Nguyễn May
Well-known member
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 khép lại với nhiều cảm xúc, hình ảnh đẹp, trong đó có những tấm gương hiếu học hay sự giúp đỡ của tình nguyện viên khiến ai cũng ấm lòng.
Ông Đặng Văn Ảnh, Trưởng thôn Liên Tài Năng, xã Tùng Lộc (Hà Tĩnh) theo học ba năm tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên của huyện. Năm nay, ông quyết định tham gia thi tốt nghiệp THPT để lấy bằng tốt nghiệp và điểm xét tuyển vào đại học. Năm 1993, do nhà đông anh em, lại khó khăn nên ông học hết lớp 9 thì phải nghỉ học. Năm 2010, ông được bầu làm trưởng thôn.
Bà Ngô Thị Kim Chi, học viên lớp 12 của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Quận 7, TP.HCM, là thí sinh lớn tuổi nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Bà kể, nhà nghèo, là chị cả trong gia đình 5 anh chị em, nên học đến lớp 8, bà đành phải từ bỏ ước mơ làm bác sĩ để ở nhà phụ giúp cha mẹ làm ăn. Sau khi lập gia đình, bà cũng bị cuốn vào cuộc sống mưu sinh, chăm lo cho con cái nên đành gác lại ham muốn đi học tiếp. Khi kinh tế gia đình ổn định, các con học hành thành tài, yên bề gia thất, bà Chi vẫn luôn tự ti vì chưa học hết lớp 12, kiến thức hạn hẹp. Do đó bà quyết tâm đi học và thi lấy bằng tốt nghiệp THPT.
Tại hội đồng thi Đông Thụy Anh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, thí sinh nhiều tuổi nhất của tỉnh là ông Nguyễn Duy Lam, 52 tuổi, trưởng thôn Tây Thượng Liệt, xã Đông Tân, huyện Đông Hưng. Ông sinh ra trong gia đình nghèo có 7 anh, chị em. Nhà đông con nên học xong cấp hai, ông nghỉ ở nhà đi chăn trâu giúp bố mẹ. Đầu năm 2021, ông đi học tại Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Thái Thụy vào các ngày từ thứ 6 đến chủ nhật.
Tại trường THCS Tân Túc (huyện Bình Chánh, TP.HCM), em Nguyễn Quách Phú Tài bị gãy hai tay trong một vụ va chạm giao thông hồi đầu tháng 6, đến nay tay vẫn chưa lành, không thể viết bài. Tài được sắp xếp thi ở phòng riêng và được bố trí giáo viên hỗ trợ ghi lại bài làm. Quá trình làm bài của Tài được ghi âm, ghi hình từ khi tính giờ làm bài đến cuối buổi thi. Băng ghi âm, ghi hình sẽ được gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo để kiểm tra.
Trần Nhật Huy, 18 tuổi ở Nha Trang, phải đến điểm thi bằng xe lăn do gãy chân trong một vụ tai nạn cách đây một tuần. Nhà cách điểm thi khoảng 30 km nên Huy cùng mẹ có mặt tại trường lúc 5h45. Do phòng thi ở tầng 3, em được cảnh sát, các tình nguyện viên hỗ trợ di chuyển.
Tại điểm thi THCS Nguyễn Trãi, quận Gò Vấp (TP.HCM) thí sinh Nguyễn Minh Thiên Phong, học sinh trường THPT Gò Vấp, được bố trí phòng thi đặc biệt với hai giám thị và một giám sát viên. Do vừa trải qua ca mổ hôm 26/6, Phong không thể ngồi mà phải nằm trên giường bệnh để làm bài. Trước khi đi thi, em phải uống thuốc giảm đau. Nam sinh được tạo điều kiện nằm trên một chiếc giường sắt, kê ván ở đầu giường để làm bàn viết bài thi. Thầy cô kê thêm một chiếc gối nhỏ trước ngực để em thoải mái khi nằm viết bài.
Trong khi hơn 1 triệu thí sinh trong cả nước làm bài thi tốt nghiệp THPT năm 2023 thì em Lầu Mí Tủa phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc sau ca mổ ruột thừa tối 27/6. Tủa cho biết, vì nhà nghèo quá nên bố mẹ không có điều kiện đưa em xuống huyện thi, một mình đến trường THPT Mèo Vạc để làm thủ tục. Sau khi làm thủ tục dự thi xong, em thấy bụng đau quặn nên đi bệnh viện khám và phải cấp cứu mổ ruột thừa, không thể tham gia kỳ thi. Ban chỉ đạo thi của huyện Mèo Vạc cho biết sẽ hoàn tất các thủ tục cần thiết để Tủa được xét đặc cách tốt nghiệp THPT theo quy định Bộ GD&ĐT.
