Nguyễn May
Well-known member
Không chỉ iPhone, Apple đã từng tung ra nhiều sản phẩm công nghệ với sức ảnh hưởng lớn không kém.
Không chỉ iPhone, Apple vẫn còn nhiều sản phẩm tạo ra ảnh hưởng và truyền cảm hứng ở quy mô lớn trong giới công nghệ. Ảnh: Apple
Sinh nhật lần thứ 47 của Apple với tư cách là một công ty vừa diễn ra vào ngày 1.4.
Trong suốt khoảng thời gian đó, có một số thiết kế đáng kinh ngạc đã gây ảnh hưởng tới thế giới. Chắc chắn, nó cũng có một vài thiết kế thất bại, nhưng khi nói đến tính nhất quán, các nhà thiết kế tại Apple có nhiều chiến thắng hơn bất kỳ ai.
Nhìn lại 47 năm qua, đây là những thiết kế công nghệ đã thu hút người dùng nhất, cho thấy phả hệ thiết kế của Apple sâu rộng đến mức nào.
iMac G3 vỏ trong
Các thiết kế máy tính Mac tuyệt vời của Apple không chỉ giới hạn ở máy tính xách tay. iMac G3, chiếc máy tính để bàn đã cứu Apple, là sản phẩm tiên phong trong thế giới thiết kế máy tính.
Vào thời điểm ra mắt vào năm 1998, máy tính vẫn là thiết bị hiếm hoi và hầu hết vẫn là “bảo vật” của những người mê công nghệ trên thế giới. Apple muốn thay đổi điều đó và iMac G3 được giao nhiệm vụ dẫn đầu. Nó có thể đạt được thành tích này một phần lớn nhờ vào lớp vỏ nhựa trong mờ của nó.
Steve Jobs và iMac G3. Ảnh: AFP
Lớp vỏ bán trong suốt bên ngoài rất quan trọng với iMac G3 vì nó cho phép người dùng nhìn thấy linh kiện bên trong máy tính.
Với thiết kế này, người dùng có thể nhìn vào bên trong và xem mọi thứ hoạt động như thế nào.
Vòng xoay trên iPod
Rất ít thiết bị kỹ thuật số có tác động rộng lớn như iPod, giúp việc nghe nhạc di động trở nên đơn giản, mở ra kỷ nguyên podcast và thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp âm nhạc.
Điều đó sẽ không thể thực hiện được nếu thiết bị không thú vị và dễ sử dụng. Thành công của iPod ban đầu chính xác là nhờ bánh xe nhấp chuột thiên tài của nó.
Thay vì gắn quá nhiều nút ở mặt trước của iPod, Apple giữ mọi thứ đơn giản với thiết kế hình tròn đơn giản. Có năm nút để phát, tạm dừng, bỏ qua các bản nhạc, truy cập menu và chọn một mục menu.
Để di chuyển lên hoặc xuống một danh sách, người dùng chỉ cần xoay ngón tay cái của mình theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
Một trong những yếu tố giúp iPod thành công chính là vòng xoay cảm ứng trên phần nút chuyển bài. Ảnh: Business Insider
Đó là sự hoàn hảo trong triết lý thiết kế của Apple, vốn tập trung vào việc loại bỏ mọi thứ không cần thiết cản trở việc sử dụng thiết bị.
Điều này khiến iPod có thể được vận hành bởi bất cứ ai. Và sự thật thú vị là, đó không phải sáng tạo của Steve Jobs hay Jony Ive mà đến từ giám đốc tiếp thị của Apple, Phil Schiller.
Máy tính tất cả trong một iMac G4
Vào đầu thế kỷ 21, máy Mac của Apple đã bắt đầu phát triển. Sau chiến thắng lẫy lừng với iMac G3, Apple đã tiếp tục với iMac G4, một trong những máy Mac tốt nhất từ trước đến nay. Lần này, phần lớn thành công của nó dựa trên nền tảng tất cả trong một đầy mạnh mẽ.
Vào đầu những năm 2000, hầu hết các máy tính vẫn sử dụng các cây (case) và màn hình CRT. Tuy nhiên, iMac G4 đã được thiết kế để nhét tất cả các bộ phận bên trong của nó vào một đế nhỏ hỗ trợ màn hình phẳng.
Đó là một kỳ tích của kỹ thuật vào thời điểm đó, đến nỗi nó khiến người nhìn ban đầu phải hỏi "máy tính ở đâu?”.
iMac G4 mang lại màn hình mỏng nhẹ nhờ thiết kế tất cả trong một ở phần đế. Ảnh: Mac Rumors
Nhưng việc giấu mọi thứ trong phần đế không chỉ là một thủ thuật về sự gọn gàng, nó còn giúp Apple có thể trang bị màn hình LCD siêu mỏng.
