Những siêu app quốc tế từng "ngã ngựa" ở Việt Nam

Thanh Thúy

Well-known member
Trước Gojek, không ít ông lớn như Uber, Baemin, Foodpanda đã phải chấp nhận thất bại và rời khỏi Việt Nam.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, thị trường Việt Nam đã chứng kiến hàng loạt sự ra đi của các nền tảng công nghệ quốc tế. Gojek, Kỳ lân công nghệ đến từ Indonesia, là cái tên mới nhất trong danh sách ngày càng dài những doanh nghiệp nước ngoài quyết định từ bỏ.
Những tên tuổi lớn đã thất bại tại Việt Nam như thế nào?
Việt Nam, với dân số hơn 98 triệu người và độ tuổi trung bình chỉ 32, luôn được coi là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp công nghệ. Đặc biệt, tỷ lệ sử dụng Internet đã tăng vọt từ 37% năm 2013 lên đến 78,59% vào năm 2023, theo Bộ Thông tin và Truyền thông. Những con số này đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư và doanh nghiệp công nghệ toàn cầu.

Tuy nhiên, bức tranh thực tế không đẹp như trên số liệu. Nhiều Super App (Siêu Ứng dụng) với sự hậu thuẫn từ ông lớn nước ngoài, ra mắt với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường trong những năm qua. Tuy nhiên, những cái tên tiếp tục trụ vững chỉ là thiểu số.


Gojek, sau khi gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2018 dưới thương hiệu Go-Viet, đã phải đối mặt với nhiều thách thức. Có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ một trong những startup được định giá cao nhất Đông Nam Á với 10 tỷ USD vào năm 2019, Gojek vẫn không thể tạo đột phá tại Việt Nam.


1725584810664.png

Sau 6 năm hoạt động, ứng dụng gọi xe công nghệ Gojek sẽ chính thức nói lời tạm biệt thị trường Việt Nam vào ngày 16/9. Ảnh: Gojek.
Với 6 năm kinh nghiệm, các dịch vụ Gojek cung cấp bao gồm vận chuyển (gọi xe 2 bánh GoRide, xe bốn bánh GoCar), giao đồ ăn (GoFood) và giao hàng (GoSend).

Theo khảo sát “Mức độ phổ biến của ứng dụng gọi xe máy năm 2024” do Q&Me thực hiện, chỉ có 7% người Việt cho biết sẽ chọn Gojek khi muốn sử dụng dịch vụ di chuyển bằng xe 2 bánh. Con số này phần nào phản ánh sự thất thế của hãng gọi xe đến từ Indonesia. Theo một khảo sát của Q&Me vào năm 2022, thị phần người dùng trung thành của Gojek từng chiếm tới 30% và chỉ đứng sau Grab.

Trước Gojek, nhiều tên tuổi lớn khác cũng đã phải rút lui khỏi thị trường Việt Nam.

Uber, gã khổng lồ công nghệ đến từ Mỹ, đã rút khỏi Việt Nam vào năm 2018 sau khi bán mảng kinh doanh Đông Nam Á cho đối thủ Grab. Tại thời điểm rút lui, Uber đã hoạt động ở Việt Nam được 4 năm và có khoảng 350.000 tài xế đối tác.

Trong năm 2017, ứng dụng gọi xe này sở hữu tổng cộng 4 triệu người dùng với 329 triệu Km hành trình đã được thực hiện trong các chuyến xe ở Việt Nam. Tuy nhiên, không thể cạnh tranh nổi với chiến lược "đốt tiền" của Grab, Uber phải chịu thua lỗ lớn, ước tính 4,5 tỷ USD tại khu vực Đông Nam Á.

Tương tự như Uber, Baemin cũng phải chấp nhận thất bại khi rời khỏi thị trường Việt Nam. Ra mắt vào năm 2019 với sự hỗ trợ từ tập đoàn Woowa Brothers (Hàn Quốc), Baemin đã cố gắng mở rộng hoạt động tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Song, dịch vụ giao đồ ăn này cũng đã phải đóng cửa hoạt động tại Việt Nam vào tháng 12/2023 sau 4 năm.


1725584791900.png

Baemin là ứng dụng gây tiếc nuối nhất khi tuyên bố rời thị trường Việt Nam vào đầu tháng 12/2023, qua đó khép lại hành trình gần 5 năm sóng gió. Ảnh: Nhật Sinh.
So với các siêu app "giao cả thế giới", ứng dụng lẻ như Baemin chủ yếu khai thác mảng vận chuyển đồ ăn với quy mô giới hạn và bị cạnh tranh bởi các đối thủ khác như GrabFood, ShopeeFood. Do vậy, dòng tiền thu về rất hạn chế, Vietdata nhận định.

