Nguyễn May
Well-known member
Dưới đây là những lỗi sai thường gặp của người điều khiển xe máy. Trong một số trường hợp, thói quen này nhiều khả năng sẽ gây ra tai nạn giao thông.
Chạy xe máy trên cao tốc
Đường cao tốc là khu vực dành cho ô tô di chuyển với tốc độ cao. Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, hành vi đi xe máy trên cao tốc luôn bị cấm. Tuy nhiên, để né những đoạn đường bị tắc, đi đường vòng, nhiều tài xế đã bất chấp nguy hiểm để lái xe máy trên cao tốc. Thậm chí, một số người còn đi ngược chiều trong khu vực này. Thói quen này đã gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, dẫn đến tử vong.
Tăng tốc đột ngột và phanh quá gấp
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những vụ va chạm. Bởi lẽ, khi xe đang di chuyển với tốc độ cao và gặp tình huống bất ngờ phía trước, nhiều người sẽ theo quán tính, sử dụng tay thuận để bóp phanh trước (phanh bên phải). Điều này dễ làm cho xe mất cân bằng do thay đổi tốc độ đột ngột, khiến cho bánh xe bị trượt khỏi đường.
Để ngăn chặn những sự cố không đáng có, người điều khiển phương tiện nên giảm tốc độ bằng cả phanh trước lẫn phanh sau. Tránh trường hợp phanh gấp mà chỉ sử dụng phanh đĩa trước. Đồng thời, người điều khiển phương tiện cần làm chủ tốc độ của xe. Tránh tình trạng rồ ga, vít ga đột ngột sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của động cơ cũng như sự an toàn khi tham gia giao thông
Chạy xe ngay sau khi nổ máy
Sau một thời gian không sử dụng, động cơ xe máy cần thời gian để làm nóng tới nhiệt độ lý tưởng, khiến cho việc vận hành trơn tru hơn.
Việc chạy xe ngay sau khi nổ máy sẽ khiến các bộ phận khởi động xe làm việc đột ngột, không có thời gian làm nóng động cơ. Thói quen này khiến động cơ xe và các chi tiết liên quan nhanh chóng xuống cấp và giảm hiệu suất. Người lái nên chú ý khởi động xe khoảng 30 giây khi nổ, đề máy để động cơ hoạt động hiệu quả với mức nhiệt phù hợp.
Không nắm được luật và các tình huống giao thông
Cần phải nắm chắc và tuân thủ luật an toàn giao thông khi di chuyển. Ngoài việc thuần thục kỹ năng điều khiển phương tiện, các lái xe cần phải nắm chắc được luật giao thông để dễ dàng áp dụng, xử lý trong nhiều tình huống trên đường.
Sử dụng chế độ đèn sai cách
Đèn pha là đèn chiếu xa với cường độ ánh sáng mạnh, giúp người điều khiển xe thấy được chướng ngại và các biển báo từ xa. Chế độ này chỉ phù hợp khi đi đường cao tốc, quốc lộ. Nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết hoặc cố tình nên đã sử dụng trong nội thành, gây chói mắt và khiến người đi ngược chiều có thể gặp tai nạn.
Ngược lại, đèn cốt là đèn chiếu gần, góc chiếu thấp (hướng xuống) đủ để quan sát được tình trạng mặt đường, sử dụng trong nội thành và khu dân cư. Chế độ này thường không gây chói mắt cho các xe đối diện và thể hiện sự lịch sự.
Không xi nhan khi chuyển làn, đổi hướng
Khi chuyển hướng trên lộ trình, một số chủ phương tiện thiếu kinh nghiệm lái sẽ không chú ý quan sát phía sau và ngay lập tức chuyển hướng. Điều này khiến các xe lưu thông phía sau gặp khó trong việc xử lý tình huống và dễ dẫn đến tai nạn. Để đảm bảo an toàn, lái xe cần bình tĩnh quan sát trước sau, bật tín hiệu xin nhập làn đến khi các xe đi tới nhận biết và có dấu hiệu nhường đường thì mới từ từ vào làn.
Sử dụng điện thoại khi lái xe máy
Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, nếu sử dụng điện thoại, người lái xe máy hãy dừng hẳn xe để nhận cuộc gọi. Tài xế tuyệt đối không nhắn tin hay lướt mạng, chat khi tham gia giao thông. Việc làm này khiến người điều khiển phương tiện hướng sự chú ý về thiết bị di động mà không còn để tâm đến việc lái xe. Cùng với đó, hành vi này cũng sẽ nhận những mức phạt của luật giao thông đường bộ.
