Cứ ngỡ các con đã ngủ say, vợ chồng tôi kéo nhau vào nhà tắm thì con gái lại bừng tỉnh.
Vợ chồng chúng tôi có 1 cô con gái năm nay 4 tuổi và 1 cậu con trai mới sinh được nửa tháng. Gia đình 4 thành viên "có nếp, có tẻ" theo các cụ như thế là viên mãn nhất. Bản thân tôi cũng thấy thế, cứ mỗi lần nhìn các con ngoan ngoãn, đang ngủ say trong lòng và không khỏi hạnh phúc ngọt ngào.
Ấy thế nhưng vui nhiều nhưng cũng không thiếu những nỗi băn khoăn rằng sẽ phải nuôi dạy các con như thế nào sao cho đúng, cho chuẩn để các bé có một tương lai tốt đẹp, tránh được những rắc rối, tổn thương mà trong quá khứ chính bản thân người làm mẹ như tôi đã trải qua.
Hơn hết tôi lại còn có một cô con gái và một cậu con trai, chắc chắn cách nuôi dưỡng cũng khác nhau, dạy dỗ khác nhau. Đến giờ con gái mới chớm bước vào lứa tuổi mẫu giáo thôi mà tôi đã nhiều lần rất "bí" phương pháp dạy bé. Vì quả thực con gái tôi dù hiền lành, ngoan ngoãn nhưng bé là đứa trẻ rất thích khám phá, luôn tò mò. Nghĩ đến việc mỗi ngày phải trả lời "10 vạn câu hỏi vì sao" đến từ cô con gái cũng đủ khiến đau đầu.
Chẳng hạn như mới tuần trước đây thôi cô bé đã làm cho hai bố mẹ một phen hút hồn chỉ vì tò mò thái quá. Chẳng là tôi mới trải qua cuộc phẫu thuật sinh mổ con thứ 2 nên sức khỏe vẫn còn yếu, vết thương vẫn chưa lành. Chính vì thế tôi thường xuyên nhờ chồng chăm sóc vết thương mổ cho mình.
Buổi tối ngày hôm trước chờ khi con lớn con nhỏ ngủ say, hai vợ chồng vào nhà vệ sinh bật đèn để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của các con. Trong phòng tắm, tôi vén cao áo để chồng lấy băng gạc, thuốc sát khuẩn chăm sóc vết mổ dài trên bụng cho tôi. Khi hai vợ chồng còn đang hì hục, thỉnh thoảng tôi kêu đau vì thuốc sát khuẩn làm xót có lẽ đã làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của con gái.
Cô bé tỉnh dậy giữa đêm không thấy bố mẹ đâu nhưng may mắn cũng không khóc. Con loạng choạng đi ra ngoài tìm bố mẹ và thấy tiếng bố mẹ trong phòng nhà vệ sinh nên cũng đưa tay đẩy cánh cửa ra vì vợ chồng tôi cũng không khóa cửa. Con gái làm vợ chồng tôi giật bắn mình.
Cô bé vừa dụi mắt vừa bước vào nhà vệ sinh và bị vết thương trên bụng mẹ làm cho khá hoảng sợ. Con không nói gì mà nước mắt bắt đầu rơm rớm lệ. Có lẽ đây là lần đầu tiên con nhìn thấy vết thương của mẹ và cứ ngỡ mẹ bị làm sao nên thương mẹ, định khóc. Chồng tôi nhanh chóng bỏ đồ nghề xuống ôm lấy con còn tôi cũng vội nói "Mẹ không sao đâu con đừng khóc, đây chỉ là một vết thương nhỏ khi mẹ sinh em con ra thôi mà".
Ảnh minh họa
Con bé một tay chùi nước mắt, một tay đặt tên bụng mẹ sờ vết thương rồi nói "Mẹ sinh em ra từ đây ư, vì em mà mẹ bị thương đến thế này ư? mẹ có đau không?"
"Mẹ không, mẹ không còn đau nữa con, bố chăm sóc vết thương cho mẹ rồi, mẹ không đau nữa con đừng lo" - tôi đáp.
Thế nhưng con bé lại càng khóc to hơn rồi bất giác hỏi "Thế mẹ sinh con ra từ đâu, có phải cũng từ đây không?". Tôi vừa buồn cười vừa xấu hổ nhìn chồng mà trả lời con "Không, mẹ sinh con ra từ chỗ khác nhưng cũng tương tự như vậy" (vì lần đầu tôi sinh thường). Chồng tôi nói thêm "Bố con mình cùng đi ngủ nhé, sáng mai bố sẽ trả lời kĩ hơn cho con biết "Con sinh ra từ đâu nhé, ngoan nghe lời bố cùng đi ngủ nào".
