Hải Vy
Well-known member
Với nhiều công ty, lời mời chào hợp tác từ Apple là "nụ hôn thần chết", vì theo WSJ, đó có thể là cách Apple lấy thông tin và copy ý tưởng của họ.
Joe Kiani, nhà sáng lập Masimo – công ty sản xuất các thiết bị đo nồng độ oxy trong máu – vẫn còn nhớ cảm giác vui mừng khi Apple liên lạc và đề nghị hợp tác. Kiani cho rằng công nghệ của ông là sự bổ sung hoàn hảo cho Apple Watch.
Nhưng ngay sau khi gặp Kiani, Apple bắt đầu chiêu mộ nhân viên từ Masimo, kể cả các kỹ sư và giám đốc phụ trách y tế. Ông cho biết Apple chào mời mức lương gấp đôi cho những người này. Năm 2019, Apple công bố bằng sáng chế dưới tên của một cựu kỹ sư Masimo cho loại cảm biến tương tự Masimo. Một năm sau đó, Táo Khuyết ra mắt đồng hồ có thể đo nồng độ oxy trong máu.
"Khi Apple quan tâm đến một công ty, đó chính là nụ hôn thần chết. Ban đầu, bạn sẽ rất hào hứng. Nhưng sau đó bạn nhận ra kế hoạch dài hạn của họ là sẽ tự sản xuất và chiếm lấy tất cả", Kiani cho biết trên Wall Street Journal.
Joe Kiani - CEO kiêm nhà sáng lập hãng công nghệ sinh học Masimo. Ảnh: WSJ
Kiani chỉ là một trong hàng chục lãnh đạo, nhà sáng chế, nhà đầu tư và luật sư gặp xung đột tương tự với Apple. Họ cáo buộc Apple ban đầu thảo luận về khả năng hợp tác hoặc tích hợp công nghệ vào sản phẩm. Nhưng sau đó, các cuộc nói chuyện chấm dứt và Apple ra mắt sản phẩm có tính năng tương tự.
Apple thì khẳng định họ không đánh cắp công nghệ và luôn tôn trọng bản quyền trí tuệ của các công ty khác. Táo Khuyết cho rằng chính Masimo và các doanh nghiệp khác đang sao chép họ, và sẽ phản bác các cáo buộc này tại tòa án.
Việc các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, hút nhân viên và công nghệ từ các đối thủ nhỏ hơn không phải chuyện hiếm gặp. Để phản đòn, các công ty cáo buộc Apple sao chép họ đã sử dụng 2 cách – phàn nàn công khai để thu hút sự chú ý của những quan chức luôn muốn siết quyền lực của Apple, hoặc nộp đơn kiện Apple.
Hãng phát triển ứng dụng Blix cho rằng Apple đã sao chép công nghệ của họ - ẩn địa chỉ email khi đăng nhập các dịch vụ trực tuyến - khi Táo Khuyết ra mắt Sign in with Apple năm 2019. Tile – hãng sản xuất thiết bị theo dấu đồ vật từng được tích hợp với iPhone, cũng cáo buộc tương tự khi Apple ra mắt AirTag năm 2021.
Nguồn tin của WSJ cho biết Bộ Tư pháp Mỹ cũng đang điều tra liệu Apple có đang ưu tiên cho sản phẩm của họ hơn là sản phẩm của bên thứ ba, như Tile, hay không.
Nhiều cuộc chiến bằng sáng chế tập trung vào các tính năng trên Apple Watch mà các công ty nhỏ cho rằng công nghệ này do chính họ phát triển. Apple thì khẳng định nhiều cáo buộc vi phạm bản quyền mà hãng này đối mặt đang dựa trên các bằng sáng chế quá chung chung.
"Sự thật là chính các công ty này đã sao chép sản phẩm của chúng tôi, hoặc bóp nghẹt cạnh tranh bằng cách đưa ra bằng sáng chế không phù hợp. Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh với những cáo buộc vô căn cứ này tại tòa, và sẽ tiếp tục nâng cấp công nghệ phục vụ khách hàng và sức khỏe cộng đồng", người phát ngôn của Apple cho biết trên WSJ.
Từ khi thành lập, Apple đã nổi tiếng với khả năng sáng tạo. Họ đã chi rất nhiều tiền cho việc phát triển công nghệ của riêng mình. Trong tài khóa 2022, kết thúc vào tháng 9/2022, ngân sách cho R&D là 26 tỷ USD, tăng gần 20% so với năm trước đó.
