Trước khi tới du lịch Afghanistan, chỉ cần nghe tên nước, Quỳnh Hoa đã "run như cầy sấy" và "sợ toát mồ hôi".
Taxi dừng lại ở biên giới Tajikistan, Vũ Quỳnh Hoa, 32 tuổi ở Hà Nội, đi thêm vài bước để sang đất Afghanistan. Khi một nhóm gần 20 lính Taliban tiến lại gần, tim Hoa đập mạnh. Cô cúi mặt, nhìn xuống đất để người đối diện không thấy sự sợ hãi trong mắt.
Hoa đã . Nhưng Afghanistan chưa từng nằm trong kế hoạch. Tháng 8/2021, cô được chia sẻ thông tin người dân đổ xô đến sân bay ở thủ đô Kabul để tìm cách ra nước ngoài. "Họ chạy trốn còn không được, mình lại chui đầu vào. Tôi nghĩ nếu có đến, ít nhất phải vài năm nữa", Hoa nói.
Hoa và chồng nằm, ngồi nghỉ tại phòng làm việc của cơ quan công quyền tại biên giới Afghanistan trong lúc đợi cấp visa.
Cuối tháng 10/2022, Hoa cùng chồng và hai người bạn thân đi du lịch các quốc gia Trung Á. Và Hoa bất ngờ khi chồng cô gợi ý "tiện đường đi luôn Afghanistan". Nhưng khi thấy chồng nghiêm túc, cô gật đầu với suy nghĩ "thử xem sao".
Trên đường đến biên giới, tim Hoa như muốn "nhảy khỏi lồng ngực với đủ các suy nghĩ về một đất nước hỗn loạn và chiến tranh". Lần đầu giáp mặt lính Taliban, thấy họ từ đầu tóc, trang phục đến súng ống "giống hệt những gì nhìn qua báo đài", khiến bốn du khách Việt "im thin thít".
Mọi người được đưa vào trong đợi để cấp visa cửa khẩu. Trong phòng có một chiếc bàn, nơi lính Taliban ngồi làm thủ tục visa và một bộ bàn ghế bọc đệm. Hoa nhanh chóng nhận thấy những người lính rất thân thiện. Cô cùng họ chụp ảnh kỷ niệm. Hiếu, bạn Hoa, còn hát cùng quân lính. Họ hát bằng tiếng Afghanistan, Hiếu hát tiếng Anh.
"Họ song ca dù không ai hiểu người còn lại hát gì", Hoa kể. Vợ chồng Hoa ban đầu nghiêm túc ngồi ghế đợi nhưng sau đó họ thoải mái nằm ngủ. Khi Hoa muốn chụp ảnh với khẩu súng để trước cửa, một người lính đã tháo đạn ra cho an toàn rồi đưa cô.
Lính Taliban tháo đạn ở súng để du khách cầm chụp cho an toàn.
Sau khi được cấp visa, nhóm ăn trưa tại quán nhỏ ven đường rồi đi từ biên giới về Mazar-i-sharif, thành phố lớn thứ tư Afghanistan. Để an toàn, nhóm đặt tour, có hướng dẫn viên bản địa đi cùng từ Tajikistan, di chuyển bằng ôtô cũng như xin trước giấy phép đi lại giữa các tỉnh. Ranh giới giữa các tỉnh luôn có chốt kiểm tra.
Đi qua một khu chợ, Hoa dừng lại mua hồng, táo. Lúc thanh toán, người bán hàng không lấy tiền. "Họ nói tôi là khách đến chơi nhà. Họ vui và chào mừng tôi đến thăm đất nước họ, muốn tặng chỗ trái cây đó", Hoa nói.
Nữ du khách Việt chỉ biết "há hốc miệng ngạc nhiên và lắp bắp từ chối". Sau một hồi, Hoa "chịu thua" người bán hàng và vui vẻ cầm túi hoa quả lên xe. "Afghanistan là một trong những nước nghèo. Nhưng người dân lại tặng quà cho khách, thay vì tìm cách chặt chém", cô nói.
Với Võ Thùy Linh, bạn đồng hành với Hoa, Afghanistan là "quốc gia để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp nhất" trong chuyến đi. Linh cho biết hướng dẫn viên tên Rahmat, 25 tuổi, cao 1,8 m. Nhà Rahmat nghèo, anh trai đang tị nạn bên Áo, chị gái đi lấy chồng gia cảnh khó khăn. Anh là trụ cột của gia đình. Dù vậy, chàng trai người Afghanistan rất hào phóng với khách du lịch.
Hiếu, chồng Linh, chụp ảnh cùng lính Taliban.