Theo báo cáo của Momentum Works năm 2023, người Việt đã chi 1,4 tỷ USD mua đồ ăn trên các nền tảng trung gian, tăng vọt 27%. Tuy nhiên, Baemin chỉ chiếm khoảng 5% thị phần, thua xa so với các đối thủ như Grab (47%) và ShopeeFood (45%).
Cuộc chiến “đốt tiền” giữa các nền tảng
Trước cả Uber và Baemin, Foodpanda, một nền tảng giao đồ ăn của Delivery Hero (Đức), đã rút khỏi Việt Nam vào năm 2015 sau 3 năm hoạt động. Công ty này từng có mặt tại 5 thành phố lớn của Việt Nam với mạng lưới lên đến 1.000 nhà hàng đối tác.

Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh và chi phí vận hành cao đã buộc Foodpanda phải từ bỏ thị trường Việt Nam để tập trung vào các thị trường có lợi nhuận cao hơn. Lý do được đưa ra này khá giống với beyeu.com - dự án thuộc Projects Lana, được diễn đàn Webtretho hậu thuẫn - khi rút lui khỏi thị trường thương mại điện tử Việt.

“Thương mại điện tử cần rất nhiều tiền. Nhiều công ty quyết định không đốt tiền nữa. Chúc may mắn cho những người đang tiếp tục cố gắng", trích thông báo ngừng hoạt động c
Đơn cử như trong lĩnh vực giao đồ ăn, ShopeeFood - một nền tảng có sự hậu thuẫn của tập đoàn Sea (Singapore) nhưng được vận hành bởi đội ngũ trong nước - đã tăng trưởng ấn tượng, từ khoảng 850 tỷ đồng năm 2020 lên hơn 2.000 tỷ đồng vào năm 2022.

Chi phí "đốt tiền" cao là một nguyên nhân khác khiến nhiều nền tảng quốc tế phải rút lui. Để giành thị phần, các nền tảng này phải chi rất nhiều tiền cho các chương trình khuyến mãi và trợ giá.

Từ nửa cuối năm 2023, Grab đã đưa ra chiến lược "giá hợp lý", với nhiều lựa chọn di chuyển và giao hàng với mức giá rẻ hơn 10-20% như GrabBike Tiết Kiệm và GrabCar Tiết Kiệm. Những cách làm này này tạo ra áp lực tài chính lớn, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn và các nhà đầu tư ngày càng đòi hỏi các startup phải chứng minh khả năng sinh lời.

Tuy nhiên, sự rút lui của các nền tảng quốc tế không đồng nghĩa với việc thị trường Việt Nam mất đi sức hấp dẫn. Ngược lại, nó mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa phát triển. Ví dụ, sau khi Uber rút lui, Be Group - một startup gọi xe của Việt Nam - đã nhanh chóng chiếm lĩnh, nắm giữ 35% thị phần gọi xe tính đến tháng 12/2023.

Hãng đã lần lượt vượt qua Gojek và Taxi Mai Linh để khẳng định vị trí thứ 2 trong top ứng dụng gọi xe được yêu thích nhất Việt Nam, theo báo cáo “The Connected Consumer” của Decision Lab.
ủa nền tảng.

Dễ thấy, một phần nguyên nhân của làn sóng ra đi là do cạnh tranh khốc liệt. Thị trường Việt Nam chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các nền tảng quốc tế với nhau mà còn với các đối thủ nội địa mạnh mẽ.


1725584767589.png

Tại Việt Nam, trước khi tuyên bố rời "cuộc chơi", Gojek đã phải cạnh tranh với Grab, Be hay đối thủ mới thành lập là Xanh SM. Ảnh: Quỳnh Danh.
Đơn cử như trong lĩnh vực giao đồ ăn, ShopeeFood - một nền tảng có sự hậu thuẫn của tập đoàn Sea (Singapore) nhưng được vận hành bởi đội ngũ trong nước - đã tăng trưởng ấn tượng, từ khoảng 850 tỷ đồng năm 2020 lên hơn 2.000 tỷ đồng vào năm 2022.

Chi phí "đốt tiền" cao là một nguyên nhân khác khiến nhiều nền tảng quốc tế phải rút lui. Để giành thị phần, các nền tảng này phải chi rất nhiều tiền cho các chương trình khuyến mãi và trợ giá.

Từ nửa cuối năm 2023, Grab đã đưa ra chiến lược "giá hợp lý", với nhiều lựa chọn di chuyển và giao hàng với mức giá rẻ hơn 10-20% như GrabBike Tiết Kiệm và GrabCar Tiết Kiệm. Những cách làm này này tạo ra áp lực tài chính lớn, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn và các nhà đầu tư ngày càng đòi hỏi các startup phải chứng minh khả năng sinh lời.

Tuy nhiên, sự rút lui của các nền tảng quốc tế không đồng nghĩa với việc thị trường Việt Nam mất đi sức hấp dẫn. Ngược lại, nó mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa phát triển. Ví dụ, sau khi Uber rút lui, Be Group - một startup gọi xe của Việt Nam - đã nhanh chóng chiếm lĩnh, nắm giữ 35% thị phần gọi xe tính đến tháng 12/2023.

Hãng đã lần lượt vượt qua Gojek và Taxi Mai Linh để khẳng định vị trí thứ 2 trong top ứng dụng gọi xe được yêu thích nhất Việt Nam, theo báo cáo “The Connected Consumer” của Decision Lab.
 
Bên trên