Ông chủ ChatGPT: 'AI có thể gây hại cho thế giới'
Sam Altman, CEO OpenAI - công ty đứng sau ChatGPT, nói nỗi sợ lớn nhất với AI là nó có thể gây hại cho thế giới nếu không kiểm soát.
Ngày 16/5, Sam Altman đã điều trần trước Quốc hội Mỹ về những rủi ro AI có thể gây ra. "Công nghệ này có thể đi chệch hướng, tạo ra nhiều sai lầm và gây hại đáng kể cho thế giới trừ khi được điều chỉnh hợp lý". Ông mong muốn hợp tác với chính phủ để ngăn chặn những kịch bản xấu trong tương lai.
Khi Thượng nghị sĩ Josh Hawley hỏi về nguy cơ những mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT thao túng con người, Altman đáp: "Tôi lo lắng điều đó" và nhắc đến sự xuất hiện của Photoshop đầu những năm 2000. Khi đó, nhiều người bị đánh lừa bởi các bức ảnh bị can thiệp, trước khi nhận thức được về việc chỉnh sửa ảnh.
Hawley cũng liệt kê những tác động tiêu cực tiềm ẩn từ AI như mất việc làm, đe dọa quyền riêng tư, thao túng hành vi cá nhân và có thể gây bất ổn cho các cuộc bầu cử ở Mỹ. Tuy nhiên, CEO OpenAI cho rằng AI sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn là phá hủy. Ông nói: "Chúng tôi lạc quan sẽ có những công việc tuyệt vời trong tương lai và những công việc hiện tại có thể tốt hơn nhiều nhờ ChatGPT".
Sam Altman, CEO Open AI trong phiên điều trần trước quốc hội Mỹ hôm 16/5. Ảnh: Bloomberg
Liên quan đến kiểm soát AI, nhà nghiên cứu Gary Marcus và Sam Altman đều tán thành việc thành lập một cơ quan mới để giám sát công nghệ này. Alman kêu gọi những công ty đang phát triển AI phải công khai mô hình và dữ liệu cơ bản. Người tạo AI phải có giấy phép hoạt động hoặc chứng minh được sự an toàn của sản phẩm trước khi phát hành ra công chúng. Các mô hình AI cũng cần được kiểm toán độc lập.
Sự xuất hiện của hàng loạt mô hình AI tạo sinh thời gian qua đang tạo ra những thay đổi lớn trong xã hội. Những công cụ này có thể tự tạo văn bản và hình ảnh trực quan, giúp bác sĩ giao tiếp với bệnh nhân, trả lời nhanh những câu hỏi phức tạp... Tuy nhiên, cuộc chạy đua của các công ty công nghệ lớn cũng làm gia tăng mối lo ngại.
Geoffrey Hinton, một trong những người tiên phong về AI, tuyên bố rời Google để có thể công khai cảnh báo về sự nguy hiểm của công nghệ. "Khi AI bắt đầu biết viết code và chạy dòng mã của riêng mình, những robot sát thủ sẽ xuất hiện ngoài đời thực. AI có thể thông minh hơn con người. Tôi đã sai khi nghĩ phải 30-50 năm nữa AI mới đạt được tiến bộ này. Nhưng giờ mọi thứ thay đổi quá nhanh", Hinton nói.
Trước đó vào tháng 3, Elon Musk và nhiều chuyên gia công nghệ đã ký vào một lá thư kêu gọi các chính phủ ban hành lệnh cấm phát triển mô hình AI mạnh hơn GPT-4 trong sáu tháng. Tuy nhiên, tại phiên điều trần ngày 16/5, những người tham gia nhận định sẽ khó ngăn được sự bùng nổ về AI. Các công ty, nhà đầu tư đang đổ hàng tỷ USD vào công nghệ này.
"Sẽ không có đợt tạm dừng nào. Không cơ quan thực thi nào có thể dừng tiến trình phát triển của AI", thượng nghị sĩ Cory Booker nói.
