TRUONGTRINH
Well-known member
Sự phổ biến của AI khiến nhiều sinh viên bị nghi dùng các công cụ trí tuệ nhân tạo để gian lận, dù họ khẳng định không làm điều đó.
Cuối tháng 11, Albert, sinh viên chuyên ngành tiếng Anh 19 tuổi tại một đại học ở Anh, sửng sốt khi nhận email từ nhà trường, "buộc tội" anh sử dụng AI để hoàn thành bài tập đánh giá. Nếu không giải trình với các giáo sư hoặc không trả lời email, anh sẽ bị đánh trượt môn học.
"Tôi rất lo lắng. Nếu trượt học phần này, tôi có thể phải học lại cả năm", anh nói với Guardian.
Minh họa robot AI giải toán. Ảnh: Sabeswings
Albert cho biết anh không gian lận và là sinh viên giỏi toàn diện với hầu hết môn đạt điểm A. "Tôi đã rất tập trung và chăm chỉ viết bài luận, rồi đột nhiên có ai đó nghĩ tôi đã sử dụng AI", Albert chia sẻ.
Albert vẫn phải chấp nhận giải trình trước ba người, gồm hai người từ khoa anh đang học và một người khác làm nhiệm vụ quan sát. Trong nửa giờ, anh đối mặt hàng loạt câu hỏi như "Đã tạo tài khoản ChatGPT chưa?", "Có biết Grammarly hay không?".
Đã nhiều tháng kể từ ngày nộp bài luận, anh không nhớ đầy đủ chi tiết, nên việc trả lời không được trơn tru. Đến cuối buổi, anh gần như bật khóc. "Tôi thừa nhận bài luận không hay, nhưng tôi không sử dụng AI", anh nói.
Từ khi ra mắt và "làm mưa làm gió" trên toàn cầu, ChatGPT đã làm rung chuyển nhiều ngành công nghiệp, từ phim ảnh, truyền thông đến y học, và giáo dục cũng không ngoại lệ. Hàng loạt AI tương tự ra đời, như Google Gemini, Microsoft Copilot, Claude AI, Perplexity hay Meta AI. Đối với học sinh, sinh viên, chúng như "bà tiên đỡ đầu" trong việc làm bài tập, nhất là bài luận phức tạp. Tuy nhiên, đối với các nhà giáo dục, đó là cơn ác mộng.
Theo một cuộc khảo sát do Viện Chính sách Giáo dục Đại học Anh (HEPI) thực hiện được công bố hồi tháng 2, hơn một nửa số sinh viên trong 1.200 người được khảo sát hiện sử dụng AI tạo sinh để hỗ trợ học tập, với khoảng 5% sinh viên thừa nhận sử dụng chúng để gian lận. Vào tháng 11, Times Higher Education đưa tin dù "lưu trữ hồ sơ không đồng đều", các trường hợp gian lận "dường như đang tăng vọt". Russell Group, hội đại diện cho 24 trường đại học ở Anh có chất lượng đào tạo cao, nói rằng một số trường đã báo cáo tình trạng gian lận bằng AI tăng gấp 15 lần.
Nhưng sự nhầm lẫn về cách sử dụng các công cụ này, nếu có, đã gieo rắc sự nghi ngờ. Một số người tin rằng AI sẽ cách mạng hóa cách học tập theo hướng tốt hơn tương tự gia sư cá nhân 24/7. Nhưng đối với những người khác, đó là mối đe dọa hiện hữu đối với toàn bộ hệ thống học tập, một " tai họa cho giáo dục " như bài xã luận trên Inside Higher Ed đã viết, trong đó lo ngại AI "sẽ phá hủy quá trình nghiên cứu học thuật".
Các trường học tại Anh thậm chí đang bị mắc kẹt trong "cuộc chiến nhét thần đèn trở lại chiếc đèn thần" ngày một leo thang với một bên là những sinh viên sử dụng các công cụ AI ngày càng được nâng cấp, và bên còn lại là các nhà làm giáo dục. Các gia sư đang quay lưng lại với học sinh, học sinh quay lưng lại với nhau và những người học chăm chỉ đang bị chỉ trích. Điều này khiến nhiều người cảm thấy bi quan về tương lai của giáo dục đại học.