Nhận được lời hứa từ bố, cô bé yên tâm vào nhà đi ngủ với điều kiện cả bố và mẹ phải vào cùng. Cũng vừa lúc chăm sóc vết thương xong, cả tôi và chồng đều cùng con vào giường để đi ngủ. Tuy nhiên cũng từ đó đến nay đã một tuần, tôi chưa tìm ra được câu trả lời là phù hợp nhất cho con gái.
Tâm sự từ độc giả hanhan...@gmail.com
Con sinh ra từ đâu chắc chắn là câu hỏi mà hầu hết các bậc cha mẹ đều nhận được từ con khi trẻ bước vào độ tuổi lên 3, lên 4. Trẻ lên 3 bắt đầu tò mò về nguồn gốc sinh ra của mình cũng như cách mình đến với thế giới này.
Trước câu hỏi này của con, cha mẹ có thể lựa chọn hai cách trả lời hay dưới đây:
- Con sinh ra từ tình yêu của bố mẹ, chính xác là từ bộ phận bụng của mẹ. Đây cũng là câu trả lời rất thực tế bởi mẹ mang bầu con 9 tháng 10 ngày trong bụng, sau đó nhờ bác sĩ đã đưa con ra ngoài với thế giới qua vết rạch bụng hoặc bằng một bộ phận kín khác sau này con sẽ được biết.
- Thông qua những hình ảnh siêu âm khi mẹ mang bầu con, mẹ có thể nói rõ cho con biết nguồn gốc con sinh ra từ đâu. Hình ảnh siêu âm cho thấy con hình thành từ trong bụng của mẹ, từ một hạt đậu nhỏ xíu thành em bé bé bỏng, dễ thương sau đó được đưa ra ngoài thế giới và sống với bố mẹ.
Khi trẻ còn nhỏ, sự hiểu biết của trẻ về thế giới còn rất hời hợt, còn nhiều điều chưa hiểu nên sẽ có nhiều câu hỏi lạ lùng, lúng túng mà cha mẹ không thể giải đáp. Nhưng với con trẻ, lời giải thích của cha mẹ chính là ngưỡng cửa đầu tiên để trẻ khám phá thế giới. Nếu chỉ chiếu lệ dễ khiến trẻ hiểu sai về thế giới.
Vậy, khi con hỏi những câu hỏi khó xử này, mẹ nên trả lời như thế nào?
1. Trả lời câu hỏi của trẻ một cách tích cực
Những câu hỏi như vậy có thể khiến hầu hết các bậc cha mẹ cảm thấy lúng túng và không biết trả lời thế nào nên thường đùa rằng mẹ nhặt con bên cạnh thùng rác, trên đường, trong rừng... Nhưng những câu trả lời này có thể khiến trẻ xa lánh cha mẹ, và cảm thấy rằng chúng không phải là con của bố mẹ.
Trên thực tế, đáp án tốt nhất chính là dùng uyển ngữ nói trực tiếp đáp án cho đứa trẻ, để đứa trẻ hiểu rõ mình là sinh mệnh do bố mẹ sinh ra từ thân thể của bố mẹ. Điều này không chỉ có thể để đứa trẻ hiểu mình được sinh ra như thế nào mà còn mang lại mối quan hệ bố mẹ và con cái gần gũi hơn.
2. Đừng chạy trốn những vấn đề của con
Trong cuộc sống, để không phải trả lời những câu hỏi gây lúng túng của con cái, nhiều bậc cha mẹ đã chọn cách lảng tránh trực tiếp, hoặc chuyển chủ đề, cố gắng dùng một câu hỏi khác để thu hút sự chú ý của trẻ, điều này thực chất là sai lầm. Cha mẹ muốn giáo dục con thì nên không cố ý lảng tránh câu hỏi của con mà trả lời trên cơ sở trẻ có thể hiểu được.
3. Kiên nhẫn với những vấn đề của trẻ
Cha mẹ nhiều khi nóng nảy với con nhưng nếu như thế thì làm sao giáo dục con tốt được? Không có bậc cha mẹ nào không muốn giáo dục con cái thật tốt, vì vậy khi con cái đặt câu hỏi với cha mẹ, cha mẹ nên kiên nhẫn trả lời thay vì nói một hai câu hoặc cáu giận.
