TUVM
Well-known member
Được thành lập vào tháng 9/2019, Voiz FM trở thành đơn vị tiên phong trong thị trường sách nói có bản quyền và chuyên nghiệp tại Việt Nam. Tính đến hiện tại, ứng dụng đã có hơn 2 triệu người dùng, với hơn 3.000 nội dung đa dạng thể loại, đồng thời giúp mở ra thị trường sách nói sôi động tại Việt Nam.
Đối với một công ty mới và trong một thị trường còn nhiều khó khăn, CEO của Voiz FM cho rằng thành công của đơn vị cũng như sự phát triển của ngành sách nói Việt Nam có sự giúp đỡ từ Hội Xuất bản Việt Nam - những người đã hướng dẫn rất nhiệt tình và tạo điều kiện để đơn vị mới thành lập có cơ hội tiếp xúc với người đi trước và các tác giả một cách thuận lợi.
Bắt nguồn từ nhu cầu thực tế và tôn trọng bản quyền
Vài năm trước, sách nói, hay đúng hơn là sách nói có bản quyền vẫn là một khái niệm còn mới ở Việt Nam vài năm trước. Trong ấn tượng của nhiều độc giả, sách nói là một thị trường "dùng chùa", là những bản thu tại nhà với chất lượng thấp hay những tranh cãi về bản quyền không có hồi kết. Vì thế, khi mới bắt đầu, người sáng lập Voiz FM là ông Lê Hoàng Thạch từng đối mặt với những câu hỏi như “các bạn làm cho vui phải không?”.
Nhưng ông không hề có ý định làm cho vui. Thông thường, những ý tưởng khởi nghiệp đều xuất phát từ nhu cầu thiết thực của những người sáng lập. Voiz FM cũng không ngoại lệ.
Chia sẻ với Zing, ông Lê Hoàng Thạch nhớ lại những năm 2010, khi ông và những người bạn còn là sinh viên vừa mới lên thành phố. Vừa học hành, vừa hoạt động xã hội, vừa phải thích nghi với môi trường mới khiến thời gian dành để đọc sách bị co hẹp lại hơn trước rất nhiều. Bên cạnh đó, không gian phòng trọ cũng không rộng rãi để họ có thể mua nhiều sách.
“Lúc đó chúng tôi đã nghĩ đến sách nói rồi, vì khi ấy cũng hay vừa ngồi tàu xe hay tranh thủ vừa ngả lưng để nghe radio, nên rõ ràng là hình thức âm thanh sẽ giúp mình tận dụng thời gian rất tốt, mà lại không chiếm dụng quá nhiều không gian nữa”, ông nhớ lại.
Tuy nhiên, phải đến gần 10 năm sau, khi nhận thấy thị trường Việt Nam lúc này đã được số hóa nhiều hơn, mức sống người dân cũng cao hơn và bản thân đã tích lũy được một nguồn lực nhất định, ông Lê Hoàng Thạch cùng các cộng sự mới bắt tay vào hiện thực hóa ý tưởng ngày xưa.
Ứng dụng sách nói chuyên nghiệp đầu tiên được lập ra với mong muốn góp phần giải quyết nhu cầu tận dụng thời gian để trau dồi kiến thức của các bạn trẻ trong bối cảnh eo hẹp về không gian và thời gian. Bên cạnh đó, những nhà sáng lập Voiz FM cũng định hướng làm sách nói 100% bản quyền để thể hiện sự tôn trọng đối với thành quả lao động của các tác giả.
Thị trường nhiều tiềm năng
Ông Lê Hoàng Thạch cho rằng thị trường sách nói hiện nay nhỏ, nhưng tăng trưởng nhanh, bởi Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nhịp sống nhanh và mọi người muốn trau dồi kiến thức, cập nhật thông tin mọi lúc, mọi nơi.
Vì thế, những định dạng nội dung số như sách nói, tóm tắt sách, podcast,... đã cho thấy tính hiệu quả của nó khi người dùng có thể tận dụng những khoảng thời gian như khi đi tàu xe, tập thể dục, làm việc nhà... để trau dồi kiến thức và duy trì thói quen nghe/đọc sách và hình thành văn hoá đọc trong thời 4.0.
