Những người sợ rảnh rỗi

TUVM

Well-known member
Vào kỳ nghỉ, có những người sợ hãi khi nhìn vào lịch trình trống trải. Họ cố gắng lấp đầy nó bằng loạt hoạt động mệt mỏi thay vì thư giãn.



Nằm trên võng đung đưa, lặng nhìn những con sóng xô vào bờ biển khi mặt trời khuất dần lúc hoàng hôn - đó là một khoảnh khắc bình yên trên lý thuyết. Tuy nhiên, đối với một số người, đó có thể là nguồn cơn gây căng thẳng.
Nhà tâm lý học Rafael Sanndreu gọi trạng thái căng thẳng này trong những tình huống được phép thư giãn như vậy là "chứng sợ nhàn rỗi".
"Có những người sợ hãi, khủng hoảng vì không có gì để làm. Họ trở nên lo lắng. Họ thà bận rộn cả ngày còn hơn", Sanndreu nói. Ông giải thích rằng đây là chứng bệnh tâm lý khiến một người không muốn có thời gian rảnh vì sợ suy nghĩ lung tung.

Mặc dù các trường hợp như trên có vẻ cực đoan, nhưng Sanndreu cho rằng nhiều người hiện đại, một lịch trình bận rộn khiến họ thoải mái hơn.
Để đảm bảo "lịch trình" đó, nhiều người sẽ cố lấp đầy kỳ nghỉ của họ bằng các hoạt động để tiêu tốn thời gian, đến mức kỳ nghỉ còn khiến họ kiệt sức hơn cả lúc đi làm.

so ranh roi anh 1
Đối với nhiều người, rảnh rỗi có thể gây căng thẳng, khiến họ cảm thấy mình không có giá trị.
Nhà triết học Azahara Alonso nhận định: "Với quán tính của chúng ta, việc chậm lại, dừng lại và không làm gì còn khó hơn là tiếp tục thói quen làm việc thông thường".

Cô còn cho rằng bằng cách tỏ ra bận rộn, người ta thấy mình có ích hơn, bớt lãng phí thời gian. "Đó có thể là chìa khóa, nhưng cũng có thể là cái bẫy", cô nói.
Trong cuốn sách mới nhất của mình, "Gozo", cô đề cập đến một cảm giác có thể nảy sinh trong những khoảnh khắc nghỉ ngơi đó: thấy tội lỗi.
Alonso chỉ ra rằng người ta không cảm thấy tội lỗi khi thực hiện các hoạt động trong lịch trình du lịch vì khi đó họ đang "lấp đầy thời gian". Trong lúc đi du lịch, mọi người cũng chụp nhiều ảnh hơn, bởi nếu không họ sẽ cảm thấy như mình chẳng làm được gì.

Nhà tâm lý học Mireia Cabero, giảng dạy tại Đại học Mở Catalonia, đồng tình với quan điểm của Alonso về cảm giác tội lỗi khi "không làm gì".
"Chúng ta đặt quá nhiều giá trị vào việc trở nên hữu ích, năng suất, đóng góp và cam kết với bản thân. Nhưng ta đã quên rằng việc tạm dừng, thanh thản, chiêm nghiệm, cảm thấy buồn chán và không làm gì cũng hữu ích, lành mạnh và cần thiết", Cabero nói.

Các chuyên gia giải thích rằng khi một người nằm dài, não sẽ bắt đầu nghĩ rằng nên làm một việc gì đó có ý nghĩa hơn là cứ ngồi không. Thực tế, chúng ta có thể lựa chọn lắng nghe "tín hiệu" đó hoặc từ chối nó.

Tuy nhiên, chúng ta thường không phản bác lại một suy nghĩ khi nó nảy sinh trong đầu. Và khi hoàn toàn tin tưởng vào nó, cảm giác tội lỗi bắt đầu xuất hiện.
Úrsula Calvo, một nữ doanh nhân, cũng gặp vấn đề về chứng sợ nhàn rỗi. Cô đã tìm thấy giải pháp cho mình thông qua thiền định.
"Não của con người dường như không hiểu rằng chúng ta có thể dành 30 ngày nghỉ ngơi, chẳng làm gì cả. Khi không có hoạt động gì để chú tâm vào, não chuyển sang 'chế độ buồn chán'", Calvo nói.
Để đảo ngược sự buồn chán, Calvo tìm đến thiền định và chánh niệm nhằm xoa dịu tâm trí.
 
Bên trên