nhatlinh2000
Well-known member
Phở chua Lạng Sơn, bún ốc Hà Nội, bánh đa cua Hải Phòng... là các món ăn có nước được nhiều du khách khen "ngon nhất miền Bắc". Đặc biệt, quán Mộc Miên gần 30 năm tuổi ở thị trấn Đồng Văn chuyên bán cháo ấu tẩu, món nước làm từ một loại củ vốn có độc tính nếu chế biến không đúng cách.
Bún ốc Hà Nội. Ảnh: Xuân Phương
Taste Atlas giới thiệu 8 món ăn có nước ngon nhất ở các tỉnh phía bắc Việt Nam như một lời gợi ý cho các thực khách sắp có chuyến đi mùa hè. Các món ăn phải đạt tiêu chí là đặc sản hoặc rất nổi tiếng ở một tỉnh, thành; được thẩm định bởi các chuyên gia ẩm thực; mang hương vị độc đáo, thơm ngon và không cần là các món ăn đắt đỏ.
Món đầu tiên được nhắc đến là bún ốc Hà Nội. Nước dùng làm từ nước luộc ốc cùng nước hầm cà chua. Món ăn gồm bún trần qua nước sôi, các loại rau sống, chả cá, đậu phụ rán, hành lá thái nhỏ, ốc. Có thể ăn kèm chanh, mắm tôm hoặc tương ớt. Bún ốc được ăn quanh năm và là một trong những món ăn chống nóng cho ngày hè.
Bánh đa cua. Ảnh: Kimmiesayscheese
Bánh đa cua được các chuyên gia ẩm thực miêu tả: "Món ăn đầy màu sắc này là một đặc sản đến từ Hải Phòng, gồm nước dùng chế biến từ xương lợn ninh nhừ cùng nhiều loại nguyên liệu như thịt cua, rau thơm, chả viên, già lùa, chả lụa hoặc thịt băm lá lốt".
Tùy từng cửa hàng các thành phần ăn kèm trong bát bánh đa cua có thể khác nhau. Nhưng món ăn phải có màu đỏ nhạt đặc trưng. Thực khách có thể ăn kèm rau răm, lá tía tô hoặc ớt cắt lát.
Taste Atlas là trang web ẩm thực nổi tiếng và uy tín, chứa thông tin của gần 10.000 món ăn, 9.000 nhà hàng cũng như tài liệu, nghiên cứu của các nhà phê bình ẩm thực khắp thế giới.
Phở chua. Ảnh: Dy Vỹ
Phở chua là đặc sản Lạng Sơn, thường xuất hiện trong các dịp lễ tết, cỗ bàn ở một số vùng miền núi phía Bắc như món khai vị. Hình thức và cách chế biến không giống phở truyền thống. Thay vì nước dùng nóng, phở chua ăn cùng nước sốt chua ngọt đã nguội, cách ăn trộn như nộm. Các thành phần khác gồm thịt xá xíu, dạ dày, gan lợn rán cháy cạnh, thịt vịt quay, lạp xưởng thái mỏng, lạc rang, hành khô, rau thơm.
Bún mọc. Ảnh: Dy Vỹ
Bún mọc là món ăn phổ biến, bắt nguồn từ làng Mọc, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Món ăn gồm bún và mọc, chả thái lát hoặc sườn, chân giò, măng xé sợi. Nước dùng nấu từ nấm đông cô, xương lợn. Chủ quán thường xuyên vớt bọt khi ninh xương để nước dùng trong, có vị ngọt thanh, đậm đà.
Phở bò tái. Ảnh: Quỳnh Mai
Phở bò tái được miêu tả là "một phiên bản khác của phở bò ở miền bắc Việt Nam". Phiên bản còn lại là phở bò chín, với các miếng thịt bò được luộc chín và thái lát.
Thành phần các của món ăn gồm nước dùng ninh từ xương bò, lợn, gừng, hành, nước mắm, đường cùng hồi, đinh hương, quế, thảo quả. Sau khi xếp bánh phở và thịt bò ra bát, chủ quán sẽ rưới nước dùng lên trên, rắc thêm hành lá. Chanh thường được để bên cạnh để phục vụ thực khách có nhu cầu.
