nhatlinh2000
Well-known member
Bánh ngào
Bánh ngào hay còn gọi là bánh mật, là đặc sản truyền thống của vùng đất Nghệ An. Có người nói, cái tên bánh Ngào xuất phát từ hương vị “ngào ngạt” của gừng mỗi khi gió lạnh về. Nhìn chung, bánh ngào Nghệ An khá giống bánh trôi miền Bắc. Tuy nhiên, bánh lại có hình kén hoặc bầu dục, không có nhân, được làm từ bột gạo nếp nấu với mật mía thay vì đường.
Ảnh: @wintoie
Bánh ngào thường được dùng trong các ngày lễ tết, cúng rằm, cúng giỗ hoặc dâng hương lên chùa. Dù cách làm khá đơn giản nhưng đòi hỏi người nấu phải chọn được mật mía đúng chuẩn sao cho vàng bóng, không chua. Gạo nếp phải thơm dẻo, căng bóng. Bột nhồi không được quá khô hay ướt.
Nếu đến thăm vùng đất quê Bác, du khách cũng có thể tìm mua bánh ngào ở một số địa chỉ nổi tiếng:
- Bánh ngào Đội Cung, số 030 Đào Tấn, Đội Cung, Thành phố Vinh (mở bán từ 13 giờ chiều)
- Bánh ngào Di Hà, 145 Hồng Sơn, Thành phố Vinh.
Bánh cống
Bánh cống còn có tên gọi khác là bánh cóng, một trong những món ăn nổi tiếng có nguồn gốc từ đồng bào Khmer ở Sóc Trăng. Nguyên liệu làm bánh cống khá đơn giản, chỉ gồm bột gạo, đậu xanh, đậu nành, hành tím, củ sắn, thịt lợn, tôm rồi chiên trong một chiếc chảo ngập dầu. Vị giòn rụm của vỏ bánh cùng hương vị béo ngậy của nhân kết hợp với nước chấm chua ngọt.
Ảnh: Huynh Thoai Tan, Khanh Trang Le
Tên gọi của bánh cống có thể khiến mọi người tò mò, nhưng thực tế nó lại xuất phát từ chính hình dạng của chiếc bánh. Vì khuôn để đổ bột có hình dáng như những chiếc cống trụ 10cm nên người dân thường gọi nó là bánh cống cho thân thuộc.
Có 3 địa chỉ bán bánh cống ở Sóc Trăng được nhiều thực khách giới thiệu:
- Bánh cóng Phượng Vĩ, số 2 Đinh Tiên Hoàng, phường 1, TP. Sóc Trăng (mở bán từ 12 giờ).
- Bánh cóng Diệu Hiền, số 404 Nguyễn Huệ, phường 9, TP. Sóc Trăng (mở bán từ 15 giờ).
- Bánh cống Đại Tâm cô Nga, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng (mở bán từ 15 giờ)
Bánh hòn
Nhắc đến Phan Thiết, người ta thường nhớ ngay đến vùng biển xinh đẹp với những món hải sản tươi, ngon và giá cả phải chăng. Thế nhưng, nơi đây còn có một đặc sản bình dân, gắn liền với ký ức tuổi thơ của nhiều người dân địa phương, là bánh hòn.
Đúng như tên gọi, bánh có hình dạng tròn tròn như những hòn bi ve, xung quanh được bao bọc bởi những sợi dừa tươi thơm ngọt. Ngày xưa, bánh hòn thường chỉ có màu trắng nhưng hiện tại đã có nhiều màu sắc và hương vị phong phú.
Ảnh: @phanthietpho, Tin tức Bình Thuận.
Cách làm bánh hòn vô cùng đơn giản, chỉ cần pha bột với màu sau đó nặn thành những viên hình tròn rồi luộc với nước. Khi bột chín và nổi lên, chúng ta lăn bánh qua cơm dừa rồi xiên vào các que. Bánh hòn thường được chấm cùng đậu phộng, vừng, đường, muối giã nhuyễn. Hương vị ngòn ngọt của dừa kết hợp với vị mặn của muối người ăn phải hoài niệm lại cảm giác của tuổi thơ.