Vợ chồng chúng tôi có 1 cô con gái năm nay 4 tuổi và 1 cậu con trai mới sinh được nửa tháng. Gia đình 4 thành viên "có nếp, có tẻ" theo các cụ như thế là viên mãn nhất. Bản thân tôi cũng thấy thế, cứ mỗi lần nhìn các con ngoan ngoãn, đang ngủ say trong lòng và không khỏi hạnh phúc ngọt ngào.
Ấy thế nhưng vui nhiều nhưng cũng không thiếu những nỗi băn khoăn rằng sẽ phải nuôi dạy các con như thế nào sao cho đúng, cho chuẩn để các bé có một tương lai tốt đẹp, tránh được những rắc rối, tổn thương mà trong quá khứ chính bản thân người làm mẹ như tôi đã trải qua.
Hơn hết tôi lại còn có một cô con gái và một cậu con trai, chắc chắn cách nuôi dưỡng cũng khác nhau, dạy dỗ khác nhau. Đến giờ con gái mới chớm bước vào lứa tuổi mẫu giáo thôi mà tôi đã nhiều lần rất "bí" phương pháp dạy bé. Vì quả thực con gái tôi dù hiền lành, ngoan ngoãn nhưng bé là đứa trẻ rất thích khám phá, luôn tò mò. Nghĩ đến việc mỗi ngày phải trả lời "10 vạn câu hỏi vì sao" đến từ cô con gái cũng đủ khiến đau đầu.
Ảnh minh họa
Chẳng hạn như mới tuần trước đây thôi cô bé đã làm cho hai bố mẹ một phen hút hồn chỉ vì tò mò thái quá. Chẳng là tôi mới trải qua cuộc phẫu thuật sinh mổ con thứ 2 nên sức khỏe vẫn còn yếu, vết thương vẫn chưa lành. Chính vì thế tôi thường xuyên nhờ chồng chăm sóc vết thương mổ cho mình.
Buổi tối ngày hôm trước chờ khi con lớn con nhỏ ngủ say, hai vợ chồng vào nhà vệ sinh bật đèn để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của các con. Trong phòng tắm, tôi vén cao áo để chồng lấy băng gạc, thuốc sát khuẩn chăm sóc vết mổ dài trên bụng cho tôi. Khi hai vợ chồng còn đang hì hục, thỉnh thoảng tôi kêu đau vì thuốc sát khuẩn làm xót có lẽ đã làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của con gái.
Cô bé tỉnh dậy giữa đêm không thấy bố mẹ đâu nhưng may mắn cũng không khóc. Con loạng choạng đi ra ngoài tìm bố mẹ và thấy tiếng bố mẹ trong phòng nhà vệ sinh nên cũng đưa tay đẩy cánh cửa ra vì vợ chồng tôi cũng không khóa cửa. Con gái làm vợ chồng tôi giật bắn mình.
Cô bé vừa dụi mắt vừa bước vào nhà vệ sinh và bị vết thương trên bụng mẹ làm cho khá hoảng sợ. Con không nói gì mà nước mắt bắt đầu rơm rớm lệ. Có lẽ đây là lần đầu tiên con nhìn thấy vết thương của mẹ và cứ ngỡ mẹ bị làm sao nên thương mẹ, định khóc. Chồng tôi nhanh chóng bỏ đồ nghề xuống ôm lấy con còn tôi cũng vội nói "Mẹ không sao đâu con đừng khóc, đây chỉ là một vết thương nhỏ khi mẹ sinh em con ra thôi mà".
Ảnh minh họa
Con bé một tay chùi nước mắt, một tay đặt tên bụng mẹ sờ vết thương rồi nói "Mẹ sinh em ra từ đây ư, vì em mà mẹ bị thương đến thế này ư? mẹ có đau không?"
"Mẹ không, mẹ không còn đau nữa con, bố chăm sóc vết thương cho mẹ rồi, mẹ không đau nữa con đừng lo" - tôi đáp.
Thế nhưng con bé lại càng khóc to hơn rồi bất giác hỏi "Thế mẹ sinh con ra từ đâu, có phải cũng từ đây không?". Tôi vừa buồn cười vừa xấu hổ nhìn chồng mà trả lời con "Không, mẹ sinh con ra từ chỗ khác nhưng cũng tương tự như vậy" (vì lần đầu tôi sinh thường). Chồng tôi nói thêm "Bố con mình cùng đi ngủ nhé, sáng mai bố sẽ trả lời kĩ hơn cho con biết "Con sinh ra từ đâu nhé, ngoan nghe lời bố cùng đi ngủ nào".
