Từ Minh Quân
Well-known member
Hơn một nửa số người tham gia khảo sát trên VnExpress nói thường xuyên gặp nội dung độc hại trên nền tảng TikTok.
Trong số 6.000 người tham gia khảo sát ngày 4/4, 40% cho biết không sử dụng TikTok. Với 3.400 người còn lại, hơn 80% thường xuyên gặp và 15% thi thoảng bắt gặp nội dung độc hại trên nền tảng video ngắn phổ biến nhất thế giới. Chỉ 4% nói chưa tiếp xúc với loại video này.
Vấn nạn video xấu độc, tức chứa nội dung nhảm, khiêu dâm, câu view, đã tồn tại từ lâu trên TikTok. Tuy nhiên, kết quả khảo sát trên cho thấy nội dung này vẫn được đăng tải tràn lan và TikTok chưa có biện pháp xử lý hiệu quả.
Ra mắt thị trường trong nước từ tháng 4/2019, số người sử dụng TikTok tại Việt Nam nhanh chóng bùng nổ trong ba năm đại dịch và hiện đạt gần 50 triệu, đứng thứ sáu trên toàn cầu và đứng thứ nhất tại Đông Nam Á, theo thống kê của Data Reportal tính đến tháng 2.
Hằng Phạm, một người làm nội dung trên TikTok, cho biết trong bối cảnh "nhà nhà, người người quay tóp tóp", để đạt hơn 27.000 người theo dõi hiện nay, cô phải câu view bằng những hình ảnh thiếu vải cùng các câu chuyện mang khuynh hướng "người lớn".
Trong khi đó, chủ một kênh TikTok khác với 40.000 người theo dõi, thừa nhận cố tình đăng nội dung khiêu dâm bởi "làm video nghiêm túc sẽ mãi vô danh trên TikTok, không thể tăng lượt follow, không thể lôi kéo quảng cáo kiếm tiền". Một người làm trong ngành quảng cáo tiết lộ, nếu một tài khoản TikTok tại Việt Nam có trên 500.000 lượt theo dõi, mỗi video có thể nhận về 6-10 triệu đồng tiền quảng cáo.
Một video có nhiều cảnh hở hang trên TikTok. Ảnh: Lưu Quý
Vì sao nội dung nhảm dễ lan truyền trên TikTok?
Thông tin độc hại thực tế có trên hầu hết mạng xã hội như Facebook, YouTube, nhưng người dùng TikTok được đánh giá dễ bắt gặp những nội dung này hơn. Dù là chiêu trò câu view của người làm nội dung, việc nội dung xấu lan truyền trên mạng xã hội còn thuộc về cơ chế của nền tảng mạng xã hội.
"Vấn đề nằm ở bộ lọc nội dung và đội ngũ kiểm duyệt. Nhiều khi người dùng báo cáo, TikTok vẫn không có phản ứng cụ thể", ông Phong Dũng, Giám đốc sáng tạo nội dung một công ty giải trí lớn tại TP HCM, nhận xét.
Đồng quan điểm, ông Lê Nguyễn Việt Anh, quản lý một công ty truyền thông tại Hà Nội, đánh giá: "Thuật toán AI của TikTok có xu hướng sử dụng những video trào lưu, dù chứa nội dung bẩn, để níu chân người xem. Người dùng cần có kiến thức để không bị cuốn vào các chủ đề sai lệch này. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là một lượng lớn người xem TikTok là trẻ vị thành niên, rất dễ bị tác động bởi những suy nghĩ, hành vi lệch lạc".
Theo nghiên cứu đăng trên Towards Data Science, TikTok phân bổ hàng triệu video mỗi ngày bằng thuật toán AI. Điểm đặc biệt của thuật toán là không thiên vị tài khoản nổi tiếng hay bình thường. Khi nội dung mới xuất hiện, thuật toán phân bổ đến 200-300 người dùng đang hoạt động để đo mức độ tương tác. Nếu trên 10% thích video, thuật toán tiếp tục đưa nó đến 10.000-100.000 người khác. Cứ thế, AI lan truyền nội dung đến hàng triệu người chỉ trong thời gian ngắn mà không đặt nặng vấn đề độc hại hay hữu ích. Trong khi các mạng xã hội khác ưu tiên hiển thị video của tài khoản "được xác minh" để giảm thiểu nội dung độc hại, thuật toán TikTok bỏ qua khâu sàng lọc quan trọng này.
Ngày 4/4, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện TikTok tại Việt Nam liên quan đến nội dung xấu độc liên tục xuất hiện trên nền tảng thời gian qua.
