Thanh Thúy
Well-known member
Du học khi chưa sẵn sàng, lại thiếu sự quản lý của bố mẹ, trẻ dễ sa đà, nghiện game, trầm cảm hoặc không hòa nhập được với môi trường mới.
Tại Triển lãm du học nội trú EMA 2023 hôm 12/11 ở Hà Nội, ông Brett Wertz, Giám đốc điều hành Fourdozen, Inc., tổ chức tư vấn giáo dục của các chuyên gia Mỹ tại Việt Nam, nói có sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu du học của người sau dịch Covid-19.
Ông dẫn chứng báo cáo Open Doors 2023 cho thấy gần 22.000 học sinh Việt Nam đến Mỹ năm học 2022-2023, tăng 5,7% so với năm học trước, duy trì vị trí thứ 5 về số lượng sinh viên quốc tế ở nước này.
"Đó là lý do ngày càng nhiều trường đến Việt Nam tuyển sinh. Các trường nội trú Mỹ đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng ở châu Á", ông Brett nói, cho biết Mỹ có khoảng 300 trường nội trú, nhận học sinh từ lớp 9 đến lớp 12.
Du học từ phổ thông giúp trẻ làm quen với môi trường học tập, tự lập và thuận lợi hơn khi ứng tuyển vào đại học Mỹ. Dù vậy, ông Brett nhìn nhận cũng không ít khó khăn với học sinh.
"Một số phụ huynh không muốn nhìn vào thực tế, chỉ muốn con du học để tốt cho tương lai nhưng đó là mong muốn của họ, không phải của con", ông Brett nói, cho hay từng gặp trường hợp học sinh trầm cảm vì đi học theo sắp xếp của bố mẹ dù không muốn.
Hầu hết học sinh du học Mỹ đến từ những gia đình có điều kiện, được chu cấp mọi thứ. Khi đi xa, không có người thân bên cạnh, phải tự xoay xở, các em dễ gặp vấn đề tâm lý. Không có sự sẵn sàng, trẻ thiếu động lực và khó hòa nhập môi trường. Nhiều em ở thành phố lớn, lúc đến Mỹ học trường nội trú ở vùng quê buồn tẻ đã sốc và chán nản.
Đại diện trường nội trú ở bang New York, Mỹ, tư vấn cho học sinh Việt Nam tại triển lãm hôm 12/11. Ảnh: Bình Minh
Bà Sara Tahir, đại diện tuyển sinh trường St. Stephen's Episcopal, cho biết thêm khi không phải chịu sự kiểm soát của bố mẹ, nhiều em sa đà vào game và thức khuya. Một số em sốc văn hóa, không quen đồ ăn, nhớ nhà, cũng có em gặp khó khăn với các lớp học.
"Chẳng hạn lớp lịch sử ở Mỹ rất khó với học sinh quốc tế. Vì thế, các trường thường có chương trình dạy kèm học sinh từ các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc", bà Sara cho hay.
Còn ông John Williamson, Giám đốc phát triển toàn cầu của Hiệp hội quản lý tuyển sinh EMA, nhìn nhận du học khi tuổi còn nhỏ đôi khi cũng tạo ra áp lực cho các em.
"Áp lực có thể đến từ kỳ vọng của gia đình, đôi khi đến từ chính học sinh vì các em biết bố mẹ đã chi rất nhiều tiền cho mình đi học", ông John giải thích.
ông Brett Wertz, chuyên gia du học với hơn 10 năm kinh nghiệm tuyển sinh tại Việt Nam, hỗ trợ học sinh và phụ huynh tại triển lãm hôm 12/11 ở Hà Nội. Ảnh: Bình Minh
Bà Sarah Powers, đại diện tuyển sinh trường The Governor's Academy, bang Massachusetts, cho biết để giúp học sinh vượt qua các vấn đề tâm lý và trở ngại ban đầu, trường tạo ra bốn lớp hỗ trợ khác nhau.
"Các em có thể tìm đến người cố vấn, đại diện hội du học sinh, những người đóng vai trò là bố mẹ nuôi ở ký túc xá hoặc hội cựu sinh để chia sẻ", bà Sarah nói.
Còn trường St. Stephen's Episcopal có chương trình cố vấn, giúp học sinh học cách kiểm soát sự căng thẳng. Ngoài ra, ký túc xá cũng có những buổi chia sẻ khác nhau về các kỹ năng vượt qua nỗi lo thi cử hay làm cách nào để nhận được sự giúp đỡ.
Theo các chuyên gia, khi nghĩ đến du học, cha mẹ nên trao đổi và hỏi ý kiến con để chắc rằng con muốn đi và đã sẵn sàng. "Tốt nhất là bố mẹ và con cái cùng có chung mong muốn", ông Brett nói, lưu ý trẻ cũng cần có sự chuẩn bị từ sớm về thể lực, kỹ năng mềm và khả năng tiếng Anh.
Ông cũng khuyên phụ huynh chọn trường phù hợp với khả năng của đứa trẻ, hoặc theo tiêu chí của gia đình thay vì thứ hạng. Ví dụ muốn con học về Khoa học, phụ huynh nghiên cứu những trường có chương trình tốt về lĩnh vực này.