Albert không phải là sinh viên duy nhất bị buộc tội oan vì sử dụng AI. Trong nhiều năm, các nhà giáo dục tại Anh sử dụng "vũ khí chống gian lận" Turnitin - công cụ quét các bài kiểm tra để tìm dấu hiệu đạo văn. Năm 2023, Turnitin tích hợp AI để phát hiện các bài luận dùng trí tuệ nhân tạo.
Việc sử dụng AI đối phó AI cũng không chính xác 100%. Turnitin cho biết công cụ đã xử lý hơn 130 triệu bài kiểm tra. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp báo cáo sai và một số đại học Anh không dùng công cụ này nữa. Dù Turnitin nói tỷ lệ nhầm lẫn dưới 1%, xét đến quy mô sinh viên, số lượng trở thành nạn nhân cũng không nhỏ.
Giữa năm nay, nghiên cứu tại Stanford chỉ ra một số hệ thống phát hiện AI có xu hướng thiên vị người không nói tiếng Anh. Tháng trước, Bloomberg đưa tin một sinh viên bị buộc tội gian lận bài kiểm tra, điều cô mô tả giống như một "cú đấm vào bụng".
Nhà nghiên cứu AI Mike Perkins đã thực hiện khảo sát và nhận thấy các công cụ chỉ có thể phát hiện văn bản AI với độ chính xác 39,5%. Sau khi bổ sung các kỹ thuật né tránh đơn giản, độ chính xác thậm chí giảm xuống 22,1%.
Theo Guardian, dù gian lận hay không, bầu không khí nghi ngờ đang phủ bóng đen lên các trường đại học tại Anh. Một sinh viên kể anh đã phải giải trình sau khi bị tố dùng AI để đạo văn. Dù cuối cùng được minh oan, trải nghiệm "đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần" và khiến "sự tự tin bị tổn thương nghiêm trọng".
Bảo Lâm
Cuối tháng 11, Albert, sinh viên chuyên ngành tiếng Anh 19 tuổi tại một đại học ở Anh, sửng sốt khi nhận email từ nhà trường, "buộc tội" anh sử dụng AI để hoàn thành bài tập đánh giá. Nếu không giải trình với các giáo sư hoặc không trả lời email, anh sẽ bị đánh trượt môn học.
"Tôi rất lo lắng. Nếu trượt học phần này, tôi có thể phải học lại cả năm", anh nói với Guardian.
Minh họa robot AI giải toán. Ảnh: Sabeswings
Albert cho biết anh không gian lận và là sinh viên giỏi toàn diện với hầu hết môn đạt điểm A. "Tôi đã rất tập trung và chăm chỉ viết bài luận, rồi đột nhiên có ai đó nghĩ tôi đã sử dụng AI", Albert chia sẻ.
Albert vẫn phải chấp nhận giải trình trước ba người, gồm hai người từ khoa anh đang học và một người khác làm nhiệm vụ quan sát. Trong nửa giờ, anh đối mặt hàng loạt câu hỏi như "Đã tạo tài khoản ChatGPT chưa?", "Có biết Grammarly hay không?".
Đã nhiều tháng kể từ ngày nộp bài luận, anh không nhớ đầy đủ chi tiết, nên việc trả lời không được trơn tru. Đến cuối buổi, anh gần như bật khóc. "Tôi thừa nhận bài luận không hay, nhưng tôi không sử dụng AI", anh nói.
Từ khi ra mắt và "làm mưa làm gió" trên toàn cầu, ChatGPT đã làm rung chuyển nhiều ngành công nghiệp, từ phim ảnh, truyền thông đến y học, và giáo dục cũng không ngoại lệ. Hàng loạt AI tương tự ra đời, như Google Gemini, Microsoft Copilot, Claude AI, Perplexity hay Meta AI. Đối với học sinh, sinh viên, chúng như "bà tiên đỡ đầu" trong việc làm bài tập, nhất là bài luận phức tạp. Tuy nhiên, đối với các nhà giáo dục, đó là cơn ác mộng.
