Ngọc Vàng
Well-known member
Núi rừng xứ Thanh không chỉ có vẻ đẹp kì vĩ, lớn lao mà còn mang trong mình vẻ nên thơ, trữ tình như những nàng tiên còn say giấc.
Vùng đất Mường Lát là nơi đầu tiên trong hành trình con sông Mã trở về đất Việt sau khi uốn lượn cả trăm cây số trên đất Thượng Lào. Trong tiếng Thái, Mường Lát nghĩa là "nơi nước tràn qua", và mùa mưa chính là lúc nước từ hàng trăm con suối chảy qua bản để hòa vào sông Mã.
Mường Lát có đường biên giới dài hơn 100 km giáp với hai huyện Viêng Xay và Xốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
Nhắc đến Mường Lát là nhắc tới một vùng đất nguyên sơ miền biên viễn xa xôi của Tổ quốc - nơi núi non quanh năm mây mù che phủ - nơi những bản làng ẩn hiện bên sườn núi, những thửa ruộng bậc thang trập trùng … - nơi mang trong mình vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng xứ Thanh…
Tuy nhiên núi rừng xứ Thanh không chỉ có vẻ đẹp kì vĩ, lớn lao mà còn mang trong mình vẻ nên thơ, trữ tình như những nàng tiên còn say giấc.
Xuôi về Thường Xuân - mảnh đất "quế ngọc châu thường" không chỉ giàu truyền thống văn hóa mà còn là vùng đất mộng mơ, nơi có những thắng cảnh thiên nhiên làm say đắm lòng người.
Và nhắc đến Thường Xuân là nhắc đến Bản Mạ - bản người Thái nằm bên dòng sông Chu hiền hòa, thơ mộng đẹp như một bức tranh thủy mặc với núi đồi bao bọc, nước sông trong xanh, những căn nhà sàn bình dị nằm nép mình bên sườn núi.
Bản Mạ xưa kia bị "chia cắt" bởi dòng sông Chu, khiến cho việc giao thương với bên ngoài gặp nhiều khó khăn. Từ khi cây cầu treo được xây dựng và đưa vào sử dụng, cuộc sống của người dân đã đổi khác. Không chỉ giúp việc đi lại thuận tiện, cây cầu còn là điểm nhấn độc đáo trên hành trình của du khách đến với bản Mạ.
Ở đó, du khách sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh thiên nhiên thơ mộng có núi, có rừng, có sông. Đứng trên cầu, hít thở bầu không khí trong lành, phóng tầm mắt thật xa, để thấy bình yên và cảm nhận trọn vẹn bức tranh phong cảnh nên thơ mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho núi rừng xứ Thanh…
Nguồn: Thanh Hoá góc nhìn từ trên cao/TTV
Vùng đất Mường Lát là nơi đầu tiên trong hành trình con sông Mã trở về đất Việt sau khi uốn lượn cả trăm cây số trên đất Thượng Lào. Trong tiếng Thái, Mường Lát nghĩa là "nơi nước tràn qua", và mùa mưa chính là lúc nước từ hàng trăm con suối chảy qua bản để hòa vào sông Mã.
Mường Lát có đường biên giới dài hơn 100 km giáp với hai huyện Viêng Xay và Xốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
Nhắc đến Mường Lát là nhắc tới một vùng đất nguyên sơ miền biên viễn xa xôi của Tổ quốc - nơi núi non quanh năm mây mù che phủ - nơi những bản làng ẩn hiện bên sườn núi, những thửa ruộng bậc thang trập trùng … - nơi mang trong mình vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng xứ Thanh…
Tuy nhiên núi rừng xứ Thanh không chỉ có vẻ đẹp kì vĩ, lớn lao mà còn mang trong mình vẻ nên thơ, trữ tình như những nàng tiên còn say giấc.
Xuôi về Thường Xuân - mảnh đất "quế ngọc châu thường" không chỉ giàu truyền thống văn hóa mà còn là vùng đất mộng mơ, nơi có những thắng cảnh thiên nhiên làm say đắm lòng người.
Và nhắc đến Thường Xuân là nhắc đến Bản Mạ - bản người Thái nằm bên dòng sông Chu hiền hòa, thơ mộng đẹp như một bức tranh thủy mặc với núi đồi bao bọc, nước sông trong xanh, những căn nhà sàn bình dị nằm nép mình bên sườn núi.
Bản Mạ xưa kia bị "chia cắt" bởi dòng sông Chu, khiến cho việc giao thương với bên ngoài gặp nhiều khó khăn. Từ khi cây cầu treo được xây dựng và đưa vào sử dụng, cuộc sống của người dân đã đổi khác. Không chỉ giúp việc đi lại thuận tiện, cây cầu còn là điểm nhấn độc đáo trên hành trình của du khách đến với bản Mạ.
Ở đó, du khách sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh thiên nhiên thơ mộng có núi, có rừng, có sông. Đứng trên cầu, hít thở bầu không khí trong lành, phóng tầm mắt thật xa, để thấy bình yên và cảm nhận trọn vẹn bức tranh phong cảnh nên thơ mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho núi rừng xứ Thanh…
Nguồn: Thanh Hoá góc nhìn từ trên cao/TTV