Lẩu cá hồi. Ảnh: Hoàng Danh Dũng
Lẩu cá hồi, cá tầm là đặc sản nổi tiếng của Sa Pa. Món ăn gồm cá thái lát, nước lẩu ăn kèm các loại rau địa phương như đọt bí, cải xoong. Nước dùng ngon cũng là thứ giúp một quán ăn bán lẩu trở nên hút khách. Nước lẩu đạt chuẩn phải trong, ngọt, chua và thơm mùi dứa cùng các loại gia vị khác.
Lẩu gà đen. Ảnh: Quỳnh Mai
Lẩu gà đen là món ăn quen thuộc, phổ biến ở vùng núi phía bắc như Lào Cai, Hà Giang, gồm gà đen nấu chín trong nước dùng có nấm, gừng, táo đỏ cùng các loại rau ăn kèm như mộc nhĩ, nấm hương, rau cải mèo hoặc thịt bò, ngô. Món lẩu được nhiều du khách yêu thích vì thịt gà đen được đánh giá ngọt, thơm và giòn, không bị bở. Ngoài lẩu, Taste Atlas còn gợi ý thêm món hà đen hầm thuốc bắc.
Quán cháo ấu tẩu gần 30 năm ở Hà Giang
Quán Mộc Miên gần 30 năm tuổi ở thị trấn Đồng Văn chuyên bán cháo ấu tẩu, món ăn làm từ một loại củ vốn có độc tính nếu chế biến không đúng cách.
Quán Mộc Miên nằm ở trung tâm thị trấn trên quốc lộ 4C, cách phố cổ Đồng Văn gần 1 km. Đây là một trong những hàng cháo ấu tẩu lâu năm và là địa chỉ ăn uống quen thuộc ở Đồng Văn. Cô chủ Mộc Miên đã bắt đầu bán hàng từ năm 1996. Quán không chỉ phục vụ người dân trong vùng mà còn cả khách du lịch khi dừng chân tại thị trấn. Vì cháo ấu tẩu là món ăn đêm, quán cũng chỉ mở cửa buổi tối từ 18h.
Cháo ấu tẩu là món ăn đặc trưng ở Hà Giang. Vì vị đắng nên món ăn còn có tên gọi là cháo đắng.
Ấu tẩu là một loại cây quen thuộc của người địa phương, còn có tên gọi khác là ấu tàu, thủ ô... được trồng nhiều ở vùng cao Hà Giang. Củ ấu tẩu tươi độc, nguy hiểm, qua bàn tay chế biến của người dân đã trở thành món ăn ngon miệng. Ấu tẩu còn là một loại dược liệu quý, có tác dụng trị bệnh như giải cảm, giãn gân cốt, xua tan mệt mỏi, giúp ngủ ngon.
Nguyên liệu của cháo ấu tẩu gồm củ ấu tẩu, gạo, thịt lợn, giò, trứng, rau và các nguyên liệu khác. Cô Miên mất hàng chục giờ mỗi ngày để ngâm nguyên liệu, sơ chế, ninh nấu mới được một nồi cháo ấu tẩu có thể ăn được. Quy trình chế biến món ăn đòi hỏi người nấu phải có nhiều kinh nghiệm và sự kiên nhẫn.
Linh hồn và cũng là nguyên liệu chính của món cháo này là củ ấu tẩu. Vốn là một loại củ có độc tính, nếu chế biến và sử dụng không đúng cách sẽ nguy hiểm. Vì thế, để làm cháo, củ ấu tẩu phải được ngâm trong nước vo gạo đậm đặc khoảng 10 tiếng và ninh hơn nhiều giờ nữa cho đến khi ra hết chất độc, củ mềm bở.
Cô Miên cho hay, sau khi ninh củ ấu tẩu, cô sẽ nếm trước để đảm bảo chất độc trong củ ấu tẩu đã biến mất hoàn toàn thì mới bắt đầu bán cho khách. Nếu chất độc còn, đầu lưỡi sẽ tê. Nếu chưa đảm bảo, cô phải tiếp tục nấu và thử cho đến khi nào hết chất độc mới bán.
