đinhlinh11
Bé Tleoo
Jenny, phượt thủ 37 tuổi, đã đặt chân đến 48 quốc gia, có những trải nghiệm "xương máu" đằng sau những bức ảnh lung linh trên mạng xã hội.
Trên mạng xã hội, Jenny đến từ Florida, Mỹ, sở hữu cuộc sống bao người mơ ước. Nhờ sắp xếp khéo léo, nữ travel blogger vừa đảm bảo được công việc văn phòng, vừa có cơ hội du lịch 48 quốc gia, ghé thăm hàng trăm địa danh trên khắp thế giới trong 7 năm qua, thỏa mãn đam mê "xê dịch" của cô. Tuy nhiên, Jenny chia sẻ đã phải đối mặt với những mặt trái của đam mê này.
Jenny tại Hobbitenango, khu sinh thái gần Antigua, Guatemala, được xây dựng với cảm hứng từ loạt phim The Hobbit đầu tháng 6. Ảnh: Poorlittlenomad
Jenny đã trải qua khoảnh khắc "kinh hoàng nhất cuộc đời" khi suýt trở thành nạn nhân của vụ bắt cóc hoặc buôn người tại Budapest năm 2019. Nhờ la hét cầu cứu và được người qua đường giúp đỡ, cô may mắn thoát khỏi tình huống nguy hiểm. Sau biến cố, cô rút ra nhiều bài học và thiết lập cho mình những nguyên tắc an toàn.
Nguyên tắc tối thượng của Jenny là không đi uống rượu quá nhiều. Nếu ra ngoài vào buổi tối, cô chỉ uống một ly và luôn để mắt đến đồ uống của mình. Thứ hai, không tiết lộ địa điểm lưu trú hoặc việc đi một mình. Thứ ba, cố gắng ghi nhớ bản đồ trước khi rời khỏi một nơi. Việc này giúp cô không phải dán mắt vào điện thoại và có thể quan sát xung quanh. Cuối cùng, Jenny chia sẻ vị trí trên điện thoại với gia đình để họ có thể theo dõi trong trường hợp khẩn cấp.
"Đi một mình, tôi được làm theo ý thích," Jenny cho biết. Du lịch một mình cũng giúp nữ khách du mục số tự lập và tự tin hơn khi khám phá những vùng đất mới. Nhưng cái giá của tự do không hề rẻ. Các gói du lịch thường được thiết kế cho hai người trở lên, vì vậy những du khách đi một mình sẽ bỏ lỡ các ưu đãi dành cho cặp đôi hoặc nhóm.
Jenny từng bỏ lỡ trải nghiệm thú vị như lớp học nấu ăn ở Guatemala yêu cầu tối thiểu hai người tham gia hay tour leo núi lửa ở Nicaragua với giá 45 USD một người. Do đi một mình, cô bị tính phí 90 USD.
Niềm đam du lịch một mình của Jenny đến từ chuyến đi nước ngoài đầu tiên không mấy vui vẻ cùng người bạn thân cách 7 năm trước. Jenny nhận ra bài học đắt giá rằng có những người dù thân thiết đến đâu, cũng không hợp để đi du lịch cùng. Sau chuyến đi, họ không còn liên lạc và kể từ đó, cô thích đi du lịch một mình hơn.
Mặc dù tận hưởng tự do khi lên kế hoạch chuyến đi, Jenny cũng thừa nhận mệt mỏi khi phải "cân" tất cả mọi thứ, từ ăn uống đến xử lý tình huống bất ngờ.
Trong tình huống khách sạn và Airbnb (dịch vụ chia sẻ/đặt chỗ ngủ) hủy phòng phút chót, tự giải quyết vấn đề phát sinh khiến cô đôi lúc khao khát có người đồng hành. "Đôi khi, thật tuyệt vời nếu có ai đó chia sẻ trách nhiệm hay niềm vui trong những chuyến hành trình," cô nói.
Những chia sẻ của Jenny nhận được đồng tình của cộng đồng đam mê du lịch. Tài khoản có tên Kristy bình luận: "Cô đơn là nỗi sợ lớn nhất của tôi". Một người khác dí dỏm đề cập đến việc "không thể chia đôi tiền phòng khách sạn".