Tuy vậy, giai đoạn ban đầu công ty phải khó khăn lớn nhất là về tình trạng vi phạm bản quyền sách nói, vốn đã tồn tại tràn lan hàng chục năm qua khiến cho các đối tác bản quyền e ngại hợp tác.
Vì thế, bên cạnh phần sản xuất thu âm và phát triển ứng dụng, Voiz FM còn đầu tư thêm đội ngũ bảo vệ bản quyền. Từ tháng 7/2020 đến nay, đơn vị này đã hỗ trợ các đối tác báo cáo và xóa bỏ hơn 50.000 nội dung vi phạm bản quyền, tạo dựng niềm tin, góp phần thúc đẩy các đơn vị xuất bản tập trung hơn vào mảng sách nói.
Hai năm sau, thị trường sách nói đã có những bước tiến lạc quan. Giữa năm 2021 Voiz FM tăng trưởng gấp 50 lần so với năm trước. Trung bình mỗi tháng tăng 20-30% so với tháng trước, cộng trung bình cả năm, mức tăng trưởng đáng kinh ngạc.
Sau hơn ba năm, hiện tại Voiz FM đã có hơn 2 triệu người dùng, với hơn 3.000 nội dung đa dạng thể loại và doanh thu tăng trưởng trung bình 2 con số mỗi tháng, thúc đẩy Voiz FM đạt điểm hòa vốn từ cuối năm 2022 - một thành quả đáng mơ ước đối với một công ty khởi nghiệp.
Với những con số tăng trưởng đáng kinh ngạc, vượt xa mọi dự đoán, CEO của Voiz FM cho biết mục tiêu trong thời gian sắp tới nâng cao về "chất", bao gồm lựa chọn thêm những đề tài hữu ích trong và ngoài nước "để kết hợp cùng những giọng đọc chất lượng cao để tạo ra những tác phẩm rung động lòng người". Đồng thời, nâng cấp thêm về thuật toán dữ liệu thông minh để có thể gợi ý nội dung cho người dùng một cách phù hợp hơn, tạo dựng thói quen nghe sách thường xuyên hơn.
Theo ông Lê Hoàng Thạch, sự phát triển của sách nói hiện nay không phải nhất thời. “Giai đoạn giãn cách xã hội khiến hành vi người dùng thay đổi sâu sắc bởi họ nhận ra sự hữu ích của những định dạng nội dung số. Tuy nhiên đó không phải là xu hướng nhất thời, vì suốt năm 2022 cho đến 2023, đà tăng trưởng nhu cầu sách nói vẫn được duy trì ổn định. Hơn nữa, tín hiệu vui mừng đặc biệt là người dùng đã bắt đầu hình thành thói quen trả tiền để nghe sách, một hành vi văn minh rất đáng khích lệ”, ông giải thích.
Đa dạng hình thức và nội dung
Là đơn vị tiên phong trong mảng sách nói có bản quyền, sau hơn 3 năm Voiz FM đã có nhiều đóng góp trong việc thúc đẩy nhận thức về sách nói và bản quyền sách nói trong người dùng. Đây cũng là đơn vị thường xuyên có mặt trong các sự kiện văn hóa đọc, hội sách lớn trên cả nước và đưa ra nhiều hình thức mới lạ để người nghe có thêm trải nghiệm với sách nói.
Nếu vài năm trước, nghe sách vẫn còn là một đề tài gặp nhiều tranh luận khi bị gán với suy nghĩ là hình thức “đọc ăn gian” hay “không đủ siêng đọc”, thì hiện nay yếu tố hiệu quả đã được đặt lên hàng đầu. Sau Voiz FM, những ứng dụng sách nói có bản quyền khác cũng lần lượt ra đời, thị trường sách nói được phát triển theo hướng chuyên nghiệp đã chứng minh cho độc giả thấy rằng kiến thức có thể đến với con người qua nhiều kênh khác nhau. Và độc giả ngày nay có nhiều phương tiện, lựa chọn hơn để phù hợp với sở thích và quỹ thời gian của mình.