Dưới thời CEO Tim Cook, Apple đã nỗ lực tăng biên lợi nhuận và tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm bằng cách tự thiết kế nhiều linh kiện hơn. Thỉnh thoảng, họ cũng dùng biện pháp thâu tóm để tiếp cận công nghệ, theo các lãnh đạo và luật sư về bằng sáng chế từng làm việc với Apple.
Apple cho biết đã trả phí bản quyền cho rất nhiều công ty lớn nhỏ. Người phát ngôn của Apple nói rằng họ được cấp phép sử dụng hơn 25.000 bằng sáng chế từ các đối thủ nhỏ hơn trong 3 năm qua.
CEO Apple Tim Cook giới thiệu Apple Watch Series 7 trong một sự kiện năm 2021. Ảnh: Reuters
Năm 2016, AliveCor công bố loại phụ kiện cho đồng hồ, có thể đo điện tim, tương thích với Apple Watch mới ra mắt khi đó. Trước khi sản phẩm này được công bố, nhà sáng lập AliveCor David Albert được mời đến trụ sở của Apple, gặp Giám đốc Tác nghiệp Jeff Williams. Williams cũng là người phụ trách các sáng kiến trong mảng chăm sóc sức khỏe.
Albert cho biết ông đã đặt một sản phẩm mẫu lên cổ tay của Williams và đo nhịp tim. Albert kể rằng Williams đã nói: "Chúng tôi rất muốn tìm cách hợp tác với anh, nhưng chúng tôi có thể cạnh tranh với anh đấy".
Năm 2017, AliveCor trở thành hãng sản xuất phụ kiện y tế đầu tiên cho Apple Watch được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép. Năm 2018, Apple ra mắt Series 4, có thể đo điện tim mà không cần phụ kiện của AliveCor. Apple cũng thay đổi hệ điều hành, khiến sản phẩm của AliveCor không tương thích được nữa. Một năm sau đó, AliveCor cũng dừng bán phụ kiện này.
Người phát ngôn của Apple khẳng định họ đã phát triển công nghệ đo điện tim cho Apple Watch từ năm 2012, tức là 3 năm trước khi đồng hồ này ra mắt.
Năm 2021, AliveCor nộp đơn lên Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC), cáo buộc Apple vi phạm 3 bằng sáng chế của họ. Tháng 12/2022, ủy ban này phán quyết AliveCor thắng, cấm nhập khẩu vào Mỹ tất cả Apple Watch có chức năng đo nhịp tim.
Tuy nhiên, Apple cũng đưa vụ việc này lên Hội đồng Kháng cáo và Xét xử về Bằng sáng chế (PTAB). Hội đồng này được tạo ra để vô hiệu hóa các sáng chế xấu và giúp các công ty bảo vệ mình khỏi các bẫy sáng chế. Ví dụ, người kiện nộp bằng sáng chế có quy mô rộng, bao trùm nhiều loại công nghệ, nhưng chưa ra mắt sản phẩm thực.
Hội đồng này đã vô hiệu hóa các bằng sáng chế của AliveCor, khiến lệnh cấm của ITC bị đảo ngược. AliveCor đã kháng cáo phán quyết này, cáo buộc Apple đang cố vô hiệu hóa 7 bằng sáng chế khác của họ.
Nhà đầu tư mạo hiểm kiêm Chủ tịch AliveCor Vinod Khosla cho biết ông đã nói với các công ty mình rót vốn rằng không nên đàm phán với Apple. "Apple có thể nói chuyện với bất kỳ ai và sau đó cố kéo đi các nhân sự tốt nhất đang phát triển công nghệ đó", ông nói.
Lãnh đạo doanh nghiệp và luật sư liên quan đến các vụ việc như thế này cho biết quá trình bảo vệ bản thân trước các nỗ lực vô hiệu hóa bằng sáng chế có thể tiêu tốn khoảng 500.000 USD. Đây là chi phí lớn với các hãng công nghệ nhỏ.
Apple thì khẳng định họ sử dụng cơ chế này một cách có chọn lọc, và không có ý định kéo tất cả công ty vào rắc rối pháp lý. Người phát ngôn của Apple cho biết cách họ dùng cơ chế này cũng tương tự các công ty khác.
