TRng
Well-known member
Hướng đến xóa bỏ du lịch "mùa vụ", ba tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An cần đẩy mạnh kết nối xây dựng tour du lịch xanh liên tuyến.
Ba địa phương được đánh giá hội tụ nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị, danh lam thắng cảnh nổi tiếng và các cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Ngoài ra, nhiều khu di tích lịch sử cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt cũng tập trung tại ba đây.
Tuy nhiên, hoạt động du lịch phần lớn mang tính chất "mùa vụ" chưa phát huy được hết tiềm năng thế mạnh khu vực.
Tại Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch "Nghệ An - Thanh Hóa - Ninh Bình: Hành trình du lịch xanh" ngày 10.4, bà Vương Thị Hải Yến, phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa nhận định, cả ba địa phương đều có nhiều lợi thế để chung tay phát triển du lịch xanh.
Ba địa phương liên kết xây dựng, quảng bá chương trình du lịch độc đáo, hấp dẫn, với các thông điệp "Nghệ An - Hành trình xanh", "Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa", "Ninh Bình - Điểm đến thân thiện hàng đầu thế giới", bà Yến chia sẻ.
Dù ba địa phương sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế để xây dựng tour, tuyến du lịch hấp dẫn, các đại biểu hội nghị cũng nhận định một số điểm du lịch còn thiếu chuyên nghiệp, thiếu cơ sở lưu trú cao cấp và trải nghiệm cho du khách chưa phong phú.
Du lịch xanh Tam Cốc, Ninh Bình. Ảnh: Nguyễn Trường
Ông Trương Quốc Hùng, Chủ tịch CLB Du lịch lữ hành UNESCO Hà Nội, kiến nghị du lịch ba tỉnh cần đẩy mạnh liên kết, kết nối các điểm văn hóa, tâm linh và thiên nhiên thành tour du lịch xanh nhằm phá bỏ tính "mùa vụ".
Ông Hùng đề xuất các địa phương cần xây dựng cơ chế đặc thù. "Địa phương chung tay đưa ra loại vé tham quan sử dụng chung cho cả ba địa phương, qua đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp việc xây dựng tour", ông nói.
Bà Tạ Thị Tú Uyên, Giám đốc Ban Sản phẩm dịch vụ, Công ty Du lịch Vietravel, phân tích rằng, ba địa phương muốn đưa tour du lịch xanh tới du khách nên xây dựng bản đồ du lịch số giới thiệu những nét độc đáo về thiên nhiên, văn hóa, lịch sử tới du khách...
"Xây dựng bản đồ số không chỉ quảng bá hình ảnh du lịch địa phương tới du khách, mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng tour du lịch chung cho các địa phương", bà Uyên nói.
Ông Hà Văn Siêu - Phó cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - phát biểu tại hội nghị.
Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, lượng du khách đến Ninh Bình, Thanh Hóa và Nghệ An không ít tuy nhiên tổng doanh thu từ du lịch vẫn hạn chế.
Do đó, cần xác định rõ mục tiêu và tập trung vào việc kéo dài thời gian lưu trú của du khách.
Ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, cho biết Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã triển khai nhiều mô hình phát triển sản phẩm du lịch nhằm khai thác tối đa giá trị văn hóa, sinh thái, và đặc biệt là nâng cao trải nghiệm du khách tại cả ba địa phương.
Để tăng thu các địa phương cần có thêm những sản phẩm đặc sắc về vui chơi, giải trí đêm, hoạt động giàu cảm xúc.
Ba địa phương được đánh giá hội tụ nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị, danh lam thắng cảnh nổi tiếng và các cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Ngoài ra, nhiều khu di tích lịch sử cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt cũng tập trung tại ba đây.
Tuy nhiên, hoạt động du lịch phần lớn mang tính chất "mùa vụ" chưa phát huy được hết tiềm năng thế mạnh khu vực.
Tại Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch "Nghệ An - Thanh Hóa - Ninh Bình: Hành trình du lịch xanh" ngày 10.4, bà Vương Thị Hải Yến, phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa nhận định, cả ba địa phương đều có nhiều lợi thế để chung tay phát triển du lịch xanh.
Ba địa phương liên kết xây dựng, quảng bá chương trình du lịch độc đáo, hấp dẫn, với các thông điệp "Nghệ An - Hành trình xanh", "Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa", "Ninh Bình - Điểm đến thân thiện hàng đầu thế giới", bà Yến chia sẻ.
Dù ba địa phương sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế để xây dựng tour, tuyến du lịch hấp dẫn, các đại biểu hội nghị cũng nhận định một số điểm du lịch còn thiếu chuyên nghiệp, thiếu cơ sở lưu trú cao cấp và trải nghiệm cho du khách chưa phong phú.

Ông Trương Quốc Hùng, Chủ tịch CLB Du lịch lữ hành UNESCO Hà Nội, kiến nghị du lịch ba tỉnh cần đẩy mạnh liên kết, kết nối các điểm văn hóa, tâm linh và thiên nhiên thành tour du lịch xanh nhằm phá bỏ tính "mùa vụ".
Ông Hùng đề xuất các địa phương cần xây dựng cơ chế đặc thù. "Địa phương chung tay đưa ra loại vé tham quan sử dụng chung cho cả ba địa phương, qua đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp việc xây dựng tour", ông nói.
Bà Tạ Thị Tú Uyên, Giám đốc Ban Sản phẩm dịch vụ, Công ty Du lịch Vietravel, phân tích rằng, ba địa phương muốn đưa tour du lịch xanh tới du khách nên xây dựng bản đồ du lịch số giới thiệu những nét độc đáo về thiên nhiên, văn hóa, lịch sử tới du khách...
"Xây dựng bản đồ số không chỉ quảng bá hình ảnh du lịch địa phương tới du khách, mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng tour du lịch chung cho các địa phương", bà Uyên nói.

Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, lượng du khách đến Ninh Bình, Thanh Hóa và Nghệ An không ít tuy nhiên tổng doanh thu từ du lịch vẫn hạn chế.
Do đó, cần xác định rõ mục tiêu và tập trung vào việc kéo dài thời gian lưu trú của du khách.
Ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, cho biết Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã triển khai nhiều mô hình phát triển sản phẩm du lịch nhằm khai thác tối đa giá trị văn hóa, sinh thái, và đặc biệt là nâng cao trải nghiệm du khách tại cả ba địa phương.
Để tăng thu các địa phương cần có thêm những sản phẩm đặc sắc về vui chơi, giải trí đêm, hoạt động giàu cảm xúc.