“60% số người nghe sách nói của chúng tôi vào 21h tới 2h sáng hôm sau. Mọi người nghe trước giờ đi ngủ, cho thấy nhu cầu nghe để học tập, trau dồi kiến thức cao. Người trẻ đã làm việc cả ngày mệt mỏi rồi, tối họ không muốn nhìn màn hình nên nghe sách nói là hình thức phù hợp”, ông Lê Hoàng Thạch cho biết.
Theo CEO của Voiz FM, trong tương lai, hạ tầng của chúng ta (hệ thống giao thông công cộng) hoàn thiện hơn, các đơn vị phát triển công nghệ trong sản xuất và phát hành sách nói, các nhà xuất bản mạnh dạn hơn với nội dung số. Đó đều là những động lực thúc đẩy sách nói phát triển hơn nữa.
Ngoài ra, trong dòng chảy chuyển đổi số nói chung, thành công của Voiz FM là một trong nhiều ví dụ thực tiễn để tạo động lực tăng tốc quá trình chuyển đổi số trong ngành xuất bản, khi giữa rất nhiều khó khăn và nghi ngờ, vẫn có một đơn vị làm sách nói bản quyền có thể tồn tại và phát triển bền vững, được người dùng yêu thích.
Năm 2022, công ty TNHH Công nghệ Wewe - công ty đứng sau ứng dụng Voiz FM - chính thức trở thành hội viên tổ chức của Hội Xuất bản Việt Nam. Ông Lê Hoàng Thạch cho rằng đây sẽ là cơ hội để học hỏi thêm từ những người làm xuất bản kỳ cựu, đồng thời cũng để đóng góp tiếng nói, kinh nghiệm chuyển đổi số cho những chương trình của Hội. Bởi khi vừa mới thành lập, chính Voiz FM cũng là đơn vị nhận được những sự dìu dắt ban đầu từ Hội Xuất bản Việt Nam.
“Các anh chị lãnh đạo Hội Xuất bản Việt Nam đã hướng dẫn rất nhiệt tình và tạo điều kiện để Voiz FM được tiếp xúc với các đàn anh đàn chị và các tác giả một cách thuận lợi. Đội ngũ Voiz FM cảm thấy rất trân trọng những dìu dắt ban đầu đó”, ông chia sẻ.
Đối với một công ty mới và trong một thị trường còn nhiều khó khăn, CEO của Voiz FM cho rằng thành công của đơn vị cũng như sự phát triển của ngành sách nói Việt Nam có sự giúp đỡ từ Hội Xuất bản Việt Nam - những người đã hướng dẫn rất nhiệt tình và tạo điều kiện để đơn vị mới thành lập có cơ hội tiếp xúc với người đi trước và các tác giả một cách thuận lợi.
Bắt nguồn từ nhu cầu thực tế và tôn trọng bản quyền
Vài năm trước, sách nói, hay đúng hơn là sách nói có bản quyền vẫn là một khái niệm còn mới ở Việt Nam vài năm trước. Trong ấn tượng của nhiều độc giả, sách nói là một thị trường "dùng chùa", là những bản thu tại nhà với chất lượng thấp hay những tranh cãi về bản quyền không có hồi kết. Vì thế, khi mới bắt đầu, người sáng lập Voiz FM là ông Lê Hoàng Thạch từng đối mặt với những câu hỏi như “các bạn làm cho vui phải không?”.
Nhưng ông không hề có ý định làm cho vui. Thông thường, những ý tưởng khởi nghiệp đều xuất phát từ nhu cầu thiết thực của những người sáng lập. Voiz FM cũng không ngoại lệ.
|
Ông Lê Hoàng Thạch - CEO của Voiz FM. Ảnh: NVCC. |
Chia sẻ với Zing, ông Lê Hoàng Thạch nhớ lại những năm 2010, khi ông và những người bạn còn là sinh viên vừa mới lên thành phố. Vừa học hành, vừa hoạt động xã hội, vừa phải thích nghi với môi trường mới khiến thời gian dành để đọc sách bị co hẹp lại hơn trước rất nhiều. Bên cạnh đó, không gian phòng trọ cũng không rộng rãi để họ có thể mua nhiều sách.
