Nỗi sợ phụ huynh của giáo viên Hàn Quốc

Lê Trần Chiêu

Well-known member
Mỗi khi lớp tiểu học của cô Kang Hyeon Joo xảy ra xô xát, tim cô đập nhanh đến mức không thở được và mắt nhòe đi.

"Các em đấm, đá vào mặt nhau, bàn ghế thì bị ném lung tung", cô Kang nhớ lại một lần bị thương vì can thiệp vào cuộc ẩu đả của học sinh.

Suốt hai năm, cô tìm đủ cách để kỷ luật học sinh hoặc phải đối mặt với sự phản ứng dữ dội của phụ huynh khi làm vậy. Còn hiệu trưởng không có động thái giúp đỡ nào, chỉ bảo cô "hãy nghỉ ngơi một tuần".

Sự căng thẳng kéo dài khiến cô Kang từng có ý định nhảy ra trước đầu xe buýt với ý nghĩ làm vậy có thể giúp bản thân "cảm thấy nhẹ nhõm đôi chút". Hoặc dù nghỉ phép nhưng nỗi sợ phụ huynh và học sinh vẫn ám ảnh cô Kang, như tâm lý của nhiều giáo viên ở Hàn Quốc.

Cô Kang Hyeon Joo. Ảnh: CNN

Cô Kang Hyeon Joo. Ảnh: CNN

Khảo sát của Liên đoàn giáo viên Hàn Quốc hồi tháng 4 cho thấy 26,5% giáo viên phải nhận tư vấn hoặc điều trị các vấn đề tâm lý do công việc. Khoảng 87% cho biết đã cân nhắc thay đổi công việc hoặc bỏ việc trong năm qua.

Vài tháng trở lại đây, hàng chục nghìn giáo viên tham gia các cuộc biểu tình nhằm kêu gọi quyền được bảo vệ trước phụ huynh và học sinh. Theo các quan chức, riêng cuộc biểu tình tháng trước tại Seoul có 200.000 giáo viên, buộc chính phủ phải lên tiếng và hành động.

Những phản ứng này bắt nguồn từ vụ một giáo viên tiểu học 23 tuổi ở Seoul tự sát ngay tại trường hồi tháng 7. Dù nguyên nhân không được công bố, vụ việc được cho là liên quan đến một học sinh có hành vi bắt nạt ở lớp và áp lực mà phụ huynh của em này gây ra cho nữ giáo viên.

Từ đó đến nay, đã có thêm nhiều vụ giáo viên tự sát. Theo đồng nghiệp và gia quyến của người đã mất, một số trường hợp liên quan đến áp lực trường học. Dữ liệu của chính phủ ghi nhận 100 giáo viên công lập tự sát từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2023. 11 vụ trong số đó xảy ra vào nửa đầu năm nay nhưng không nêu rõ nguyên nhân.

Sung Youl Kwan, Giáo sư Đại học Kyung Hee, cho biết tốc độ và quy mô của các cuộc biểu tình là điều đáng kinh ngạc.

"Tôi nghĩ mọi người đều có chung cảm giác rằng điều này cũng có thể xảy ra với mình", ông nói.

Giáo viên Hàn Quốc biểu tình đòi quyền lợi tại Seoul hôm 4/9. Ảnh: Yonhap

Giáo viên Hàn Quốc biểu tình đòi quyền lợi tại Seoul hôm 4/9. Ảnh: Yonhap

Luật Chống lạm dụng trẻ em 2014 được cho là nguyên nhân chính khiến giáo viên không thể kỷ luật học sinh. Nếu bị cho là gây ra nỗi đau tinh thần cho các em, họ sẽ bị phụ huynh lôi ra tòa.

"Trường học là giới tuyến cuối cùng để học sinh biết điều gì được phép hay không nhưng chúng tôi không thể làm gì, vì nếu dạy học sinh, chúng tôi có thể bị buộc tội", Ahn Ji Hye, giáo viên tiểu học từng tham gia tổ chức các buổi biểu tình trước đây, chia sẻ.

Ngày 21/9, Quốc hội nước này thông qua một loạt sửa đổi pháp lý, nhằm cải thiện quyền của giáo viên.

Theo đó, Quốc hội đề ra một số biện pháp bảo vệ giáo viên nếu phương pháp kỷ luật của họ được xem là hành vi giáo dục hợp pháp. Thêm nữa, trách nhiệm xử lý khiếu nại liên quan đến phụ huynh thuộc về hiệu trưởng.

"Nền văn hóa trước nay chúng ta sống là nơi hiệu trưởng có khuynh hướng đùn đẩy trách nhiệm cho giáo viên", giáo sư Sung cho hay.

Luật mới cũng sẽ bảo vệ thông tin cá nhân của giáo viên, ví dụ như số điện thoại, và yêu cầu phụ huynh liên hệ với nhà trường trong trường hợp có thắc mắc hay khiếu nại, thay vì trao đổi trực tiếp với giáo viên.

Cô Ahn cho biết trước đây có những ngày, phụ huynh gọi điện từ 6 giờ sáng đến 11 giờ tối vì muốn trao đổi hoặc phàn nàn với cô về con họ.

"Họ làm mọi cách để liên lạc với giáo viên. Nếu tôi không cho số điện thoại, đôi khi họ đến tận bãi gửi xe, tìm kiếm và ghi lại số điện thoại được dán trên xe, sau đó nhắn tin", cô kể.

Vì vậy, cô Ahn nói những thay đổi pháp lý là "có ý nghĩa", đồng thời nhấn mạnh rằng Luật Phúc lợi trẻ em hay Luật Chống lạm dụng trẻ em cần được sửa đổi, vì theo các luật này, giáo viên vẫn có thể bị cáo buộc chỉ dựa trên nghi ngờ.

Cô muốn chính phủ đưa ra hình thức xử phạt với những phụ huynh cáo buộc giáo viên vô căn cứ hoặc có các biện pháp mang tính bắt buộc nhằm đối phó với học sinh vi phạm, ví dụ như đề nghị học sinh đó ra khỏi lớp để việc học không bị gián đoạn.

Vòng hoa được đặt trước một trường tiểu học ở Seoul sau sự việc một giáo viên tự sát, tháng 7/2023./ Ảnh: Yonhap

Vòng hoa được đặt trước một trường tiểu học ở Seoul sau sự việc một giáo viên tự sát, tháng 7/2023./ Ảnh: Yonhap

Theo các chuyên gia, xã hội Hàn Quốc quá coi trọng thành tích học tập nên không có gì ngạc nhiên khi phụ huynh tạo áp lực lớn cho giáo viên nói riêng và hệ thống giáo dục nói chung.

Ông Sung cũng nhìn nhận chuyện "giáo viên nghiễm nhiên được tôn trọng" đã qua. Mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh đã thay đổi đến mức không thể nhận ra trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây.

Phụ huynh Hàn Quốc tin rằng họ có quyền đòi hỏi nhiều thứ từ trường học. "Trong các chính sách giáo dục, phụ huynh được coi là những khách hàng có quyền tối thượng, còn trường học và giáo viên là những người cung cấp dịch vụ", giáo sư Sung cho biết.

Tablet Plaza cảm ơn bạn đã đọc bài sưu tầm.
Em bán: iPhone 12 pro max 128G : 14.990.000 đ
Mua ngay: https://tabletplaza.vn/dien-thoai/iphone-12-pro-max-128gb-vi/
Liên hệ: 0947.711.881 (Zalo và Whatsapp)
 
Bên trên