Nhận được lời hứa từ bố, cô bé yên tâm vào nhà đi ngủ với điều kiện cả bố và mẹ phải vào cùng. Cũng vừa lúc chăm sóc vết thương xong, cả tôi và chồng đều cùng con vào giường để đi ngủ. Tuy nhiên cũng từ đó đến nay đã một tuần, tôi chưa tìm ra được câu trả lời là phù hợp nhất cho con gái.
Tâm sự từ độc giả hanhan...@gmail.com
Con sinh ra từ đâu chắc chắn là câu hỏi mà hầu hết các bậc cha mẹ đều nhận được từ con khi trẻ bước vào độ tuổi lên 3, lên 4. Trẻ lên 3 bắt đầu tò mò về nguồn gốc sinh ra của mình cũng như cách mình đến với thế giới này.
Trước câu hỏi này của con, cha mẹ có thể lựa chọn hai cách trả lời hay dưới đây:
- Con sinh ra từ tình yêu của bố mẹ, chính xác là từ bộ phận bụng của mẹ. Đây cũng là câu trả lời rất thực tế bởi mẹ mang bầu con 9 tháng 10 ngày trong bụng, sau đó nhờ bác sĩ đã đưa con ra ngoài với thế giới qua vết rạch bụng hoặc bằng một bộ phận kín khác sau này con sẽ được biết.
- Thông qua những hình ảnh siêu âm khi mẹ mang bầu con, mẹ có thể nói rõ cho con biết nguồn gốc con sinh ra từ đâu. Hình ảnh siêu âm cho thấy con hình thành từ trong bụng của mẹ, từ một hạt đậu nhỏ xíu thành em bé bé bỏng, dễ thương sau đó được đưa ra ngoài thế giới và sống với bố mẹ.
Khi trẻ còn nhỏ, sự hiểu biết của trẻ về thế giới còn rất hời hợt, còn nhiều điều chưa hiểu nên sẽ có nhiều câu hỏi lạ lùng, lúng túng mà cha mẹ không thể giải đáp. Nhưng với con trẻ, lời giải thích của cha mẹ chính là ngưỡng cửa đầu tiên để trẻ khám phá thế giới. Nếu chỉ chiếu lệ dễ khiến trẻ hiểu sai về thế giới.
Vậy, khi con hỏi những câu hỏi khó xử này, mẹ nên trả lời như thế nào?
1. Trả lời câu hỏi của trẻ một cách tích cực
Những câu hỏi như vậy có thể khiến hầu hết các bậc cha mẹ cảm thấy lúng túng và không biết trả lời thế nào nên thường đùa rằng mẹ nhặt con bên cạnh thùng rác, trên đường, trong rừng... Nhưng những câu trả lời này có thể khiến trẻ xa lánh cha mẹ, và cảm thấy rằng chúng không phải là con của bố mẹ.
Trên thực tế, đáp án tốt nhất chính là dùng uyển ngữ nói trực tiếp đáp án cho đứa trẻ, để đứa trẻ hiểu rõ mình là sinh mệnh do bố mẹ sinh ra từ thân thể của bố mẹ. Điều này không chỉ có thể để đứa trẻ hiểu mình được sinh ra như thế nào mà còn mang lại mối quan hệ bố mẹ và con cái gần gũi hơn.
2. Đừng chạy trốn những vấn đề của con
Trong cuộc sống, để không phải trả lời những câu hỏi gây lúng túng của con cái, nhiều bậc cha mẹ đã chọn cách lảng tránh trực tiếp, hoặc chuyển chủ đề, cố gắng dùng một câu hỏi khác để thu hút sự chú ý của trẻ, điều này thực chất là sai lầm. Cha mẹ muốn giáo dục con thì nên không cố ý lảng tránh câu hỏi của con mà trả lời trên cơ sở trẻ có thể hiểu được.
3. Kiên nhẫn với những vấn đề của trẻ
Cha mẹ nhiều khi nóng nảy với con nhưng nếu như thế thì làm sao giáo dục con tốt được? Không có bậc cha mẹ nào không muốn giáo dục con cái thật tốt, vì vậy khi con cái đặt câu hỏi với cha mẹ, cha mẹ nên kiên nhẫn trả lời thay vì nói một hai câu hoặc cáu giận.