Gạo nấu cháo là loại gạo tẻ thêm nếp cái hoa vàng nên trắng tinh, dậy mùi thơm dịu, dẻo, nhuyễn. Giò lợn được chọn từ lợn nuôi ở địa phương, tươi ngon, sau khi lấy về sẽ thui lửa cho giòn, cạo sạch và chặt khúc, thui giòn trước khi ninh. Thịt lợn băm nhuyễn, xào chín.
Các thành phần cháo trắng, ấu tẩu, giò lợn được nấu ở những nồi riêng. Khi có khách ăn, cháo và các nguyên liệu lần lượt được cho vào bát rồi rắc thêm rau mùi, tía tô. Ngoài các đồ ăn kèm như giò lợn, thịt băm, khách có thể cho thêm trứng gà hoặc trứng vịt lộn.
Bát cháo có nước ninh giò lợn vàng vàng quyện vào cháo trắng, nhuyễn. Vị đắng đắng, bùi bùi của ấu tẩu, hương béo ngậy của giò lợn và thịt băm, quyện với thơm nồng của tía tô, cay cay của tiêu, thơm lừng hành lá tạo nên một thức quà ấm cho buổi tối ở vùng cao.
Quán cháo Mộc Miên có không gian đơn giản nhưng rộng rãi. Trước lối vào là quầy hàng, gồm khu vực nấu nướng và nơi nồi cháo trắng luôn được đun trên bếp lửa để lúc nào cũng ấm nóng. Kế bên là nồi ấu tẩu đã được ninh nấu, giò lợn đã qua chế biến, thịt lợn băm, trứng, rau thơm… được bày biện gọn gàng. Khách có thể ăn tại chỗ hoặc mang về.
Mỗi tuần, một người được khuyên chỉ nên ăn 1-2 bát cháo ấu tẩu. Mỗi bát có giá 30.000 đồng. Tại Hà Giang, cháo ấu tẩu cũng được bán phổ biến ở các quán ăn Hà Giang, khu vực thành phố Hà Giang, thị trấn Đồng Văn.
Bún ốc Hà Nội. Ảnh: Xuân Phương
Taste Atlas giới thiệu 8 món ăn có nước ngon nhất ở các tỉnh phía bắc Việt Nam như một lời gợi ý cho các thực khách sắp có chuyến đi mùa hè. Các món ăn phải đạt tiêu chí là đặc sản hoặc rất nổi tiếng ở một tỉnh, thành; được thẩm định bởi các chuyên gia ẩm thực; mang hương vị độc đáo, thơm ngon và không cần là các món ăn đắt đỏ.
Món đầu tiên được nhắc đến là bún ốc Hà Nội. Nước dùng làm từ nước luộc ốc cùng nước hầm cà chua. Món ăn gồm bún trần qua nước sôi, các loại rau sống, chả cá, đậu phụ rán, hành lá thái nhỏ, ốc. Có thể ăn kèm chanh, mắm tôm hoặc tương ớt. Bún ốc được ăn quanh năm và là một trong những món ăn chống nóng cho ngày hè.
Bánh đa cua. Ảnh: Kimmiesayscheese
Bánh đa cua được các chuyên gia ẩm thực miêu tả: "Món ăn đầy màu sắc này là một đặc sản đến từ Hải Phòng, gồm nước dùng chế biến từ xương lợn ninh nhừ cùng nhiều loại nguyên liệu như thịt cua, rau thơm, chả viên, già lùa, chả lụa hoặc thịt băm lá lốt".
Tùy từng cửa hàng các thành phần ăn kèm trong bát bánh đa cua có thể khác nhau. Nhưng món ăn phải có màu đỏ nhạt đặc trưng. Thực khách có thể ăn kèm rau răm, lá tía tô hoặc ớt cắt lát.
