việc tốt hơn.
Nếu lượng bụi này không được vệ sinh thì khi sử dụng thao tác lấy gió trong, hệ thống sẽ tuần hoàn không khí trong xe và vô tình số bụi bẩn cũng tuần hoàn qua dàn lạnh của điều hòa.
Lúc này mặc dù đã sử dụng thao tác lấy gió trong nhưng dàn lạnh vẫn có bụi bẩn bám vào dẫn tới giảm hiệu năng làm mát.
Vệ sinh nội thất giúp hạn chế bụi bẩn bám vào dàn lạnh, tăng hiệu năng làm mát của điều hòa.
Người dùng cũng lưu ý không nên để nhiệt độ điều hòa quá thấp trong thời gian dài. Việc để nhiệt độ quá thấp sẽ khiến hệ thống làm việc hết công suất liên tục, làm giảm tuổi thọ của các chi tiết.
Ngoài ra cũng cần trang bị dán phim cách nhiệt cho xe, bởi ánh nắng chiếu qua kính chắn gió sẽ khiến môi trường trong xe bị hiệu ứng nhà kính. Lúc này nhiệt độ trong xe có thể cao hơn 20 độ so với môi trường ngoài trời.
Việc trang bị thêm phim cách nhiệt sẽ giúp hạn chế hiệu ứng này, giúp không gian trong xe giảm nhiệt độ và hệ thống điều hòa sẽ làm việc tốt hơn.