Năm 2013, hãng công nghệ Valencell cho biết một giám đốc của Apple đã liên lạc với họ về khả năng hợp tác. Công ty này khi đó đang phát triển công nghệ cảm biến cho phép đo nhịp tim khi người dùng đang di chuyển, ví dụ như đang chạy. Công nghệ này rất cần thiết với các thiết bị đeo có chức năng theo dõi việc tập luyện và sức khỏe.
Valencell thông tin, trong các cuộc thảo luận ban đầu, Apple liên tục hỏi về công nghệ này và đề cập đến khả năng cấp phép sử dụng, thử nghiệm trong vài tháng. Tuy nhiên, ngay khi Apple Watch ra mắt năm 2015 với tính năng đo nhịp tim, Apple đã ngừng liên lạc với Valencell.
Năm sau đó, Valencell kiện Apple lên tòa án bang Norh Carolina, cáo buộc công ty này vi phạm 4 bằng sáng chế của họ. Apple cũng nộp 7 đơn đề nghị vô hiệu hóa các bằng sáng chế của Valencell trong các lĩnh vực không liên quan đến vụ việc ban đầu, Valencell cho biết. Đến năm 2019, Giám đốc công ty này - Steven LeBoeuf – nói rằng họ đã dàn xếp vụ việc này ngoài tòa án do mệt mỏi với việc đối đầu với Apple.
Masimo cũng kiện Apple lên tòa án Southern California năm 2020, cáo buộc Táo Khuyết cố tình tiếp cận các thông tin về sở hữu trí tuệ của họ bằng cách tuyển nhân viên Masimo. Việc xét xử vẫn đang được tiến hành.
Năm 2021, Masimo nộp thêm đơn kiện Apple vi phạm bằng sáng chế lên ITC. Hồi tháng 1, một thẩm phán của ITC công bố báo cáo sơ bộ cho thấy một số mẫu Apple Watch đã vi phạm bằng sáng chế của Masimo. Cuộc điều tra dự kiến kết thúc tháng tới.
Kiani cho biết Apple vẫn đang cố tuyển nhân viên từ Masimo. Apple thì khẳng định không nhắm riêng vào nhân viên công ty này.
Đến nay, Masimo đã chi 55 triệu USD cho các vụ kiện chống lại Apple. Kiani ước tính chi phí theo vụ việc đến cùng có thể lên hơn 100 triệu USD.
Joe Kiani, nhà sáng lập Masimo – công ty sản xuất các thiết bị đo nồng độ oxy trong máu – vẫn còn nhớ cảm giác vui mừng khi Apple liên lạc và đề nghị hợp tác. Kiani cho rằng công nghệ của ông là sự bổ sung hoàn hảo cho Apple Watch.
Nhưng ngay sau khi gặp Kiani, Apple bắt đầu chiêu mộ nhân viên từ Masimo, kể cả các kỹ sư và giám đốc phụ trách y tế. Ông cho biết Apple chào mời mức lương gấp đôi cho những người này. Năm 2019, Apple công bố bằng sáng chế dưới tên của một cựu kỹ sư Masimo cho loại cảm biến tương tự Masimo. Một năm sau đó, Táo Khuyết ra mắt đồng hồ có thể đo nồng độ oxy trong máu.
"Khi Apple quan tâm đến một công ty, đó chính là nụ hôn thần chết. Ban đầu, bạn sẽ rất hào hứng. Nhưng sau đó bạn nhận ra kế hoạch dài hạn của họ là sẽ tự sản xuất và chiếm lấy tất cả", Kiani cho biết trên Wall Street Journal.
Joe Kiani - CEO kiêm nhà sáng lập hãng công nghệ sinh học Masimo. Ảnh: WSJ
Kiani chỉ là một trong hàng chục lãnh đạo, nhà sáng chế, nhà đầu tư và luật sư gặp xung đột tương tự với Apple. Họ cáo buộc Apple ban đầu thảo luận về khả năng hợp tác hoặc tích hợp công nghệ vào sản phẩm. Nhưng sau đó, các cuộc nói chuyện chấm dứt và Apple ra mắt sản phẩm có tính năng tương tự.
Apple thì khẳng định họ không đánh cắp công nghệ và luôn tôn trọng bản quyền trí tuệ của các công ty khác. Táo Khuyết cho rằng chính Masimo và các doanh nghiệp khác đang sao chép họ, và sẽ phản bác các cáo buộc này tại tòa án.