Bánh gio
Bánh gio hay còn gọi là bánh tro là món ăn truyền thống của người Tày. Để làm ra bánh gio, người ta đốt một số loại thân cây như: cây sấu, cây tầm gửi… lấy gio rồi chắt lấy nước. Sau đó dùng loại gạo nếp hạt to tròn ngâm với nước gio một đêm. Sáng hôm sau đổ ra hong cho ráo rồi gói vào lá dong.
Ảnh: Sức khỏe đời sống, Báo Cao Bằng.
Sau khi luộc 2-3 tiếng, bánh gio sẽ được để nguội rồi chấm với mật mía. Vị ngai ngái của gio kết hợp với vị ngọt của mía đem lại không gì sánh bằng. Ngoài là một món ăn dân dã, bánh gio còn có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thải độc cơ thể và góp phần hỗ trợ điều trị một số bệnh.
Bánh gật gù
Loại bánh có tên kì lạ mà chắc hẳn nhiều người không biết này lại chính là đặc sản nổi tiếng của Quảng Ninh. Sở dĩ bánh có tên độc đáo như vậy vì mỗi khi thực khách gắp miếng bánh thưởng thức thì nó luôn lắc lư qua lại trông rất thú vị. Bánh có vẻ ngoài thon dài, trắng muốt, nhìn có vẻ dễ làm nhưng để có được 1 mẻ bánh ngon, người dân Tiên Yên phải nghiền gạo bằng cối đá rất kỳ công và tốn sức.
Ảnh: Hương vị Bình Liêu, Thảo Sún, Thu Huyền.
Nguyên liệu làm bánh gật gù là gạo tẻ ngon ở Hải Dương và gạo Bao thai ở Tiên Yên. Bánh ngon hay không ngoài gạo còn phụ thuộc vào nước chấm cùng. Nước chấm được pha từ nước mắm cốt, cho thêm hành khô, tỏi, ớt và không thể thiếu mỡ gà. Không những vậy, ở Quảng Ninh, người ta có thể ăn bánh gật gù kèm với khâu nhục, chả mực hay thái khúc nhỏ ra để xào với thịt băm.
Bánh ngào hay còn gọi là bánh mật, là đặc sản truyền thống của vùng đất Nghệ An. Có người nói, cái tên bánh Ngào xuất phát từ hương vị “ngào ngạt” của gừng mỗi khi gió lạnh về. Nhìn chung, bánh ngào Nghệ An khá giống bánh trôi miền Bắc. Tuy nhiên, bánh lại có hình kén hoặc bầu dục, không có nhân, được làm từ bột gạo nếp nấu với mật mía thay vì đường.
Ảnh: @wintoie
Bánh ngào thường được dùng trong các ngày lễ tết, cúng rằm, cúng giỗ hoặc dâng hương lên chùa. Dù cách làm khá đơn giản nhưng đòi hỏi người nấu phải chọn được mật mía đúng chuẩn sao cho vàng bóng, không chua. Gạo nếp phải thơm dẻo, căng bóng. Bột nhồi không được quá khô hay ướt.
Nếu đến thăm vùng đất quê Bác, du khách cũng có thể tìm mua bánh ngào ở một số địa chỉ nổi tiếng:
- Bánh ngào Đội Cung, số 030 Đào Tấn, Đội Cung, Thành phố Vinh (mở bán từ 13 giờ chiều)
- Bánh ngào Di Hà, 145 Hồng Sơn, Thành phố Vinh.
Bánh cống
Bánh cống còn có tên gọi khác là bánh cóng, một trong những món ăn nổi tiếng có nguồn gốc từ đồng bào Khmer ở Sóc Trăng. Nguyên liệu làm bánh cống khá đơn giản, chỉ gồm bột gạo, đậu xanh, đậu nành, hành tím, củ sắn, thịt lợn, tôm rồi chiên trong một chiếc chảo ngập dầu. Vị giòn rụm của vỏ bánh cùng hương vị béo ngậy của nhân kết hợp với nước chấm chua ngọt.