Ngoài ra, ông John cho rằng phụ huynh nên đến các sự kiện du học, gặp trực tiếp đại diện trường để tìm hiểu về mối quan tâm, các tiêu chí cũng như môi trường học tập và sinh hoạt.
Tại Triển lãm du học nội trú EMA 2023 hôm 12/11 ở Hà Nội, ông Brett Wertz, Giám đốc điều hành Fourdozen, Inc., tổ chức tư vấn giáo dục của các chuyên gia Mỹ tại Việt Nam, nói có sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu du học của người sau dịch Covid-19.
Ông dẫn chứng báo cáo Open Doors 2023 cho thấy gần 22.000 học sinh Việt Nam đến Mỹ năm học 2022-2023, tăng 5,7% so với năm học trước, duy trì vị trí thứ 5 về số lượng sinh viên quốc tế ở nước này.
"Đó là lý do ngày càng nhiều trường đến Việt Nam tuyển sinh. Các trường nội trú Mỹ đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng ở châu Á", ông Brett nói, cho biết Mỹ có khoảng 300 trường nội trú, nhận học sinh từ lớp 9 đến lớp 12.
Du học từ phổ thông giúp trẻ làm quen với môi trường học tập, tự lập và thuận lợi hơn khi ứng tuyển vào đại học Mỹ. Dù vậy, ông Brett nhìn nhận cũng không ít khó khăn với học sinh.
"Một số phụ huynh không muốn nhìn vào thực tế, chỉ muốn con du học để tốt cho tương lai nhưng đó là mong muốn của họ, không phải của con", ông Brett nói, cho hay từng gặp trường hợp học sinh trầm cảm vì đi học theo sắp xếp của bố mẹ dù không muốn.
Hầu hết học sinh du học Mỹ đến từ những gia đình có điều kiện, được chu cấp mọi thứ. Khi đi xa, không có người thân bên cạnh, phải tự xoay xở, các em dễ gặp vấn đề tâm lý. Không có sự sẵn sàng, trẻ thiếu động lực và khó hòa nhập môi trường. Nhiều em ở thành phố lớn, lúc đến Mỹ học trường nội trú ở vùng quê buồn tẻ đã sốc và chán nản.
Đại diện trường nội trú ở bang New York, Mỹ, tư vấn cho học sinh Việt Nam tại triển lãm hôm 12/11. Ảnh: Bình Minh
Bà Sara Tahir, đại diện tuyển sinh trường St. Stephen's Episcopal, cho biết thêm khi không phải chịu sự kiểm soát của bố mẹ, nhiều em sa đà vào game và thức khuya. Một số em sốc văn hóa, không quen đồ ăn, nhớ nhà, cũng có em gặp khó khăn với các lớp học.
"Chẳng hạn lớp lịch sử ở Mỹ rất khó với học sinh quốc tế. Vì thế, các trường thường có chương trình dạy kèm học sinh từ các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc", bà Sara cho hay.
Còn ông John Williamson, Giám đốc phát triển toàn cầu của Hiệp hội quản lý tuyển sinh EMA, nhìn nhận du học khi tuổi còn nhỏ đôi khi cũng tạo ra áp lực cho các em.
"Áp lực có thể đến từ kỳ vọng của gia đình, đôi khi đến từ chính học sinh vì các em biết bố mẹ đã chi rất nhiều tiền cho mình đi học", ông John giải thích.
ông Brett Wertz, chuyên gia du học với hơn 10 năm kinh nghiệm tuyển sinh tại Việt Nam, hỗ trợ học sinh và phụ huynh tại triển lãm hôm 12/11 ở Hà Nội. Ảnh: Bình Minh
Bà Sarah Powers, đại diện tuyển sinh trường The Governor's Academy, bang Massachusetts, cho biết để giúp học sinh vượt qua các vấn đề tâm lý và trở ngại ban đầu, trường tạo ra bốn lớp hỗ trợ khác nhau.
"Các em có thể tìm đến người cố vấn, đại diện hội du học sinh, những người đóng vai trò là bố mẹ nuôi ở ký túc xá hoặc hội cựu sinh để chia sẻ", bà Sarah nói.
Còn trường St. Stephen's Episcopal có chương trình cố vấn, giúp học sinh học cách kiểm soát sự căng thẳng. Ngoài ra, ký túc xá cũng có những buổi chia sẻ khác nhau về các kỹ năng vượt qua nỗi lo thi cử hay làm cách nào để nhận được sự giúp đỡ.
Theo các chuyên gia, khi nghĩ đến du học, cha mẹ nên trao đổi và hỏi ý kiến con để chắc rằng con muốn đi và đã sẵn sàng. "Tốt nhất là bố mẹ và con cái cùng có chung mong muốn", ông Brett nói, lưu ý trẻ cũng cần có sự chuẩn bị từ sớm về thể lực, kỹ năng mềm và khả năng tiếng Anh.
Ông cũng khuyên phụ huynh chọn trường phù hợp với khả năng của đứa trẻ, hoặc theo tiêu chí của gia đình thay vì thứ hạng. Ví dụ muốn con học về Khoa học, phụ huynh nghiên cứu những trường có chương trình tốt về lĩnh vực này.
Ngoài ra, ông John cho rằng phụ huynh nên đến các sự kiện du học, gặp trực tiếp đại diện trường để tìm hiểu về mối quan tâm, các tiêu chí cũng như môi trường học tập và sinh hoạt.