Anh mời cả nhóm về nhà ăn tối. Mẹ và em gái Rahmat chuẩn bị cơm từ chiều. Bố Rahmat ra tận cửa đón. Bữa cơm với 5 món, gồm cơm, thịt bò, nước ngọt, trái cây. Linh đoán bữa cơm tốn nhiều chi phí, nên muốn gửi họ tiền nhưng bị từ chối. Một kỷ niệm hài hước khác khiến Linh không quên, là việc người dân mời chồng cô và chồng Hoa ở lại. "Họ nói, nếu ở lại, họ sẽ gả vợ cho hai anh ấy".
Nhóm du khách Việt ôm chào tạm biệt lính Taliban trước khi rời đi.
Kausar Hussian, sếp của Rahmat, cho biết từng dẫn nhiều khách nước ngoài đến du lịch và họ chưa từng gặp rắc rối với chính quyền hay khó chịu về người dân.
"Chỉ sau 5 ngày, từ lo lắng, sợ hãi, tôi dần cảm thấy yêu mến con người nơi đây", Hoa nói. Cô khuyên mọi người không nên quá tin vào những điều đọc trên mạng. Thay vào đó, hãy đến tận nơi để kiểm chứng.
Trước lúc đến, Hoa luôn nghĩ đây là một quốc gia khủng bố, cướp bóc. Lính Taliban đáng sợ. Cô bắt chồng tháo đồng hồ cất kỹ trong vali. Cô và những người bạn cũng chia nhỏ số tiền mang theo, thậm chí nhét dưới giày. Cô còn cho rằng lính Taliban "rất tôn trọng" những phụ nữ như cô. Khi cô đứng chờ ở một chốt canh, lính Taliban đã chỉ vào chiếc ghế và ra hiệu cho Hoa ngồi. 2-3 người lính khác đồng loạt đứng dậy nhường ghế.
Bữa cơm gia đình Rahmat chiêu đãi các vị khách đến từ Việt Nam.
Với Thùy Linh, chuyến đi giúp cô có nhiều cảm nhận sâu sắc về cuộc sống, con người trên thế giới. Linh trân quý tấm lòng của người địa phương. "Họ nghèo, thu nhập trung bình chỉ 60-100 USD một tháng, nhưng hiếu khách. Có quá nhiều cảm xúc cho chuyến đi này", cô nói.
Dù ấn tượng tốt đẹp về Afghanistan, cả Hoa và Linh đều khuyến cáo mọi người "cân nhắc kỹ trước khi đến du lịch". Hoa khuyên nên đi theo tour, có hướng dẫn viên lo mọi thủ tục, tránh gặp rắc rối.
"Hãy tuân thủ luật pháp, hiểu rõ văn hóa đạo Hồi để tránh gặp những tình huống rủi ro", Linh nói.
Taxi dừng lại ở biên giới Tajikistan, Vũ Quỳnh Hoa, 32 tuổi ở Hà Nội, đi thêm vài bước để sang đất Afghanistan. Khi một nhóm gần 20 lính Taliban tiến lại gần, tim Hoa đập mạnh. Cô cúi mặt, nhìn xuống đất để người đối diện không thấy sự sợ hãi trong mắt.
Hoa đã . Nhưng Afghanistan chưa từng nằm trong kế hoạch. Tháng 8/2021, cô được chia sẻ thông tin người dân đổ xô đến sân bay ở thủ đô Kabul để tìm cách ra nước ngoài. "Họ chạy trốn còn không được, mình lại chui đầu vào. Tôi nghĩ nếu có đến, ít nhất phải vài năm nữa", Hoa nói.
Hoa và chồng nằm, ngồi nghỉ tại phòng làm việc của cơ quan công quyền tại biên giới Afghanistan trong lúc đợi cấp visa.
Cuối tháng 10/2022, Hoa cùng chồng và hai người bạn thân đi du lịch các quốc gia Trung Á. Và Hoa bất ngờ khi chồng cô gợi ý "tiện đường đi luôn Afghanistan". Nhưng khi thấy chồng nghiêm túc, cô gật đầu với suy nghĩ "thử xem sao".
Trên đường đến biên giới, tim Hoa như muốn "nhảy khỏi lồng ngực với đủ các suy nghĩ về một đất nước hỗn loạn và chiến tranh". Lần đầu giáp mặt lính Taliban, thấy họ từ đầu tóc, trang phục đến súng ống "giống hệt những gì nhìn qua báo đài", khiến bốn du khách Việt "im thin thít".
Mọi người được đưa vào trong đợi để cấp visa cửa khẩu. Trong phòng có một chiếc bàn, nơi lính Taliban ngồi làm thủ tục visa và một bộ bàn ghế bọc đệm. Hoa nhanh chóng nhận thấy những người lính rất thân thiện. Cô cùng họ chụp ảnh kỷ niệm. Hiếu, bạn Hoa, còn hát cùng quân lính. Họ hát bằng tiếng Afghanistan, Hiếu hát tiếng Anh.