Việc các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, hút nhân viên và công nghệ từ các đối thủ nhỏ hơn không phải chuyện hiếm gặp. Để phản đòn, các công ty cáo buộc Apple sao chép họ đã sử dụng 2 cách – phàn nàn công khai để thu hút sự chú ý của những quan chức luôn muốn siết quyền lực của Apple, hoặc nộp đơn kiện Apple.
Hãng phát triển ứng dụng Blix cho rằng Apple đã sao chép công nghệ của họ - ẩn địa chỉ email khi đăng nhập các dịch vụ trực tuyến - khi Táo Khuyết ra mắt Sign in with Apple năm 2019. Tile – hãng sản xuất thiết bị theo dấu đồ vật từng được tích hợp với iPhone, cũng cáo buộc tương tự khi Apple ra mắt AirTag năm 2021.
Nguồn tin của WSJ cho biết Bộ Tư pháp Mỹ cũng đang điều tra liệu Apple có đang ưu tiên cho sản phẩm của họ hơn là sản phẩm của bên thứ ba, như Tile, hay không.
Nhiều cuộc chiến bằng sáng chế tập trung vào các tính năng trên Apple Watch mà các công ty nhỏ cho rằng công nghệ này do chính họ phát triển. Apple thì khẳng định nhiều cáo buộc vi phạm bản quyền mà hãng này đối mặt đang dựa trên các bằng sáng chế quá chung chung.
"Sự thật là chính các công ty này đã sao chép sản phẩm của chúng tôi, hoặc bóp nghẹt cạnh tranh bằng cách đưa ra bằng sáng chế không phù hợp. Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh với những cáo buộc vô căn cứ này tại tòa, và sẽ tiếp tục nâng cấp công nghệ phục vụ khách hàng và sức khỏe cộng đồng", người phát ngôn của Apple cho biết trên WSJ.
Từ khi thành lập, Apple đã nổi tiếng với khả năng sáng tạo. Họ đã chi rất nhiều tiền cho việc phát triển công nghệ của riêng mình. Trong tài khóa 2022, kết thúc vào tháng 9/2022, ngân sách cho R&D là 26 tỷ USD, tăng gần 20% so với năm trước đó.
Dưới thời CEO Tim Cook, Apple đã nỗ lực tăng biên lợi nhuận và tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm bằng cách tự thiết kế nhiều linh kiện hơn. Thỉnh thoảng, họ cũng dùng biện pháp thâu tóm để tiếp cận công nghệ, theo các lãnh đạo và luật sư về bằng sáng chế từng làm việc với Apple.
Apple cho biết đã trả phí bản quyền cho rất nhiều công ty lớn nhỏ. Người phát ngôn của Apple nói rằng họ được cấp phép sử dụng hơn 25.000 bằng sáng chế từ các đối thủ nhỏ hơn trong 3 năm qua.
CEO Apple Tim Cook giới thiệu Apple Watch Series 7 trong một sự kiện năm 2021. Ảnh: Reuters
Năm 2016, AliveCor công bố loại phụ kiện cho đồng hồ, có thể đo điện tim, tương thích với Apple Watch mới ra mắt khi đó. Trước khi sản phẩm này được công bố, nhà sáng lập AliveCor David Albert được mời đến trụ sở của Apple, gặp Giám đốc Tác nghiệp Jeff Williams. Williams cũng là người phụ trách các sáng kiến trong mảng chăm sóc sức khỏe.
Albert cho biết ông đã đặt một sản phẩm mẫu lên cổ tay của Williams và đo nhịp tim. Albert kể rằng Williams đã nói: "Chúng tôi rất muốn tìm cách hợp tác với anh, nhưng chúng tôi có thể cạnh tranh với anh đấy".
Năm 2017, AliveCor trở thành hãng sản xuất phụ kiện y tế đầu tiên cho Apple Watch được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép. Năm 2018, Apple ra mắt Series 4, có thể đo điện tim mà không cần phụ kiện của AliveCor. Apple cũng thay đổi hệ điều hành, khiến sản phẩm của AliveCor không tương thích được nữa. Một năm sau đó, AliveCor cũng dừng bán phụ kiện này.
Người phát ngôn của Apple khẳng định họ đã phát triển công nghệ đo điện tim cho Apple Watch từ năm 2012, tức là 3 năm trước khi đồng hồ này ra mắt.
