Hồng giòn là loại quả quen thuộc trong mùa thu được nhiều người yêu thích, vậy ăn quả hồng giòn có tốt không?
Ăn quả hồng giòn có tốt không là băn khoăn của không ít người. Hãy cùng tìm giải đáp trong bài viết dưới đây.
Thành phần dinh dưỡng của quả hồng
Bài viết của Lương Y Hoàng Duy Tân trên Báo Sức khoẻ & Đời sống cho biết, quả hồng chứa 12 - 16% đường, chủ yếu là đường glucose và fructoze, lượng acid thấp 0,1%. Trong 100g thịt quả chứa 0,16mg caroten, 16mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin PP, B1, B2 và các hợp chất hữu cơ… Quả hồng được dùng rộng rãi để ăn tươi cũng như phơi khô. Trong khi phơi khô chúng được phủ một lớp đường và lượng đường có thể tăng đến 60 - 62%. Quả hồng còn dùng để làm thuốc.
Quả hồng ngâm rượu uống là vị thuốc bổ để chống suy nhược. Tai quả phơi hoặc sấy khô gọi là “thị đế” dùng chữa ho, nấc, đầy bụng. Khi làm mứt, đường tiết ra gọi là “thị sương” có đường manit dùng chữa đau và khô cổ họng. Nước ép từ quả hồng chưa chín phơi hay sấy khô gọi là “thị tất” dùng chữa huyết áp cao.
Ăn quả hồng giòn có tốt không?
Nếu ăn quả hồng giòn đúng cách và điều độ, cơ thể bạn sẽ nhận được những lợi ích dưới đây:
Giúp giảm cân
Báo Dân trí dẫn nguồn tờ Boldsky cho biết, là loại quả chứa ít calo nên hồng giòn rất lý tưởng để giảm cân. Một quả hồng giòn trung bình có trọng lượng khoảng 168 gram và chứa khoảng 31 gram carbohydrat. Vì vậy, nếu bạn đang cố gắng giảm cân hãy thử ăn hồng giòn trong bữa ăn nhẹ.
Chứa nhiều chất chống oxy hóa
Quả hồng giòn chứa nhiều chất chống oxy như axit gallic và epicatechin gallategiúp chống lại các gốc tự do có hại, do vậy ngăn ngừa tổn thương tế bào và giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính.
Cải thiện sức khỏe mắt
Hồng giòn giàu vitamin A cần thiết để duy trì sức khỏe mắt. Một quả hồng cung cấp 55% nhu cầu vitamin A hàng ngày. Thiếu vitamin A có thể dẫn đến quáng gà, khô mắt và các bệnh mạn tính khác của mắt.
Hồng giòn tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn hồng giòn.
Ngăn ngừa lão hóa sớm
Hồng giòn chứa nhiều loại dinh dưỡng giá trị như beta-carotene, lutein, lycopene và cryptoxanthin. Các chất dinh dưỡng này hoạt động giống chất chống oxy hóa trong cơ thể, giúp giảm stress oxy hóa và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm như bệnh Alzheimer, mệt mỏi, suy giảm thị lực, nếp nhăn, yếu cơ và một số tình trạng khác.
Phòng ung thư
Bên cạnh các chất chống oxy hóa, hồng giòn còn có chứa hàm lượng cao vitamin A và vitamin C cũng như các hợp chất phenolic nhờ vậy có thể phòng ngừa một số loại ung thư khác nhau.
Tăng cường miễn dịch
Hồng giòn giúp tăng cường khả năng miễn dịch vì nó chứa vitamin C. Đây được cho là loại trái cây chứa nhiều vitamin C nhất, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Vitamin C và axit arcorbic giúp kích thích hệ thống miễn dịch và tăng cường sản sinh các tế bào bạch cầu. Tế bào bạch cầu cần thiết để bảo vệ cơ thể chống lại các nhiễm trùng và những “kẻ xâm lược” từ bên ngoài.
Những người không nên ăn hồng giòn
Tuy mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhưng cần phải ăn hồng đúng cách và không phải ai cũng có thể ăn được hồng giòn.
Báo VnExpress dẫn nguồn Dược sĩ dinh dưỡng Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y dược TP.HCM cho biết, những người đang có vấn đề về dạ dày, gan, thận, mắc bệnh trĩ ăn hồng giòn dẫn đến tình trạng bệnh nặng thêm. Ngoài ra, tanin còn gây cản trở sự hấp thụ của chất sắt từ các loại rau trong các bữa ăn. Phụ nữ có thai và đang cho con bú cũng nên hạn chế ăn hồng giòn.