"Họ song ca dù không ai hiểu người còn lại hát gì", Hoa kể. Vợ chồng Hoa ban đầu nghiêm túc ngồi ghế đợi nhưng sau đó họ thoải mái nằm ngủ. Khi Hoa muốn chụp ảnh với khẩu súng để trước cửa, một người lính đã tháo đạn ra cho an toàn rồi đưa cô.
Lính Taliban tháo đạn ở súng để du khách cầm chụp cho an toàn.
Sau khi được cấp visa, nhóm ăn trưa tại quán nhỏ ven đường rồi đi từ biên giới về Mazar-i-sharif, thành phố lớn thứ tư Afghanistan. Để an toàn, nhóm đặt tour, có hướng dẫn viên bản địa đi cùng từ Tajikistan, di chuyển bằng ôtô cũng như xin trước giấy phép đi lại giữa các tỉnh. Ranh giới giữa các tỉnh luôn có chốt kiểm tra.
Đi qua một khu chợ, Hoa dừng lại mua hồng, táo. Lúc thanh toán, người bán hàng không lấy tiền. "Họ nói tôi là khách đến chơi nhà. Họ vui và chào mừng tôi đến thăm đất nước họ, muốn tặng chỗ trái cây đó", Hoa nói.
Nữ du khách Việt chỉ biết "há hốc miệng ngạc nhiên và lắp bắp từ chối". Sau một hồi, Hoa "chịu thua" người bán hàng và vui vẻ cầm túi hoa quả lên xe. "Afghanistan là một trong những nước nghèo. Nhưng người dân lại tặng quà cho khách, thay vì tìm cách chặt chém", cô nói.
Với Võ Thùy Linh, bạn đồng hành với Hoa, Afghanistan là "quốc gia để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp nhất" trong chuyến đi. Linh cho biết hướng dẫn viên tên Rahmat, 25 tuổi, cao 1,8 m. Nhà Rahmat nghèo, anh trai đang tị nạn bên Áo, chị gái đi lấy chồng gia cảnh khó khăn. Anh là trụ cột của gia đình. Dù vậy, chàng trai người Afghanistan rất hào phóng với khách du lịch.
Hiếu, chồng Linh, chụp ảnh cùng lính Taliban.
Anh mời cả nhóm về nhà ăn tối. Mẹ và em gái Rahmat chuẩn bị cơm từ chiều. Bố Rahmat ra tận cửa đón. Bữa cơm với 5 món, gồm cơm, thịt bò, nước ngọt, trái cây. Linh đoán bữa cơm tốn nhiều chi phí, nên muốn gửi họ tiền nhưng bị từ chối. Một kỷ niệm hài hước khác khiến Linh không quên, là việc người dân mời chồng cô và chồng Hoa ở lại. "Họ nói, nếu ở lại, họ sẽ gả vợ cho hai anh ấy".
Nhóm du khách Việt ôm chào tạm biệt lính Taliban trước khi rời đi.
Kausar Hussian, sếp của Rahmat, cho biết từng dẫn nhiều khách nước ngoài đến du lịch và họ chưa từng gặp rắc rối với chính quyền hay khó chịu về người dân.
"Chỉ sau 5 ngày, từ lo lắng, sợ hãi, tôi dần cảm thấy yêu mến con người nơi đây", Hoa nói. Cô khuyên mọi người không nên quá tin vào những điều đọc trên mạng. Thay vào đó, hãy đến tận nơi để kiểm chứng.
Trước lúc đến, Hoa luôn nghĩ đây là một quốc gia khủng bố, cướp bóc. Lính Taliban đáng sợ. Cô bắt chồng tháo đồng hồ cất kỹ trong vali. Cô và những người bạn cũng chia nhỏ số tiền mang theo, thậm chí nhét dưới giày. Cô còn cho rằng lính Taliban "rất tôn trọng" những phụ nữ như cô. Khi cô đứng chờ ở một chốt canh, lính Taliban đã chỉ vào chiếc ghế và ra hiệu cho Hoa ngồi. 2-3 người lính khác đồng loạt đứng dậy nhường ghế.
Bữa cơm gia đình Rahmat chiêu đãi các vị khách đến từ Việt Nam.
Với Thùy Linh, chuyến đi giúp cô có nhiều cảm nhận sâu sắc về cuộc sống, con người trên thế giới. Linh trân quý tấm lòng của người địa phương. "Họ nghèo, thu nhập trung bình chỉ 60-100 USD một tháng, nhưng hiếu khách. Có quá nhiều cảm xúc cho chuyến đi này", cô nói.
Dù ấn tượng tốt đẹp về Afghanistan, cả Hoa và Linh đều khuyến cáo mọi người "cân nhắc kỹ trước khi đến du lịch". Hoa khuyên nên đi theo tour, có hướng dẫn viên lo mọi thủ tục, tránh gặp rắc rối.
"Hãy tuân thủ luật pháp, hiểu rõ văn hóa đạo Hồi để tránh gặp những tình huống rủi ro", Linh nói.