Năm 2021, AliveCor nộp đơn lên Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC), cáo buộc Apple vi phạm 3 bằng sáng chế của họ. Tháng 12/2022, ủy ban này phán quyết AliveCor thắng, cấm nhập khẩu vào Mỹ tất cả Apple Watch có chức năng đo nhịp tim.
Tuy nhiên, Apple cũng đưa vụ việc này lên Hội đồng Kháng cáo và Xét xử về Bằng sáng chế (PTAB). Hội đồng này được tạo ra để vô hiệu hóa các sáng chế xấu và giúp các công ty bảo vệ mình khỏi các bẫy sáng chế. Ví dụ, người kiện nộp bằng sáng chế có quy mô rộng, bao trùm nhiều loại công nghệ, nhưng chưa ra mắt sản phẩm thực.
Hội đồng này đã vô hiệu hóa các bằng sáng chế của AliveCor, khiến lệnh cấm của ITC bị đảo ngược. AliveCor đã kháng cáo phán quyết này, cáo buộc Apple đang cố vô hiệu hóa 7 bằng sáng chế khác của họ.
Nhà đầu tư mạo hiểm kiêm Chủ tịch AliveCor Vinod Khosla cho biết ông đã nói với các công ty mình rót vốn rằng không nên đàm phán với Apple. "Apple có thể nói chuyện với bất kỳ ai và sau đó cố kéo đi các nhân sự tốt nhất đang phát triển công nghệ đó", ông nói.
Lãnh đạo doanh nghiệp và luật sư liên quan đến các vụ việc như thế này cho biết quá trình bảo vệ bản thân trước các nỗ lực vô hiệu hóa bằng sáng chế có thể tiêu tốn khoảng 500.000 USD. Đây là chi phí lớn với các hãng công nghệ nhỏ.
Apple thì khẳng định họ sử dụng cơ chế này một cách có chọn lọc, và không có ý định kéo tất cả công ty vào rắc rối pháp lý. Người phát ngôn của Apple cho biết cách họ dùng cơ chế này cũng tương tự các công ty khác.
Năm 2013, hãng công nghệ Valencell cho biết một giám đốc của Apple đã liên lạc với họ về khả năng hợp tác. Công ty này khi đó đang phát triển công nghệ cảm biến cho phép đo nhịp tim khi người dùng đang di chuyển, ví dụ như đang chạy. Công nghệ này rất cần thiết với các thiết bị đeo có chức năng theo dõi việc tập luyện và sức khỏe.
Valencell thông tin, trong các cuộc thảo luận ban đầu, Apple liên tục hỏi về công nghệ này và đề cập đến khả năng cấp phép sử dụng, thử nghiệm trong vài tháng. Tuy nhiên, ngay khi Apple Watch ra mắt năm 2015 với tính năng đo nhịp tim, Apple đã ngừng liên lạc với Valencell.
Năm sau đó, Valencell kiện Apple lên tòa án bang Norh Carolina, cáo buộc công ty này vi phạm 4 bằng sáng chế của họ. Apple cũng nộp 7 đơn đề nghị vô hiệu hóa các bằng sáng chế của Valencell trong các lĩnh vực không liên quan đến vụ việc ban đầu, Valencell cho biết. Đến năm 2019, Giám đốc công ty này - Steven LeBoeuf – nói rằng họ đã dàn xếp vụ việc này ngoài tòa án do mệt mỏi với việc đối đầu với Apple.
Masimo cũng kiện Apple lên tòa án Southern California năm 2020, cáo buộc Táo Khuyết cố tình tiếp cận các thông tin về sở hữu trí tuệ của họ bằng cách tuyển nhân viên Masimo. Việc xét xử vẫn đang được tiến hành.
Năm 2021, Masimo nộp thêm đơn kiện Apple vi phạm bằng sáng chế lên ITC. Hồi tháng 1, một thẩm phán của ITC công bố báo cáo sơ bộ cho thấy một số mẫu Apple Watch đã vi phạm bằng sáng chế của Masimo. Cuộc điều tra dự kiến kết thúc tháng tới.
Kiani cho biết Apple vẫn đang cố tuyển nhân viên từ Masimo. Apple thì khẳng định không nhắm riêng vào nhân viên công ty này.
Đến nay, Masimo đã chi 55 triệu USD cho các vụ kiện chống lại Apple. Kiani ước tính chi phí theo vụ việc đến cùng có thể lên hơn 100 triệu USD.
Hà Thu (theo WSJ)