Taste Atlas là trang web ẩm thực nổi tiếng và uy tín, chứa thông tin của gần 10.000 món ăn, 9.000 nhà hàng cũng như tài liệu, nghiên cứu của các nhà phê bình ẩm thực khắp thế giới.
Phở chua. Ảnh: Dy Vỹ
Phở chua là đặc sản Lạng Sơn, thường xuất hiện trong các dịp lễ tết, cỗ bàn ở một số vùng miền núi phía Bắc như món khai vị. Hình thức và cách chế biến không giống phở truyền thống. Thay vì nước dùng nóng, phở chua ăn cùng nước sốt chua ngọt đã nguội, cách ăn trộn như nộm. Các thành phần khác gồm thịt xá xíu, dạ dày, gan lợn rán cháy cạnh, thịt vịt quay, lạp xưởng thái mỏng, lạc rang, hành khô, rau thơm.
Bún mọc. Ảnh: Dy Vỹ
Bún mọc là món ăn phổ biến, bắt nguồn từ làng Mọc, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Món ăn gồm bún và mọc, chả thái lát hoặc sườn, chân giò, măng xé sợi. Nước dùng nấu từ nấm đông cô, xương lợn. Chủ quán thường xuyên vớt bọt khi ninh xương để nước dùng trong, có vị ngọt thanh, đậm đà.
Phở bò tái. Ảnh: Quỳnh Mai
Phở bò tái được miêu tả là "một phiên bản khác của phở bò ở miền bắc Việt Nam". Phiên bản còn lại là phở bò chín, với các miếng thịt bò được luộc chín và thái lát.
Thành phần các của món ăn gồm nước dùng ninh từ xương bò, lợn, gừng, hành, nước mắm, đường cùng hồi, đinh hương, quế, thảo quả. Sau khi xếp bánh phở và thịt bò ra bát, chủ quán sẽ rưới nước dùng lên trên, rắc thêm hành lá. Chanh thường được để bên cạnh để phục vụ thực khách có nhu cầu.
Lẩu cá hồi. Ảnh: Hoàng Danh Dũng
Lẩu cá hồi, cá tầm là đặc sản nổi tiếng của Sa Pa. Món ăn gồm cá thái lát, nước lẩu ăn kèm các loại rau địa phương như đọt bí, cải xoong. Nước dùng ngon cũng là thứ giúp một quán ăn bán lẩu trở nên hút khách. Nước lẩu đạt chuẩn phải trong, ngọt, chua và thơm mùi dứa cùng các loại gia vị khác.
Lẩu gà đen. Ảnh: Quỳnh Mai
Lẩu gà đen là món ăn quen thuộc, phổ biến ở vùng núi phía bắc như Lào Cai, Hà Giang, gồm gà đen nấu chín trong nước dùng có nấm, gừng, táo đỏ cùng các loại rau ăn kèm như mộc nhĩ, nấm hương, rau cải mèo hoặc thịt bò, ngô. Món lẩu được nhiều du khách yêu thích vì thịt gà đen được đánh giá ngọt, thơm và giòn, không bị bở. Ngoài lẩu, Taste Atlas còn gợi ý thêm món hà đen hầm thuốc bắc.
Quán cháo ấu tẩu gần 30 năm ở Hà Giang
Quán Mộc Miên gần 30 năm tuổi ở thị trấn Đồng Văn chuyên bán cháo ấu tẩu, món ăn làm từ một loại củ vốn có độc tính nếu chế biến không đúng cách.
Quán Mộc Miên nằm ở trung tâm thị trấn trên quốc lộ 4C, cách phố cổ Đồng Văn gần 1 km. Đây là một trong những hàng cháo ấu tẩu lâu năm và là địa chỉ ăn uống quen thuộc ở Đồng Văn. Cô chủ Mộc Miên đã bắt đầu bán hàng từ năm 1996. Quán không chỉ phục vụ người dân trong vùng mà còn cả khách du lịch khi dừng chân tại thị trấn. Vì cháo ấu tẩu là món ăn đêm, quán cũng chỉ mở cửa buổi tối từ 18h.