“Lúc đó chúng tôi đã nghĩ đến sách nói rồi, vì khi ấy cũng hay vừa ngồi tàu xe hay tranh thủ vừa ngả lưng để nghe radio, nên rõ ràng là hình thức âm thanh sẽ giúp mình tận dụng thời gian rất tốt, mà lại không chiếm dụng quá nhiều không gian nữa”, ông nhớ lại.
Tuy nhiên, phải đến gần 10 năm sau, khi nhận thấy thị trường Việt Nam lúc này đã được số hóa nhiều hơn, mức sống người dân cũng cao hơn và bản thân đã tích lũy được một nguồn lực nhất định, ông Lê Hoàng Thạch cùng các cộng sự mới bắt tay vào hiện thực hóa ý tưởng ngày xưa.
Ứng dụng sách nói chuyên nghiệp đầu tiên được lập ra với mong muốn góp phần giải quyết nhu cầu tận dụng thời gian để trau dồi kiến thức của các bạn trẻ trong bối cảnh eo hẹp về không gian và thời gian. Bên cạnh đó, những nhà sáng lập Voiz FM cũng định hướng làm sách nói 100% bản quyền để thể hiện sự tôn trọng đối với thành quả lao động của các tác giả.
Thị trường nhiều tiềm năng
Ông Lê Hoàng Thạch cho rằng thị trường sách nói hiện nay nhỏ, nhưng tăng trưởng nhanh, bởi Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nhịp sống nhanh và mọi người muốn trau dồi kiến thức, cập nhật thông tin mọi lúc, mọi nơi.
Vì thế, những định dạng nội dung số như sách nói, tóm tắt sách, podcast,... đã cho thấy tính hiệu quả của nó khi người dùng có thể tận dụng những khoảng thời gian như khi đi tàu xe, tập thể dục, làm việc nhà... để trau dồi kiến thức và duy trì thói quen nghe/đọc sách và hình thành văn hoá đọc trong thời 4.0.
Tuy vậy, giai đoạn ban đầu công ty phải khó khăn lớn nhất là về tình trạng vi phạm bản quyền sách nói, vốn đã tồn tại tràn lan hàng chục năm qua khiến cho các đối tác bản quyền e ngại hợp tác.
Vì thế, bên cạnh phần sản xuất thu âm và phát triển ứng dụng, Voiz FM còn đầu tư thêm đội ngũ bảo vệ bản quyền. Từ tháng 7/2020 đến nay, đơn vị này đã hỗ trợ các đối tác báo cáo và xóa bỏ hơn 50.000 nội dung vi phạm bản quyền, tạo dựng niềm tin, góp phần thúc đẩy các đơn vị xuất bản tập trung hơn vào mảng sách nói.
|
Một công đoạn sản xuất sách nói tại Voiz FM. |
Hai năm sau, thị trường sách nói đã có những bước tiến lạc quan. Giữa năm 2021 Voiz FM tăng trưởng gấp 50 lần so với năm trước. Trung bình mỗi tháng tăng 20-30% so với tháng trước, cộng trung bình cả năm, mức tăng trưởng đáng kinh ngạc.
Sau hơn ba năm, hiện tại Voiz FM đã có hơn 2 triệu người dùng, với hơn 3.000 nội dung đa dạng thể loại và doanh thu tăng trưởng trung bình 2 con số mỗi tháng, thúc đẩy Voiz FM đạt điểm hòa vốn từ cuối năm 2022 - một thành quả đáng mơ ước đối với một công ty khởi nghiệp.
Với những con số tăng trưởng đáng kinh ngạc, vượt xa mọi dự đoán, CEO của Voiz FM cho biết mục tiêu trong thời gian sắp tới nâng cao về "chất", bao gồm lựa chọn thêm những đề tài hữu ích trong và ngoài nước "để kết hợp cùng những giọng đọc chất lượng cao để tạo ra những tác phẩm rung động lòng người". Đồng thời, nâng cấp thêm về thuật toán dữ liệu thông minh để có thể gợi ý nội dung cho người dùng một cách phù hợp hơn, tạo dựng thói quen nghe sách thường xuyên hơn.