Chạy xe máy trên cao tốc
Đường cao tốc là khu vực dành cho ô tô di chuyển với tốc độ cao. Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, hành vi đi xe máy trên cao tốc luôn bị cấm. Tuy nhiên, để né những đoạn đường bị tắc, đi đường vòng, nhiều tài xế đã bất chấp nguy hiểm để lái xe máy trên cao tốc. Thậm chí, một số người còn đi ngược chiều trong khu vực này. Thói quen này đã gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, dẫn đến tử vong.
Tăng tốc đột ngột và phanh quá gấp
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những vụ va chạm. Bởi lẽ, khi xe đang di chuyển với tốc độ cao và gặp tình huống bất ngờ phía trước, nhiều người sẽ theo quán tính, sử dụng tay thuận để bóp phanh trước (phanh bên phải). Điều này dễ làm cho xe mất cân bằng do thay đổi tốc độ đột ngột, khiến cho bánh xe bị trượt khỏi đường.
Để ngăn chặn những sự cố không đáng có, người điều khiển phương tiện nên giảm tốc độ bằng cả phanh trước lẫn phanh sau. Tránh trường hợp phanh gấp mà chỉ sử dụng phanh đĩa trước. Đồng thời, người điều khiển phương tiện cần làm chủ tốc độ của xe. Tránh tình trạng rồ ga, vít ga đột ngột sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của động cơ cũng như sự an toàn khi tham gia giao thông
Chạy xe ngay sau khi nổ máy
Sau một thời gian không sử dụng, động cơ xe máy cần thời gian để làm nóng tới nhiệt độ lý tưởng, khiến cho việc vận hành trơn tru hơn.
Việc chạy xe ngay sau khi nổ máy sẽ khiến các bộ phận khởi động xe làm việc đột ngột, không có thời gian làm nóng động cơ. Thói quen này khiến động cơ xe và các chi tiết liên quan nhanh chóng xuống cấp và giảm hiệu suất. Người lái nên chú ý khởi động xe khoảng 30 giây khi nổ, đề máy để động cơ hoạt động hiệu quả với mức nhiệt phù hợp.
Không nắm được luật và các tình huống giao thông
Cần phải nắm chắc và tuân thủ luật an toàn giao thông khi di chuyển. Ngoài việc thuần thục kỹ năng điều khiển phương tiện, các lái xe cần phải nắm chắc được luật giao thông để dễ dàng áp dụng, xử lý trong nhiều tình huống trên đường.
Sử dụng chế độ đèn sai cách
Đèn pha là đèn chiếu xa với cường độ ánh sáng mạnh, giúp người điều khiển xe thấy được chướng ngại và các biển báo từ xa. Chế độ này chỉ phù hợp khi đi đường cao tốc, quốc lộ. Nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết hoặc cố tình nên đã sử dụng trong nội thành, gây chói mắt và khiến người đi ngược chiều có thể gặp tai nạn.
Ngược lại, đèn cốt là đèn chiếu gần, góc chiếu thấp (hướng xuống) đủ để quan sát được tình trạng mặt đường, sử dụng trong nội thành và khu dân cư. Chế độ này thường không gây chói mắt cho các xe đối diện và thể hiện sự lịch sự.
Không xi nhan khi chuyển làn, đổi hướng
Khi chuyển hướng trên lộ trình, một số chủ phương tiện thiếu kinh nghiệm lái sẽ không chú ý quan sát phía sau và ngay lập tức chuyển hướng. Điều này khiến các xe lưu thông phía sau gặp khó trong việc xử lý tình huống và dễ dẫn đến tai nạn. Để đảm bảo an toàn, lái xe cần bình tĩnh quan sát trước sau, bật tín hiệu xin nhập làn đến khi các xe đi tới nhận biết và có dấu hiệu nhường đường thì mới từ từ vào làn.
Sử dụng điện thoại khi lái xe máy
Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, nếu sử dụng điện thoại, người lái xe máy hãy dừng hẳn xe để nhận cuộc gọi. Tài xế tuyệt đối không nhắn tin hay lướt mạng, chat khi tham gia giao thông. Việc làm này khiến người điều khiển phương tiện hướng sự chú ý về thiết bị di động mà không còn để tâm đến việc lái xe. Cùng với đó, hành vi này cũng sẽ nhận những mức phạt của luật giao thông đường bộ.