Ảnh: Huynh Thoai Tan, Khanh Trang Le
Tên gọi của bánh cống có thể khiến mọi người tò mò, nhưng thực tế nó lại xuất phát từ chính hình dạng của chiếc bánh. Vì khuôn để đổ bột có hình dáng như những chiếc cống trụ 10cm nên người dân thường gọi nó là bánh cống cho thân thuộc.
Có 3 địa chỉ bán bánh cống ở Sóc Trăng được nhiều thực khách giới thiệu:
- Bánh cóng Phượng Vĩ, số 2 Đinh Tiên Hoàng, phường 1, TP. Sóc Trăng (mở bán từ 12 giờ).
- Bánh cóng Diệu Hiền, số 404 Nguyễn Huệ, phường 9, TP. Sóc Trăng (mở bán từ 15 giờ).
- Bánh cống Đại Tâm cô Nga, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng (mở bán từ 15 giờ)
Bánh hòn
Nhắc đến Phan Thiết, người ta thường nhớ ngay đến vùng biển xinh đẹp với những món hải sản tươi, ngon và giá cả phải chăng. Thế nhưng, nơi đây còn có một đặc sản bình dân, gắn liền với ký ức tuổi thơ của nhiều người dân địa phương, là bánh hòn.
Đúng như tên gọi, bánh có hình dạng tròn tròn như những hòn bi ve, xung quanh được bao bọc bởi những sợi dừa tươi thơm ngọt. Ngày xưa, bánh hòn thường chỉ có màu trắng nhưng hiện tại đã có nhiều màu sắc và hương vị phong phú.
Ảnh: @phanthietpho, Tin tức Bình Thuận.
Cách làm bánh hòn vô cùng đơn giản, chỉ cần pha bột với màu sau đó nặn thành những viên hình tròn rồi luộc với nước. Khi bột chín và nổi lên, chúng ta lăn bánh qua cơm dừa rồi xiên vào các que. Bánh hòn thường được chấm cùng đậu phộng, vừng, đường, muối giã nhuyễn. Hương vị ngòn ngọt của dừa kết hợp với vị mặn của muối người ăn phải hoài niệm lại cảm giác của tuổi thơ.
Bánh gio
Bánh gio hay còn gọi là bánh tro là món ăn truyền thống của người Tày. Để làm ra bánh gio, người ta đốt một số loại thân cây như: cây sấu, cây tầm gửi… lấy gio rồi chắt lấy nước. Sau đó dùng loại gạo nếp hạt to tròn ngâm với nước gio một đêm. Sáng hôm sau đổ ra hong cho ráo rồi gói vào lá dong.
Ảnh: Sức khỏe đời sống, Báo Cao Bằng.
Sau khi luộc 2-3 tiếng, bánh gio sẽ được để nguội rồi chấm với mật mía. Vị ngai ngái của gio kết hợp với vị ngọt của mía đem lại không gì sánh bằng. Ngoài là một món ăn dân dã, bánh gio còn có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thải độc cơ thể và góp phần hỗ trợ điều trị một số bệnh.
Bánh gật gù
Loại bánh có tên kì lạ mà chắc hẳn nhiều người không biết này lại chính là đặc sản nổi tiếng của Quảng Ninh. Sở dĩ bánh có tên độc đáo như vậy vì mỗi khi thực khách gắp miếng bánh thưởng thức thì nó luôn lắc lư qua lại trông rất thú vị. Bánh có vẻ ngoài thon dài, trắng muốt, nhìn có vẻ dễ làm nhưng để có được 1 mẻ bánh ngon, người dân Tiên Yên phải nghiền gạo bằng cối đá rất kỳ công và tốn sức.
Ảnh: Hương vị Bình Liêu, Thảo Sún, Thu Huyền.
Nguyên liệu làm bánh gật gù là gạo tẻ ngon ở Hải Dương và gạo Bao thai ở Tiên Yên. Bánh ngon hay không ngoài gạo còn phụ thuộc vào nước chấm cùng. Nước chấm được pha từ nước mắm cốt, cho thêm hành khô, tỏi, ớt và không thể thiếu mỡ gà. Không những vậy, ở Quảng Ninh, người ta có thể ăn bánh gật gù kèm với khâu nhục, chả mực hay thái khúc nhỏ ra để xào với thịt băm.