nguyenphuonganh
Well-known member
Hiểu về khái niệm “Peer Pressure” ( Còn được gọi là “áp lực đồng trang lứa”), đồng thời nắm rõ khía cạnh tích cực và tiêu cực của trạng thái tâm lý này sẽ giúp chúng ta vượt qua những tác động xã hội và tránh tình huống không mấy tốt đẹp trong cuộc sống.
Peer pressure ( “áp lực đồng trang lứa) là khái niệm là khi cá nhân chịu ảnh hưởng của những người thuộc cùng nhóm xã hội (cùng độ tuổi, cùng lớp, cùng công ty, lĩnh vực chuyên môn,…) và phải thay đổi thái độ, giá trị hoặc hành vi của họ để phù hợp với chuẩn mực của nhóm.
Chúng ta cho rằng áp lực đồng trang lứa xảy ra ở độ tuổi thanh thiếu niên, nhưng thực tế, những người từ 18 đến 30 tuổi cũng gặp tình trạng tương tự.
Tại công sở, áp lực đồng trang lứa có thể bộc lộ theo nhiều cách. Ví dụ: Đồng nghiệp gây áp lực bằng lời nói để bạn phải tham dự một sự kiện ngoài công việc, và không tôn trọng việc bạn muốn từ chối. Hoặc đơn giản, sếp muốn bạn tăng ca nhưng không trả thù lao xứng đáng, hoặc trả ít hơn so với đồng nghiệp khác,… Hay việc công ty theo phong cách ăn mặc, giải trí giống nhau và ép bạn phải theo,…
Peer pressure xuất hiện trong ngôn ngữ hình thể hoặc những cuộc trò chuyện không liên quan. Ví dụ: Nếu đồng nghiệp ăn mặc theo phong cách nhất định và nhìn bạn khó chịu khi bạn mặc quần bình thường, thì cảm giác bị áp lực phải “bằng bạn bằng bè” sẽ xảy ra ở bạn.
1. Tác động tích cực và tiêu cực của peer pressure
Tác động áp lực đồng trang lứa lên bạn có thể tích cực hoặc tiêu cực, tùy theo góc nhìn mỗi người.
CÁC TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC
– Động lực: Những người làm việc chăm chỉ trong một nhóm có thể tác động lên bạn, giúp bạn truyền cảm hứng để thử thách bản thân trong công việc, cố gắng thể hiện tốt để theo kịp đồng nghiệp.
– Cải thiện khả năng lãnh đạo: Áp lực đồng trang lứa giúp bạn học cách lãnh đạo bằng sức ảnh hưởng của bản thân chứ không cần dùng đến quyền lực. Hãy sử dụng áp lực đồng trang lứa một cách tích cực nhằm khuyến khích đồng nghiệp cải thiện kỹ năng của họ.
– Tăng cảm xúc lạc quan trong công việc: Áp lực đồng trang lứa có thể thúc đẩy văn hoá làm việc tích cực, giúp bạn hợp tác tốt hơn với đồng đội, đồng thời làm họ thấy được trân trọng và hỗ trợ.
KHÍA CẠNH TIÊU CỰC
– Khiến bản thân tự ti: Những chỉ trích hoặc áp lực đến từ đồng đội có thể khiến bạn không còn tự tin, làm giảm giá trị bản thân, ảnh hưởng đến lòng tự trọng của bạn.
– Hiệu suất kém: Một khối lượng áp lực phù hợp có thể giúp bạn tăng hiệu suất, nhưng quá nhiều sẽ khiến bạn tập trung vào việc chứng minh giá trị bản thân với đồng nghiệp thay vì công việc. Điều này có thể dẫn đến vấn đề về hiệu suất đạt được.
– Gia tăng sự lo lắng: Cố gắng quá mức để thích nghi khiến bạn thấy choáng ngợp, căng thẳng lo âu. Bạn trở nên sợ hãi sự phán xét về các quyết định lẫn giá trị của bản thân.
2. Cách để đối phó áp lực đồng trang lứa
HỌC CÁCH ĐẶT GIỚI HẠN VÀ TRUYỀN ĐẠT RÕ THÔNG ĐIỆP CỦA MÌNH
Đây là thử thách khó khăn, nhưng bạn cần học cách nói “không” và đặt ranh giới tại nơi công sở. Điều này giúp đồng nghiệp và sếp của bạn biết được cách quy tắc cá nhân của bản thân bạn.