Những người khi đang uống thuốc chữa bệnh không nên ăn các loại trái cây nhiều tanin vì sẽ giảm hiệu quả của thuốc. Để ngăn chặn sự tương tác này, mọi người không nên ăn chung hoặc ăn ngay sau khi uống thuốc, đặc biệt thuốc có chứa sắt. Tanin sẽ kết hợp với sắt tạo thành kết tủa gây cản trở sự hấp thu sắt trong thức ăn, không tốt cho người thiếu máu.
Ngoài ra, người già và trẻ nhỏ cũng nên hạn chế ăn hồng giòn, chỉ nên ăn hai miếng nhỏ và phải nhai kỹ hoặc chọn trái hồng đã chín mềm hay sấy khô.
Những điều cần lưu ý khi ăn hồng giòn
- Trái hồng không phù hợp cho người bị thiếu máu thiếu sắt, do trái hồng chứa nhiều tanin sẽ kết hợp với sắt tạo thành kết tủa, dẫn đến cản trở sự hấp thu sắt trong thức ăn. Ngoài ra, cũng không nên ăn trái hồng khi đang uống thuốc bổ sung sắt.
- Do hồng chứa nhiều tanin và chất xơ nên những người có bệnh viêm loét dạ dày thường sẽ cảm thấy khó chịu, đầy bụng, khó tiêu sau khi sử dụng. Vì thế, người mắc bệnh viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn hồng.
- Không ăn vỏ trái hồng. Trong vỏ trái hồng chứa nhiều tanin, đây là lý do vỏ hồng ăn có vị chát.
- Không ăn hồng lúc bụng đói. Dưới tác động của axit dạ dày, tanin dễ bị kết tủa tạo phức. Hồng giòn tuy có vị ngọt nhưng vẫn còn một lượng tanin trong đó. Nên ăn hồng sau khi ăn cơm, hoặc lúc bụng no.
- Theo Đông Y, hồng tươi có tính hơi hàn, có thể làm hạ huyết áp, không nên dùng cho người suy kiệt, huyết áp thấp, mệt mỏi kinh niên, phụ nữ mới sinh.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Ăn quả hồng giòn có tốt không?". Hãy ăn hồng giòn đúng cách để tốt cho sức khoẻ nhé.
Ăn quả hồng giòn có tốt không là băn khoăn của không ít người. Hãy cùng tìm giải đáp trong bài viết dưới đây.
Thành phần dinh dưỡng của quả hồng
Bài viết của Lương Y Hoàng Duy Tân trên Báo Sức khoẻ & Đời sống cho biết, quả hồng chứa 12 - 16% đường, chủ yếu là đường glucose và fructoze, lượng acid thấp 0,1%. Trong 100g thịt quả chứa 0,16mg caroten, 16mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin PP, B1, B2 và các hợp chất hữu cơ… Quả hồng được dùng rộng rãi để ăn tươi cũng như phơi khô. Trong khi phơi khô chúng được phủ một lớp đường và lượng đường có thể tăng đến 60 - 62%. Quả hồng còn dùng để làm thuốc.
Quả hồng ngâm rượu uống là vị thuốc bổ để chống suy nhược. Tai quả phơi hoặc sấy khô gọi là “thị đế” dùng chữa ho, nấc, đầy bụng. Khi làm mứt, đường tiết ra gọi là “thị sương” có đường manit dùng chữa đau và khô cổ họng. Nước ép từ quả hồng chưa chín phơi hay sấy khô gọi là “thị tất” dùng chữa huyết áp cao.
Ăn quả hồng giòn có tốt không?
Nếu ăn quả hồng giòn đúng cách và điều độ, cơ thể bạn sẽ nhận được những lợi ích dưới đây:
Giúp giảm cân
Báo Dân trí dẫn nguồn tờ Boldsky cho biết, là loại quả chứa ít calo nên hồng giòn rất lý tưởng để giảm cân. Một quả hồng giòn trung bình có trọng lượng khoảng 168 gram và chứa khoảng 31 gram carbohydrat. Vì vậy, nếu bạn đang cố gắng giảm cân hãy thử ăn hồng giòn trong bữa ăn nhẹ.
Chứa nhiều chất chống oxy hóa
Quả hồng giòn chứa nhiều chất chống oxy như axit gallic và epicatechin gallategiúp chống lại các gốc tự do có hại, do vậy ngăn ngừa tổn thương tế bào và giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính.