Theo một cuộc khảo sát do Viện Chính sách Giáo dục Đại học Anh (HEPI) thực hiện được công bố hồi tháng 2, hơn một nửa số sinh viên trong 1.200 người được khảo sát hiện sử dụng AI tạo sinh để hỗ trợ học tập, với khoảng 5% sinh viên thừa nhận sử dụng chúng để gian lận. Vào tháng 11, Times Higher Education đưa tin dù "lưu trữ hồ sơ không đồng đều", các trường hợp gian lận "dường như đang tăng vọt". Russell Group, hội đại diện cho 24 trường đại học ở Anh có chất lượng đào tạo cao, nói rằng một số trường đã báo cáo tình trạng gian lận bằng AI tăng gấp 15 lần.
Nhưng sự nhầm lẫn về cách sử dụng các công cụ này, nếu có, đã gieo rắc sự nghi ngờ. Một số người tin rằng AI sẽ cách mạng hóa cách học tập theo hướng tốt hơn tương tự gia sư cá nhân 24/7. Nhưng đối với những người khác, đó là mối đe dọa hiện hữu đối với toàn bộ hệ thống học tập, một " tai họa cho giáo dục " như bài xã luận trên Inside Higher Ed đã viết, trong đó lo ngại AI "sẽ phá hủy quá trình nghiên cứu học thuật".
Các trường học tại Anh thậm chí đang bị mắc kẹt trong "cuộc chiến nhét thần đèn trở lại chiếc đèn thần" ngày một leo thang với một bên là những sinh viên sử dụng các công cụ AI ngày càng được nâng cấp, và bên còn lại là các nhà làm giáo dục. Các gia sư đang quay lưng lại với học sinh, học sinh quay lưng lại với nhau và những người học chăm chỉ đang bị chỉ trích. Điều này khiến nhiều người cảm thấy bi quan về tương lai của giáo dục đại học.
Albert không phải là sinh viên duy nhất bị buộc tội oan vì sử dụng AI. Trong nhiều năm, các nhà giáo dục tại Anh sử dụng "vũ khí chống gian lận" Turnitin - công cụ quét các bài kiểm tra để tìm dấu hiệu đạo văn. Năm 2023, Turnitin tích hợp AI để phát hiện các bài luận dùng trí tuệ nhân tạo.
Việc sử dụng AI đối phó AI cũng không chính xác 100%. Turnitin cho biết công cụ đã xử lý hơn 130 triệu bài kiểm tra. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp báo cáo sai và một số đại học Anh không dùng công cụ này nữa. Dù Turnitin nói tỷ lệ nhầm lẫn dưới 1%, xét đến quy mô sinh viên, số lượng trở thành nạn nhân cũng không nhỏ.
Giữa năm nay, nghiên cứu tại Stanford chỉ ra một số hệ thống phát hiện AI có xu hướng thiên vị người không nói tiếng Anh. Tháng trước, Bloomberg đưa tin một sinh viên bị buộc tội gian lận bài kiểm tra, điều cô mô tả giống như một "cú đấm vào bụng".
Nhà nghiên cứu AI Mike Perkins đã thực hiện khảo sát và nhận thấy các công cụ chỉ có thể phát hiện văn bản AI với độ chính xác 39,5%. Sau khi bổ sung các kỹ thuật né tránh đơn giản, độ chính xác thậm chí giảm xuống 22,1%.
Theo Guardian, dù gian lận hay không, bầu không khí nghi ngờ đang phủ bóng đen lên các trường đại học tại Anh. Một sinh viên kể anh đã phải giải trình sau khi bị tố dùng AI để đạo văn. Dù cuối cùng được minh oan, trải nghiệm "đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần" và khiến "sự tự tin bị tổn thương nghiêm trọng".
Bảo Lâm