Bằng cách thu nhỏ mọi thứ lại và chứa các thành phần trong một đế nhỏ, không gian máy tính sẽ được giải phóng để đạt được độ mỏng cao nhất mà Apple có thể tạo ra.
Sinh nhật lần thứ 47 của Apple với tư cách là một công ty vừa diễn ra vào ngày 1.4.
Trong suốt khoảng thời gian đó, có một số thiết kế đáng kinh ngạc đã gây ảnh hưởng tới thế giới. Chắc chắn, nó cũng có một vài thiết kế thất bại, nhưng khi nói đến tính nhất quán, các nhà thiết kế tại Apple có nhiều chiến thắng hơn bất kỳ ai.
Nhìn lại 47 năm qua, đây là những thiết kế công nghệ đã thu hút người dùng nhất, cho thấy phả hệ thiết kế của Apple sâu rộng đến mức nào.
iMac G3 vỏ trong
Các thiết kế máy tính Mac tuyệt vời của Apple không chỉ giới hạn ở máy tính xách tay. iMac G3, chiếc máy tính để bàn đã cứu Apple, là sản phẩm tiên phong trong thế giới thiết kế máy tính.
Vào thời điểm ra mắt vào năm 1998, máy tính vẫn là thiết bị hiếm hoi và hầu hết vẫn là “bảo vật” của những người mê công nghệ trên thế giới. Apple muốn thay đổi điều đó và iMac G3 được giao nhiệm vụ dẫn đầu. Nó có thể đạt được thành tích này một phần lớn nhờ vào lớp vỏ nhựa trong mờ của nó.
Steve Jobs và iMac G3. Ảnh: AFP
Lớp vỏ bán trong suốt bên ngoài rất quan trọng với iMac G3 vì nó cho phép người dùng nhìn thấy linh kiện bên trong máy tính.
Với thiết kế này, người dùng có thể nhìn vào bên trong và xem mọi thứ hoạt động như thế nào.
Vòng xoay trên iPod
Rất ít thiết bị kỹ thuật số có tác động rộng lớn như iPod, giúp việc nghe nhạc di động trở nên đơn giản, mở ra kỷ nguyên podcast và thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp âm nhạc.
Điều đó sẽ không thể thực hiện được nếu thiết bị không thú vị và dễ sử dụng. Thành công của iPod ban đầu chính xác là nhờ bánh xe nhấp chuột thiên tài của nó.
Thay vì gắn quá nhiều nút ở mặt trước của iPod, Apple giữ mọi thứ đơn giản với thiết kế hình tròn đơn giản. Có năm nút để phát, tạm dừng, bỏ qua các bản nhạc, truy cập menu và chọn một mục menu.
Để di chuyển lên hoặc xuống một danh sách, người dùng chỉ cần xoay ngón tay cái của mình theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
Đó là sự hoàn hảo trong triết lý thiết kế của Apple, vốn tập trung vào việc loại bỏ mọi thứ không cần thiết cản trở việc sử dụng thiết bị.
Điều này khiến iPod có thể được vận hành bởi bất cứ ai. Và sự thật thú vị là, đó không phải sáng tạo của Steve Jobs hay Jony Ive mà đến từ giám đốc tiếp thị của Apple, Phil Schiller.
Máy tính tất cả trong một iMac G4
Vào đầu thế kỷ 21, máy Mac của Apple đã bắt đầu phát triển. Sau chiến thắng lẫy lừng với iMac G3, Apple đã tiếp tục với iMac G4, một trong những máy Mac tốt nhất từ trước đến nay. Lần này, phần lớn thành công của nó dựa trên nền tảng tất cả trong một đầy mạnh mẽ.
Vào đầu những năm 2000, hầu hết các máy tính vẫn sử dụng các cây (case) và màn hình CRT. Tuy nhiên, iMac G4 đã được thiết kế để nhét tất cả các bộ phận bên trong của nó vào một đế nhỏ hỗ trợ màn hình phẳng.
Đó là một kỳ tích của kỹ thuật vào thời điểm đó, đến nỗi nó khiến người nhìn ban đầu phải hỏi "máy tính ở đâu?”.
Nhưng việc giấu mọi thứ trong phần đế không chỉ là một thủ thuật về sự gọn gàng, nó còn giúp Apple có thể trang bị màn hình LCD siêu mỏng.
Bằng cách thu nhỏ mọi thứ lại và chứa các thành phần trong một đế nhỏ, không gian máy tính sẽ được giải phóng để đạt được độ mỏng cao nhất mà Apple có thể tạo ra.