Nhiều thí sinh bị gãy chân, không thể tự di chuyển được tình nguyện viên hỗ trợ đưa vào phòng thi.
Ông Đặng Văn Ảnh, Trưởng thôn Liên Tài Năng, xã Tùng Lộc (Hà Tĩnh) theo học ba năm tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên của huyện. Năm nay, ông quyết định tham gia thi tốt nghiệp THPT để lấy bằng tốt nghiệp và điểm xét tuyển vào đại học. Năm 1993, do nhà đông anh em, lại khó khăn nên ông học hết lớp 9 thì phải nghỉ học. Năm 2010, ông được bầu làm trưởng thôn.
Bà Ngô Thị Kim Chi, học viên lớp 12 của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Quận 7, TP.HCM, là thí sinh lớn tuổi nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Bà kể, nhà nghèo, là chị cả trong gia đình 5 anh chị em, nên học đến lớp 8, bà đành phải từ bỏ ước mơ làm bác sĩ để ở nhà phụ giúp cha mẹ làm ăn. Sau khi lập gia đình, bà cũng bị cuốn vào cuộc sống mưu sinh, chăm lo cho con cái nên đành gác lại ham muốn đi học tiếp. Khi kinh tế gia đình ổn định, các con học hành thành tài, yên bề gia thất, bà Chi vẫn luôn tự ti vì chưa học hết lớp 12, kiến thức hạn hẹp. Do đó bà quyết tâm đi học và thi lấy bằng tốt nghiệp THPT.
Tại hội đồng thi Đông Thụy Anh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, thí sinh nhiều tuổi nhất của tỉnh là ông Nguyễn Duy Lam, 52 tuổi, trưởng thôn Tây Thượng Liệt, xã Đông Tân, huyện Đông Hưng. Ông sinh ra trong gia đình nghèo có 7 anh, chị em. Nhà đông con nên học xong cấp hai, ông nghỉ ở nhà đi chăn trâu giúp bố mẹ. Đầu năm 2021, ông đi học tại Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Thái Thụy vào các ngày từ thứ 6 đến chủ nhật.
Tại trường THCS Tân Túc (huyện Bình Chánh, TP.HCM), em Nguyễn Quách Phú Tài bị gãy hai tay trong một vụ va chạm giao thông hồi đầu tháng 6, đến nay tay vẫn chưa lành, không thể viết bài. Tài được sắp xếp thi ở phòng riêng và được bố trí giáo viên hỗ trợ ghi lại bài làm. Quá trình làm bài của Tài được ghi âm, ghi hình từ khi tính giờ làm bài đến cuối buổi thi. Băng ghi âm, ghi hình sẽ được gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo để kiểm tra.
Trần Nhật Huy, 18 tuổi ở Nha Trang, phải đến điểm thi bằng xe lăn do gãy chân trong một vụ tai nạn cách đây một tuần. Nhà cách điểm thi khoảng 30 km nên Huy cùng mẹ có mặt tại trường lúc 5h45. Do phòng thi ở tầng 3, em được cảnh sát, các tình nguyện viên hỗ trợ di chuyển.
Tại điểm thi THCS Nguyễn Trãi, quận Gò Vấp (TP.HCM) thí sinh Nguyễn Minh Thiên Phong, học sinh trường THPT Gò Vấp, được bố trí phòng thi đặc biệt với hai giám thị và một giám sát viên. Do vừa trải qua ca mổ hôm 26/6, Phong không thể ngồi mà phải nằm trên giường bệnh để làm bài. Trước khi đi thi, em phải uống thuốc giảm đau. Nam sinh được tạo điều kiện nằm trên một chiếc giường sắt, kê ván ở đầu giường để làm bàn viết bài thi. Thầy cô kê thêm một chiếc gối nhỏ trước ngực để em thoải mái khi nằm viết bài.
Trong khi hơn 1 triệu thí sinh trong cả nước làm bài thi tốt nghiệp THPT năm 2023 thì em Lầu Mí Tủa phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc sau ca mổ ruột thừa tối 27/6. Tủa cho biết, vì nhà nghèo quá nên bố mẹ không có điều kiện đưa em xuống huyện thi, một mình đến trường THPT Mèo Vạc để làm thủ tục. Sau khi làm thủ tục dự thi xong, em thấy bụng đau quặn nên đi bệnh viện khám và phải cấp cứu mổ ruột thừa, không thể tham gia kỳ thi. Ban chỉ đạo thi của huyện Mèo Vạc cho biết sẽ hoàn tất các thủ tục cần thiết để Tủa được xét đặc cách tốt nghiệp THPT theo quy định Bộ GD&ĐT.
Nhiều thí sinh bị gãy chân, không thể tự di chuyển được tình nguyện viên hỗ trợ đưa vào phòng thi.