Theo ông Lê Hoàng Thạch, sự phát triển của sách nói hiện nay không phải nhất thời. “Giai đoạn giãn cách xã hội khiến hành vi người dùng thay đổi sâu sắc bởi họ nhận ra sự hữu ích của những định dạng nội dung số. Tuy nhiên đó không phải là xu hướng nhất thời, vì suốt năm 2022 cho đến 2023, đà tăng trưởng nhu cầu sách nói vẫn được duy trì ổn định. Hơn nữa, tín hiệu vui mừng đặc biệt là người dùng đã bắt đầu hình thành thói quen trả tiền để nghe sách, một hành vi văn minh rất đáng khích lệ”, ông giải thích.
Đa dạng hình thức và nội dung
Là đơn vị tiên phong trong mảng sách nói có bản quyền, sau hơn 3 năm Voiz FM đã có nhiều đóng góp trong việc thúc đẩy nhận thức về sách nói và bản quyền sách nói trong người dùng. Đây cũng là đơn vị thường xuyên có mặt trong các sự kiện văn hóa đọc, hội sách lớn trên cả nước và đưa ra nhiều hình thức mới lạ để người nghe có thêm trải nghiệm với sách nói.
Nếu vài năm trước, nghe sách vẫn còn là một đề tài gặp nhiều tranh luận khi bị gán với suy nghĩ là hình thức “đọc ăn gian” hay “không đủ siêng đọc”, thì hiện nay yếu tố hiệu quả đã được đặt lên hàng đầu. Sau Voiz FM, những ứng dụng sách nói có bản quyền khác cũng lần lượt ra đời, thị trường sách nói được phát triển theo hướng chuyên nghiệp đã chứng minh cho độc giả thấy rằng kiến thức có thể đến với con người qua nhiều kênh khác nhau. Và độc giả ngày nay có nhiều phương tiện, lựa chọn hơn để phù hợp với sở thích và quỹ thời gian của mình.
|
Nghe sách nói trở thành một hoạt động được yêu thích bởi tính tiện dụng của nó. |
“60% số người nghe sách nói của chúng tôi vào 21h tới 2h sáng hôm sau. Mọi người nghe trước giờ đi ngủ, cho thấy nhu cầu nghe để học tập, trau dồi kiến thức cao. Người trẻ đã làm việc cả ngày mệt mỏi rồi, tối họ không muốn nhìn màn hình nên nghe sách nói là hình thức phù hợp”, ông Lê Hoàng Thạch cho biết.
Theo CEO của Voiz FM, trong tương lai, hạ tầng của chúng ta (hệ thống giao thông công cộng) hoàn thiện hơn, các đơn vị phát triển công nghệ trong sản xuất và phát hành sách nói, các nhà xuất bản mạnh dạn hơn với nội dung số. Đó đều là những động lực thúc đẩy sách nói phát triển hơn nữa.
Ngoài ra, trong dòng chảy chuyển đổi số nói chung, thành công của Voiz FM là một trong nhiều ví dụ thực tiễn để tạo động lực tăng tốc quá trình chuyển đổi số trong ngành xuất bản, khi giữa rất nhiều khó khăn và nghi ngờ, vẫn có một đơn vị làm sách nói bản quyền có thể tồn tại và phát triển bền vững, được người dùng yêu thích.
Năm 2022, công ty TNHH Công nghệ Wewe - công ty đứng sau ứng dụng Voiz FM - chính thức trở thành hội viên tổ chức của Hội Xuất bản Việt Nam. Ông Lê Hoàng Thạch cho rằng đây sẽ là cơ hội để học hỏi thêm từ những người làm xuất bản kỳ cựu, đồng thời cũng để đóng góp tiếng nói, kinh nghiệm chuyển đổi số cho những chương trình của Hội. Bởi khi vừa mới thành lập, chính Voiz FM cũng là đơn vị nhận được những sự dìu dắt ban đầu từ Hội Xuất bản Việt Nam.
“Các anh chị lãnh đạo Hội Xuất bản Việt Nam đã hướng dẫn rất nhiệt tình và tạo điều kiện để Voiz FM được tiếp xúc với các đàn anh đàn chị và các tác giả một cách thuận lợi. Đội ngũ Voiz FM cảm thấy rất trân trọng những dìu dắt ban đầu đó”, ông chia sẻ.