Cải thiện sức khỏe mắt
Hồng giòn giàu vitamin A cần thiết để duy trì sức khỏe mắt. Một quả hồng cung cấp 55% nhu cầu vitamin A hàng ngày. Thiếu vitamin A có thể dẫn đến quáng gà, khô mắt và các bệnh mạn tính khác của mắt.
Hồng giòn tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn hồng giòn.
Ngăn ngừa lão hóa sớm
Hồng giòn chứa nhiều loại dinh dưỡng giá trị như beta-carotene, lutein, lycopene và cryptoxanthin. Các chất dinh dưỡng này hoạt động giống chất chống oxy hóa trong cơ thể, giúp giảm stress oxy hóa và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm như bệnh Alzheimer, mệt mỏi, suy giảm thị lực, nếp nhăn, yếu cơ và một số tình trạng khác.
Phòng ung thư
Bên cạnh các chất chống oxy hóa, hồng giòn còn có chứa hàm lượng cao vitamin A và vitamin C cũng như các hợp chất phenolic nhờ vậy có thể phòng ngừa một số loại ung thư khác nhau.
Tăng cường miễn dịch
Hồng giòn giúp tăng cường khả năng miễn dịch vì nó chứa vitamin C. Đây được cho là loại trái cây chứa nhiều vitamin C nhất, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Vitamin C và axit arcorbic giúp kích thích hệ thống miễn dịch và tăng cường sản sinh các tế bào bạch cầu. Tế bào bạch cầu cần thiết để bảo vệ cơ thể chống lại các nhiễm trùng và những “kẻ xâm lược” từ bên ngoài.
Những người không nên ăn hồng giòn
Tuy mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhưng cần phải ăn hồng đúng cách và không phải ai cũng có thể ăn được hồng giòn.
Báo VnExpress dẫn nguồn Dược sĩ dinh dưỡng Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y dược TP.HCM cho biết, những người đang có vấn đề về dạ dày, gan, thận, mắc bệnh trĩ ăn hồng giòn dẫn đến tình trạng bệnh nặng thêm. Ngoài ra, tanin còn gây cản trở sự hấp thụ của chất sắt từ các loại rau trong các bữa ăn. Phụ nữ có thai và đang cho con bú cũng nên hạn chế ăn hồng giòn.
Những người khi đang uống thuốc chữa bệnh không nên ăn các loại trái cây nhiều tanin vì sẽ giảm hiệu quả của thuốc. Để ngăn chặn sự tương tác này, mọi người không nên ăn chung hoặc ăn ngay sau khi uống thuốc, đặc biệt thuốc có chứa sắt. Tanin sẽ kết hợp với sắt tạo thành kết tủa gây cản trở sự hấp thu sắt trong thức ăn, không tốt cho người thiếu máu.
Ngoài ra, người già và trẻ nhỏ cũng nên hạn chế ăn hồng giòn, chỉ nên ăn hai miếng nhỏ và phải nhai kỹ hoặc chọn trái hồng đã chín mềm hay sấy khô.
Những điều cần lưu ý khi ăn hồng giòn
- Trái hồng không phù hợp cho người bị thiếu máu thiếu sắt, do trái hồng chứa nhiều tanin sẽ kết hợp với sắt tạo thành kết tủa, dẫn đến cản trở sự hấp thu sắt trong thức ăn. Ngoài ra, cũng không nên ăn trái hồng khi đang uống thuốc bổ sung sắt.
- Do hồng chứa nhiều tanin và chất xơ nên những người có bệnh viêm loét dạ dày thường sẽ cảm thấy khó chịu, đầy bụng, khó tiêu sau khi sử dụng. Vì thế, người mắc bệnh viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn hồng.
- Không ăn vỏ trái hồng. Trong vỏ trái hồng chứa nhiều tanin, đây là lý do vỏ hồng ăn có vị chát.
- Không ăn hồng lúc bụng đói. Dưới tác động của axit dạ dày, tanin dễ bị kết tủa tạo phức. Hồng giòn tuy có vị ngọt nhưng vẫn còn một lượng tanin trong đó. Nên ăn hồng sau khi ăn cơm, hoặc lúc bụng no.
- Theo Đông Y, hồng tươi có tính hơi hàn, có thể làm hạ huyết áp, không nên dùng cho người suy kiệt, huyết áp thấp, mệt mỏi kinh niên, phụ nữ mới sinh.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Ăn quả hồng giòn có tốt không?". Hãy ăn hồng giòn đúng cách để tốt cho sức khoẻ nhé.