Sam Altman, CEO OpenAI - công ty đứng sau ChatGPT, nói nỗi sợ lớn nhất với AI là nó có thể gây hại cho thế giới nếu không kiểm soát.
Ngày 16/5, Sam Altman đã điều trần trước Quốc hội Mỹ về những rủi ro AI có thể gây ra. "Công nghệ này có thể đi chệch hướng, tạo ra nhiều sai lầm và gây hại đáng kể cho thế giới trừ khi được điều chỉnh hợp lý". Ông mong muốn hợp tác với chính phủ để ngăn chặn những kịch bản xấu trong tương lai.
Khi Thượng nghị sĩ Josh Hawley hỏi về nguy cơ những mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT thao túng con người, Altman đáp: "Tôi lo lắng điều đó" và nhắc đến sự xuất hiện của Photoshop đầu những năm 2000. Khi đó, nhiều người bị đánh lừa bởi các bức ảnh bị can thiệp, trước khi nhận thức được về việc chỉnh sửa ảnh.
Hawley cũng liệt kê những tác động tiêu cực tiềm ẩn từ AI như mất việc làm, đe dọa quyền riêng tư, thao túng hành vi cá nhân và có thể gây bất ổn cho các cuộc bầu cử ở Mỹ. Tuy nhiên, CEO OpenAI cho rằng AI sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn là phá hủy. Ông nói: "Chúng tôi lạc quan sẽ có những công việc tuyệt vời trong tương lai và những công việc hiện tại có thể tốt hơn nhiều nhờ ChatGPT".
Sam Altman, CEO Open AI trong phiên điều trần trước quốc hội Mỹ hôm 16/5. Ảnh: Bloomberg
Liên quan đến kiểm soát AI, nhà nghiên cứu Gary Marcus và Sam Altman đều tán thành việc thành lập một cơ quan mới để giám sát công nghệ này. Alman kêu gọi những công ty đang phát triển AI phải công khai mô hình và dữ liệu cơ bản. Người tạo AI phải có giấy phép hoạt động hoặc chứng minh được sự an toàn của sản phẩm trước khi phát hành ra công chúng. Các mô hình AI cũng cần được kiểm toán độc lập.
Sự xuất hiện của hàng loạt mô hình AI tạo sinh thời gian qua đang tạo ra những thay đổi lớn trong xã hội. Những công cụ này có thể tự tạo văn bản và hình ảnh trực quan, giúp bác sĩ giao tiếp với bệnh nhân, trả lời nhanh những câu hỏi phức tạp... Tuy nhiên, cuộc chạy đua của các công ty công nghệ lớn cũng làm gia tăng mối lo ngại.
Geoffrey Hinton, một trong những người tiên phong về AI, tuyên bố rời Google để có thể công khai cảnh báo về sự nguy hiểm của công nghệ. "Khi AI bắt đầu biết viết code và chạy dòng mã của riêng mình, những robot sát thủ sẽ xuất hiện ngoài đời thực. AI có thể thông minh hơn con người. Tôi đã sai khi nghĩ phải 30-50 năm nữa AI mới đạt được tiến bộ này. Nhưng giờ mọi thứ thay đổi quá nhanh", Hinton nói.
Trước đó vào tháng 3, Elon Musk và nhiều chuyên gia công nghệ đã ký vào một lá thư kêu gọi các chính phủ ban hành lệnh cấm phát triển mô hình AI mạnh hơn GPT-4 trong sáu tháng. Tuy nhiên, tại phiên điều trần ngày 16/5, những người tham gia nhận định sẽ khó ngăn được sự bùng nổ về AI. Các công ty, nhà đầu tư đang đổ hàng tỷ USD vào công nghệ này.
"Sẽ không có đợt tạm dừng nào. Không cơ quan thực thi nào có thể dừng tiến trình phát triển của AI", thượng nghị sĩ Cory Booker nói.