Cháo ấu tẩu là món ăn đặc trưng ở Hà Giang. Vì vị đắng nên món ăn còn có tên gọi là cháo đắng.
Ấu tẩu là một loại cây quen thuộc của người địa phương, còn có tên gọi khác là ấu tàu, thủ ô... được trồng nhiều ở vùng cao Hà Giang. Củ ấu tẩu tươi độc, nguy hiểm, qua bàn tay chế biến của người dân đã trở thành món ăn ngon miệng. Ấu tẩu còn là một loại dược liệu quý, có tác dụng trị bệnh như giải cảm, giãn gân cốt, xua tan mệt mỏi, giúp ngủ ngon.
Nguyên liệu của cháo ấu tẩu gồm củ ấu tẩu, gạo, thịt lợn, giò, trứng, rau và các nguyên liệu khác. Cô Miên mất hàng chục giờ mỗi ngày để ngâm nguyên liệu, sơ chế, ninh nấu mới được một nồi cháo ấu tẩu có thể ăn được. Quy trình chế biến món ăn đòi hỏi người nấu phải có nhiều kinh nghiệm và sự kiên nhẫn.
Linh hồn và cũng là nguyên liệu chính của món cháo này là củ ấu tẩu. Vốn là một loại củ có độc tính, nếu chế biến và sử dụng không đúng cách sẽ nguy hiểm. Vì thế, để làm cháo, củ ấu tẩu phải được ngâm trong nước vo gạo đậm đặc khoảng 10 tiếng và ninh hơn nhiều giờ nữa cho đến khi ra hết chất độc, củ mềm bở.
Cô Miên cho hay, sau khi ninh củ ấu tẩu, cô sẽ nếm trước để đảm bảo chất độc trong củ ấu tẩu đã biến mất hoàn toàn thì mới bắt đầu bán cho khách. Nếu chất độc còn, đầu lưỡi sẽ tê. Nếu chưa đảm bảo, cô phải tiếp tục nấu và thử cho đến khi nào hết chất độc mới bán.
Gạo nấu cháo là loại gạo tẻ thêm nếp cái hoa vàng nên trắng tinh, dậy mùi thơm dịu, dẻo, nhuyễn. Giò lợn được chọn từ lợn nuôi ở địa phương, tươi ngon, sau khi lấy về sẽ thui lửa cho giòn, cạo sạch và chặt khúc, thui giòn trước khi ninh. Thịt lợn băm nhuyễn, xào chín.
Các thành phần cháo trắng, ấu tẩu, giò lợn được nấu ở những nồi riêng. Khi có khách ăn, cháo và các nguyên liệu lần lượt được cho vào bát rồi rắc thêm rau mùi, tía tô. Ngoài các đồ ăn kèm như giò lợn, thịt băm, khách có thể cho thêm trứng gà hoặc trứng vịt lộn.
Bát cháo có nước ninh giò lợn vàng vàng quyện vào cháo trắng, nhuyễn. Vị đắng đắng, bùi bùi của ấu tẩu, hương béo ngậy của giò lợn và thịt băm, quyện với thơm nồng của tía tô, cay cay của tiêu, thơm lừng hành lá tạo nên một thức quà ấm cho buổi tối ở vùng cao.
Quán cháo Mộc Miên có không gian đơn giản nhưng rộng rãi. Trước lối vào là quầy hàng, gồm khu vực nấu nướng và nơi nồi cháo trắng luôn được đun trên bếp lửa để lúc nào cũng ấm nóng. Kế bên là nồi ấu tẩu đã được ninh nấu, giò lợn đã qua chế biến, thịt lợn băm, trứng, rau thơm… được bày biện gọn gàng. Khách có thể ăn tại chỗ hoặc mang về.
Mỗi tuần, một người được khuyên chỉ nên ăn 1-2 bát cháo ấu tẩu. Mỗi bát có giá 30.000 đồng. Tại Hà Giang, cháo ấu tẩu cũng được bán phổ biến ở các quán ăn Hà Giang, khu vực thành phố Hà Giang, thị trấn Đồng Văn.