"Bộ đã nhắc nhở, chấn chỉnh nhưng TikTok chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả tình trạng này. Thậm chí thuật toán TikTok còn giúp thông tin độc hại dễ dàng tạo thành thành xu hướng, lan tỏa mạnh hơn, ảnh hưởng xấu đến thế hệ trẻ", ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông, nói.
Trả lời VnExpress, đại diện TikTok tại Việt Nam cho biết: "Chúng tôi rất trông chờ đón tiếp đoàn công tác liên ngành vì sẽ là cơ hội lớn để TikTok lắng nghe góp ý từ Chính phủ để có thể hoạt động tốt hơn trong tương lai".
TikTok chưa bình luận về tình trạng các video xấu độc. Tuy nhiên, ông Nguyễn Lâm Thanh, đại diện TikTok Việt Nam, cho biết nền tảng sẽ cập nhật Tiêu chuẩn cộng đồng vào ngày 21/4 "để luôn đảm bảo TikTok là môi trường an toàn, hòa nhập và chào đón mọi người dùng", bên cạnh việc đầu tư vào công nghệ kiểm duyệt.
"TikTok sẽ thực hiện xóa nội dung và tài khoản vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng. Các nhà sáng tạo sẽ được thông báo về việc bị xóa và nhận được hướng dẫn về cách kháng cáo. Ngoài ra, nội dung TikTok cho là không phù hợp với nhóm người dùng trên 13 tuổi sẽ không đủ điều kiện được đề xuất tại trang dành cho bạn (For You)", ông Thanh nói.
Theo báo cáo minh bạch của TikTok, nền tảng xóa 1,7 triệu video tại Việt Nam vì vi phạm chính sách trong quý IV/2022, trong đó 94,9% là chủ động xóa. Trong nửa đầu 2022, TikTok nhận được yêu cầu xử lý 292 video từ Chính phủ, trong đó xóa 197 video, chiếm 67,5% số yêu cầu.
Trên thế giới, TikTok cũng đang vấp phải làn sóng tẩy chay từ các cơ quan quản lý vì vấn đề an ninh và nội dung độc hại. Giữa tháng 3, Anh trở thành nước tiếp theo cấm ứng dụng TikTok trên các thiết bị làm việc của chính phủ, sau Mỹ, Canada, Bỉ và Ủy ban châu Âu. Tại phiên điều trần ngày 23/3, các nhà lập pháp Mỹ cho rằng TikTok phải bị cấm vì nghi ngờ truy cập dữ liệu người dùng, phát tán các nội dung gây tuyệt vọng và tự làm hại bản thân.
Trong số 6.000 người tham gia khảo sát ngày 4/4, 40% cho biết không sử dụng TikTok. Với 3.400 người còn lại, hơn 80% thường xuyên gặp và 15% thi thoảng bắt gặp nội dung độc hại trên nền tảng video ngắn phổ biến nhất thế giới. Chỉ 4% nói chưa tiếp xúc với loại video này.
Vấn nạn video xấu độc, tức chứa nội dung nhảm, khiêu dâm, câu view, đã tồn tại từ lâu trên TikTok. Tuy nhiên, kết quả khảo sát trên cho thấy nội dung này vẫn được đăng tải tràn lan và TikTok chưa có biện pháp xử lý hiệu quả.
Ra mắt thị trường trong nước từ tháng 4/2019, số người sử dụng TikTok tại Việt Nam nhanh chóng bùng nổ trong ba năm đại dịch và hiện đạt gần 50 triệu, đứng thứ sáu trên toàn cầu và đứng thứ nhất tại Đông Nam Á, theo thống kê của Data Reportal tính đến tháng 2.
Hằng Phạm, một người làm nội dung trên TikTok, cho biết trong bối cảnh "nhà nhà, người người quay tóp tóp", để đạt hơn 27.000 người theo dõi hiện nay, cô phải câu view bằng những hình ảnh thiếu vải cùng các câu chuyện mang khuynh hướng "người lớn".
Trong khi đó, chủ một kênh TikTok khác với 40.000 người theo dõi, thừa nhận cố tình đăng nội dung khiêu dâm bởi "làm video nghiêm túc sẽ mãi vô danh trên TikTok, không thể tăng lượt follow, không thể lôi kéo quảng cáo kiếm tiền". Một người làm trong ngành quảng cáo tiết lộ, nếu một tài khoản TikTok tại Việt Nam có trên 500.000 lượt theo dõi, mỗi video có thể nhận về 6-10 triệu đồng tiền quảng cáo.
Một video có nhiều cảnh hở hang trên TikTok. Ảnh: Lưu Quý
Vì sao nội dung nhảm dễ lan truyền trên TikTok?