Jenny bất ngờ vì mọi người đón nhận nội dung của mình tích cực và đồng cảm với những trải nghiệm "không đẹp" về du lịch một mình. Lựa chọn này không dành cho tất cả mọi người, nhưng "thà đi một mình còn hơn là không được ngắm nhìn thế giới", Jenny nói.
Trên mạng xã hội, Jenny đến từ Florida, Mỹ, sở hữu cuộc sống bao người mơ ước. Nhờ sắp xếp khéo léo, nữ travel blogger vừa đảm bảo được công việc văn phòng, vừa có cơ hội du lịch 48 quốc gia, ghé thăm hàng trăm địa danh trên khắp thế giới trong 7 năm qua, thỏa mãn đam mê "xê dịch" của cô. Tuy nhiên, Jenny chia sẻ đã phải đối mặt với những mặt trái của đam mê này.
Jenny đã trải qua khoảnh khắc "kinh hoàng nhất cuộc đời" khi suýt trở thành nạn nhân của vụ bắt cóc hoặc buôn người tại Budapest năm 2019. Nhờ la hét cầu cứu và được người qua đường giúp đỡ, cô may mắn thoát khỏi tình huống nguy hiểm. Sau biến cố, cô rút ra nhiều bài học và thiết lập cho mình những nguyên tắc an toàn.
Nguyên tắc tối thượng của Jenny là không đi uống rượu quá nhiều. Nếu ra ngoài vào buổi tối, cô chỉ uống một ly và luôn để mắt đến đồ uống của mình. Thứ hai, không tiết lộ địa điểm lưu trú hoặc việc đi một mình. Thứ ba, cố gắng ghi nhớ bản đồ trước khi rời khỏi một nơi. Việc này giúp cô không phải dán mắt vào điện thoại và có thể quan sát xung quanh. Cuối cùng, Jenny chia sẻ vị trí trên điện thoại với gia đình để họ có thể theo dõi trong trường hợp khẩn cấp.
"Đi một mình, tôi được làm theo ý thích," Jenny cho biết. Du lịch một mình cũng giúp nữ khách du mục số tự lập và tự tin hơn khi khám phá những vùng đất mới. Nhưng cái giá của tự do không hề rẻ. Các gói du lịch thường được thiết kế cho hai người trở lên, vì vậy những du khách đi một mình sẽ bỏ lỡ các ưu đãi dành cho cặp đôi hoặc nhóm.
Jenny từng bỏ lỡ trải nghiệm thú vị như lớp học nấu ăn ở Guatemala yêu cầu tối thiểu hai người tham gia hay tour leo núi lửa ở Nicaragua với giá 45 USD một người. Do đi một mình, cô bị tính phí 90 USD.
Niềm đam du lịch một mình của Jenny đến từ chuyến đi nước ngoài đầu tiên không mấy vui vẻ cùng người bạn thân cách 7 năm trước. Jenny nhận ra bài học đắt giá rằng có những người dù thân thiết đến đâu, cũng không hợp để đi du lịch cùng. Sau chuyến đi, họ không còn liên lạc và kể từ đó, cô thích đi du lịch một mình hơn.
Mặc dù tận hưởng tự do khi lên kế hoạch chuyến đi, Jenny cũng thừa nhận mệt mỏi khi phải "cân" tất cả mọi thứ, từ ăn uống đến xử lý tình huống bất ngờ.
Trong tình huống khách sạn và Airbnb (dịch vụ chia sẻ/đặt chỗ ngủ) hủy phòng phút chót, tự giải quyết vấn đề phát sinh khiến cô đôi lúc khao khát có người đồng hành. "Đôi khi, thật tuyệt vời nếu có ai đó chia sẻ trách nhiệm hay niềm vui trong những chuyến hành trình," cô nói.
Những chia sẻ của Jenny nhận được đồng tình của cộng đồng đam mê du lịch. Tài khoản có tên Kristy bình luận: "Cô đơn là nỗi sợ lớn nhất của tôi". Một người khác dí dỏm đề cập đến việc "không thể chia đôi tiền phòng khách sạn".
Jenny bất ngờ vì mọi người đón nhận nội dung của mình tích cực và đồng cảm với những trải nghiệm "không đẹp" về du lịch một mình. Lựa chọn này không dành cho tất cả mọi người, nhưng "thà đi một mình còn hơn là không được ngắm nhìn thế giới", Jenny nói.