Ví dụ: Nếu bạn cảm thấy bị áp lực khi tăng ca mà không được hưởng thù lao công bằng, hãy học cách từ chối lịch sự và chuyên nghiệp. Bạn cần đề cập đến những cam kết trước đó, nhấn mạnh việc bạn được yêu cầu ưu tiên cho khối lượng công việc hiện tại thay vì đảm nhận thêm.
Nếu bạn sẵn sàng làm nhiều việc hơn, hãy cho họ biết rõ điều kiện, dù là tiền tăng ca hay hình thức lợi ích khác.
BIẾT CÁCH PHẢN ỨNG KHI NGƯỜI KHÁC GÂY ÁP LỰC
Hãy suy nghĩ cách bạn phản ứng trước áp lực đồng trang lứa.
Ví dụ: Nếu đồng nghiệp muốn bạn tham gia bữa tiệc nhưng bạn có quá nhiều việc hoặc không muốn chi tiêu hoang phí, hãy lên kế hoạch từ chối đồng nghiệp hoặc quản lý của mình một cách khéo léo.
TỰ TIN VÀO CHÍNH MÌNH
Hãy biết bạn có ưu điểm và khuyến điểm gì, đồng thời luôn kiên định, tự tin vào lựa chọn của mình.
Ví dụ: Nếu một nhóm đồng nghiệp mời bạn tham dự một sự kiện ngoài giờ làm, nếu không thoải mái, hãy cho họ biết một cách khéo léo. Đừng lo lắng bị cô lập, hãy tự tin đưa ra lựa chọn bản thân.
TÌM NGƯỜI ỦNG HỘ
Bạn nên tập trung xây dựng mối quan hệ với những đồng nghiệp hỗ trợ và động viên bạn. Việc này giúp bạn tránh những người tiêu cực.
Ví dụ: Một đồng nghiệp đang gây áp lực buộc bạn làm một dự án mà bạn không có thời gian. Trước khi đưa ra câu trả lời, hãy nói chuyện với quản lý và quyết định cách phản hồi hoặc sắp xếp lại thứ tự ưu tiên công việc.
CỐ GẮNG TÌM SỰ GIÚP ĐỠ
Nếu đồng nghiệp, quản lý hoặc những người khác gây áp lực buộc bạn làm điều bạn thấy không thoải mái, hãy trình bày với bộ phận nhân sự hoặc đồng nghiệp đáng tin cậy. Khi đó, bạn không phải đối mặt với áp lực đồng trang lứa một mình.
Peer pressure ( “áp lực đồng trang lứa) là khái niệm là khi cá nhân chịu ảnh hưởng của những người thuộc cùng nhóm xã hội (cùng độ tuổi, cùng lớp, cùng công ty, lĩnh vực chuyên môn,…) và phải thay đổi thái độ, giá trị hoặc hành vi của họ để phù hợp với chuẩn mực của nhóm.
Chúng ta cho rằng áp lực đồng trang lứa xảy ra ở độ tuổi thanh thiếu niên, nhưng thực tế, những người từ 18 đến 30 tuổi cũng gặp tình trạng tương tự.
Tại công sở, áp lực đồng trang lứa có thể bộc lộ theo nhiều cách. Ví dụ: Đồng nghiệp gây áp lực bằng lời nói để bạn phải tham dự một sự kiện ngoài công việc, và không tôn trọng việc bạn muốn từ chối. Hoặc đơn giản, sếp muốn bạn tăng ca nhưng không trả thù lao xứng đáng, hoặc trả ít hơn so với đồng nghiệp khác,… Hay việc công ty theo phong cách ăn mặc, giải trí giống nhau và ép bạn phải theo,…
Peer pressure xuất hiện trong ngôn ngữ hình thể hoặc những cuộc trò chuyện không liên quan. Ví dụ: Nếu đồng nghiệp ăn mặc theo phong cách nhất định và nhìn bạn khó chịu khi bạn mặc quần bình thường, thì cảm giác bị áp lực phải “bằng bạn bằng bè” sẽ xảy ra ở bạn.
1. Tác động tích cực và tiêu cực của peer pressure
Tác động áp lực đồng trang lứa lên bạn có thể tích cực hoặc tiêu cực, tùy theo góc nhìn mỗi người.
CÁC TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC
– Động lực: Những người làm việc chăm chỉ trong một nhóm có thể tác động lên bạn, giúp bạn truyền cảm hứng để thử thách bản thân trong công việc, cố gắng thể hiện tốt để theo kịp đồng nghiệp.