Thông tin độc hại thực tế có trên hầu hết mạng xã hội như Facebook, YouTube, nhưng người dùng TikTok được đánh giá dễ bắt gặp những nội dung này hơn. Dù là chiêu trò câu view của người làm nội dung, việc nội dung xấu lan truyền trên mạng xã hội còn thuộc về cơ chế của nền tảng mạng xã hội.
"Vấn đề nằm ở bộ lọc nội dung và đội ngũ kiểm duyệt. Nhiều khi người dùng báo cáo, TikTok vẫn không có phản ứng cụ thể", ông Phong Dũng, Giám đốc sáng tạo nội dung một công ty giải trí lớn tại TP HCM, nhận xét.
Đồng quan điểm, ông Lê Nguyễn Việt Anh, quản lý một công ty truyền thông tại Hà Nội, đánh giá: "Thuật toán AI của TikTok có xu hướng sử dụng những video trào lưu, dù chứa nội dung bẩn, để níu chân người xem. Người dùng cần có kiến thức để không bị cuốn vào các chủ đề sai lệch này. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là một lượng lớn người xem TikTok là trẻ vị thành niên, rất dễ bị tác động bởi những suy nghĩ, hành vi lệch lạc".
Theo nghiên cứu đăng trên Towards Data Science, TikTok phân bổ hàng triệu video mỗi ngày bằng thuật toán AI. Điểm đặc biệt của thuật toán là không thiên vị tài khoản nổi tiếng hay bình thường. Khi nội dung mới xuất hiện, thuật toán phân bổ đến 200-300 người dùng đang hoạt động để đo mức độ tương tác. Nếu trên 10% thích video, thuật toán tiếp tục đưa nó đến 10.000-100.000 người khác. Cứ thế, AI lan truyền nội dung đến hàng triệu người chỉ trong thời gian ngắn mà không đặt nặng vấn đề độc hại hay hữu ích. Trong khi các mạng xã hội khác ưu tiên hiển thị video của tài khoản "được xác minh" để giảm thiểu nội dung độc hại, thuật toán TikTok bỏ qua khâu sàng lọc quan trọng này.
Ngày 4/4, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện TikTok tại Việt Nam liên quan đến nội dung xấu độc liên tục xuất hiện trên nền tảng thời gian qua.
"Bộ đã nhắc nhở, chấn chỉnh nhưng TikTok chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả tình trạng này. Thậm chí thuật toán TikTok còn giúp thông tin độc hại dễ dàng tạo thành thành xu hướng, lan tỏa mạnh hơn, ảnh hưởng xấu đến thế hệ trẻ", ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông, nói.
Trả lời VnExpress, đại diện TikTok tại Việt Nam cho biết: "Chúng tôi rất trông chờ đón tiếp đoàn công tác liên ngành vì sẽ là cơ hội lớn để TikTok lắng nghe góp ý từ Chính phủ để có thể hoạt động tốt hơn trong tương lai".
TikTok chưa bình luận về tình trạng các video xấu độc. Tuy nhiên, ông Nguyễn Lâm Thanh, đại diện TikTok Việt Nam, cho biết nền tảng sẽ cập nhật Tiêu chuẩn cộng đồng vào ngày 21/4 "để luôn đảm bảo TikTok là môi trường an toàn, hòa nhập và chào đón mọi người dùng", bên cạnh việc đầu tư vào công nghệ kiểm duyệt.
"TikTok sẽ thực hiện xóa nội dung và tài khoản vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng. Các nhà sáng tạo sẽ được thông báo về việc bị xóa và nhận được hướng dẫn về cách kháng cáo. Ngoài ra, nội dung TikTok cho là không phù hợp với nhóm người dùng trên 13 tuổi sẽ không đủ điều kiện được đề xuất tại trang dành cho bạn (For You)", ông Thanh nói.
Theo báo cáo minh bạch của TikTok, nền tảng xóa 1,7 triệu video tại Việt Nam vì vi phạm chính sách trong quý IV/2022, trong đó 94,9% là chủ động xóa. Trong nửa đầu 2022, TikTok nhận được yêu cầu xử lý 292 video từ Chính phủ, trong đó xóa 197 video, chiếm 67,5% số yêu cầu.
Trên thế giới, TikTok cũng đang vấp phải làn sóng tẩy chay từ các cơ quan quản lý vì vấn đề an ninh và nội dung độc hại. Giữa tháng 3, Anh trở thành nước tiếp theo cấm ứng dụng TikTok trên các thiết bị làm việc của chính phủ, sau Mỹ, Canada, Bỉ và Ủy ban châu Âu. Tại phiên điều trần ngày 23/3, các nhà lập pháp Mỹ cho rằng TikTok phải bị cấm vì nghi ngờ truy cập dữ liệu người dùng, phát tán các nội dung gây tuyệt vọng và tự làm hại bản thân.