– Cải thiện khả năng lãnh đạo: Áp lực đồng trang lứa giúp bạn học cách lãnh đạo bằng sức ảnh hưởng của bản thân chứ không cần dùng đến quyền lực. Hãy sử dụng áp lực đồng trang lứa một cách tích cực nhằm khuyến khích đồng nghiệp cải thiện kỹ năng của họ.
– Tăng cảm xúc lạc quan trong công việc: Áp lực đồng trang lứa có thể thúc đẩy văn hoá làm việc tích cực, giúp bạn hợp tác tốt hơn với đồng đội, đồng thời làm họ thấy được trân trọng và hỗ trợ.
KHÍA CẠNH TIÊU CỰC
– Khiến bản thân tự ti: Những chỉ trích hoặc áp lực đến từ đồng đội có thể khiến bạn không còn tự tin, làm giảm giá trị bản thân, ảnh hưởng đến lòng tự trọng của bạn.
– Hiệu suất kém: Một khối lượng áp lực phù hợp có thể giúp bạn tăng hiệu suất, nhưng quá nhiều sẽ khiến bạn tập trung vào việc chứng minh giá trị bản thân với đồng nghiệp thay vì công việc. Điều này có thể dẫn đến vấn đề về hiệu suất đạt được.
– Gia tăng sự lo lắng: Cố gắng quá mức để thích nghi khiến bạn thấy choáng ngợp, căng thẳng lo âu. Bạn trở nên sợ hãi sự phán xét về các quyết định lẫn giá trị của bản thân.
2. Cách để đối phó áp lực đồng trang lứa
HỌC CÁCH ĐẶT GIỚI HẠN VÀ TRUYỀN ĐẠT RÕ THÔNG ĐIỆP CỦA MÌNH
Đây là thử thách khó khăn, nhưng bạn cần học cách nói “không” và đặt ranh giới tại nơi công sở. Điều này giúp đồng nghiệp và sếp của bạn biết được cách quy tắc cá nhân của bản thân bạn.
Ví dụ: Nếu bạn cảm thấy bị áp lực khi tăng ca mà không được hưởng thù lao công bằng, hãy học cách từ chối lịch sự và chuyên nghiệp. Bạn cần đề cập đến những cam kết trước đó, nhấn mạnh việc bạn được yêu cầu ưu tiên cho khối lượng công việc hiện tại thay vì đảm nhận thêm.
Nếu bạn sẵn sàng làm nhiều việc hơn, hãy cho họ biết rõ điều kiện, dù là tiền tăng ca hay hình thức lợi ích khác.
BIẾT CÁCH PHẢN ỨNG KHI NGƯỜI KHÁC GÂY ÁP LỰC
Hãy suy nghĩ cách bạn phản ứng trước áp lực đồng trang lứa.
Ví dụ: Nếu đồng nghiệp muốn bạn tham gia bữa tiệc nhưng bạn có quá nhiều việc hoặc không muốn chi tiêu hoang phí, hãy lên kế hoạch từ chối đồng nghiệp hoặc quản lý của mình một cách khéo léo.
TỰ TIN VÀO CHÍNH MÌNH
Hãy biết bạn có ưu điểm và khuyến điểm gì, đồng thời luôn kiên định, tự tin vào lựa chọn của mình.
Ví dụ: Nếu một nhóm đồng nghiệp mời bạn tham dự một sự kiện ngoài giờ làm, nếu không thoải mái, hãy cho họ biết một cách khéo léo. Đừng lo lắng bị cô lập, hãy tự tin đưa ra lựa chọn bản thân.
TÌM NGƯỜI ỦNG HỘ
Bạn nên tập trung xây dựng mối quan hệ với những đồng nghiệp hỗ trợ và động viên bạn. Việc này giúp bạn tránh những người tiêu cực.
Ví dụ: Một đồng nghiệp đang gây áp lực buộc bạn làm một dự án mà bạn không có thời gian. Trước khi đưa ra câu trả lời, hãy nói chuyện với quản lý và quyết định cách phản hồi hoặc sắp xếp lại thứ tự ưu tiên công việc.
CỐ GẮNG TÌM SỰ GIÚP ĐỠ
Nếu đồng nghiệp, quản lý hoặc những người khác gây áp lực buộc bạn làm điều bạn thấy không thoải mái, hãy trình bày với bộ phận nhân sự hoặc đồng nghiệp đáng tin cậy. Khi đó, bạn không phải đối mặt với áp lực đồng trang lứa một mình.
Chỉnh sửa lần cuối: