Nếu lỡ tay nêm nhiều muối khiến món ăn quá mặn, bạn đừng quá lo lắng, hãy áp dụng các mẹo sau để lấy lại sự tròn vị.
Khi nấu ăn, chắc hẳn ai cũng có lúc nêm quá mặn. Nếu đổ đi sẽ rất lãng phí, để nguyên thì không ăn nổi. Lỡ cho nhiều muối vào đồ ăn phải làm sao? Đừng lo, đối với các món lẩu hay kho, xào, bạn đều cách chữa để vị của món ăn được cân bằng lại.
Lỡ cho nhiều muối vào đồ ăn phải làm sao?
Đừng nghĩ rằng hễ món ăn bị nêm nhiều muối là có thể chữa mặn bằng cách đổ thêm nước. Tùy từng món ăn mà bạn nên áp dụng những giải pháp phù hợp. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo.
Thêm nước
Cách này phù hợp với các món canh, súp, lẩu. Khi món ăn bị mặn, bạn có thể khắc phục bằng cách đổ một ít nước lọc vào để trung hòa, làm dịu đi vị mặn. Sau đó, bạn nêm nếm lại bằng các gia vị thông thường như bột ngọt, bột nêm, tiêu, ớt, để điều chỉnh vị theo sở thích của mình.
Lỡ cho nhiều muối vào đồ ăn phải làm sao? Với món canh, thêm nước là cách đơn giản nhất. (Ảnh: istock)
Dùng chanh tươi
Bạn có thể dùng chanh tươi để giảm vị mặn của món ăn. Hãy lấy 1/2 hoặc 1 thìa nước cốt chanh và cho vào các món canh, kho có nhiều nước. Nước chanh sẽ giúp giảm bớt vị mặn mà không ảnh hưởng đến hương vị đặc trưng của món ăn.
Lưu ý, không sử dụng chanh để "giải cứu" những món có thành phần sữa vì sữa gặp chanh sẽ kết tủa.
Dùng giấm
Chỉ cần một lượng giấm gạo nhỏ cũng có thể trung hòa vị mặn của món ăn. Bạn cần cho giấm từ từ, vừa thêm vừa nếm lại, khi thấy vừa miệng thì dừng. Đừng cho quá nhiều giấm kẻo làm ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.
Dùng sữa chua không đường
Nếu không có chanh hay giấm, bạn có thể sử dụng sữa chua không đường để giảm độ mặn của món ăn. Hãy thêm 1 - 2 muỗng cà phê sữa chua không đường vào, khuấy đều. Lưu ý, không dùng sữa chua cho đồ ăn nóng.
https://ad.doubleclick.net/ddm/trac...child_directed_treatment=;tfua=;ltd=;dc_tdv=1
Dùng sữa chua không đường cũng là một cách chữa mặn hiệu quả. (Ảnh: BC Dairy)
Dùng khoai tây sống
Khoai tây sống hút muối rất hiệu quả. Khi món ăn bị mặn, bạn có thể lấy vài lát khoai tây cho vào nồi trong ít nhất 15 phút, đến khi dùng bữa thì vớt khoai tây ra. Cách này phù hợp với cả món canh, món kho và món xào.
Sử dụng cà chua
Bạn có thể cho cà chua cắt lát vào nồi thức ăn, để khoảng 15 - 20 phút. Vị chua tự nhiên của nó sẽ làm dịu đi vị mắn. Khi dùng bữa, bạn mới cần vớt cà chua ra.
Lòng trắng trứng
Khi món canh, món súp bị mặn, bạn có thể thả lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt vào nồi trong khoảng 5 phút rồi vớt ra. Cần lưu ý, cần để nguyên lòng trắng trứng, không nên đánh tan.
Phải làm sao khi lỡ cho nhiều muối vào đồ ăn? Hãy dùng lòng trắng trứng để chữa mặn món canh, súp. (Ảnh: Healthline)
Mật ong
Mật ong có vị ngọt tự nhiên, giúp làm dịu vị mặn và tăng hương vị cho món canh, món kho hay món súp. Bạn chỉ cần thêm vài thìa mật ong nhỏ vào món ăn là được. Nếu không có mật ong, hãy sử dụng đường.
Ăn mặn có hại gì?
Cơ thể chúng ta không thể thiếu muối. Thời xưa khi đi lại khó khăn, người dân vùng cao phải đốt cỏ tranh để lấy tro dùng thay cho muối, do trong cỏ tranh có một phần nhỏ NaCl.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia công nghệ thực phẩm, cho hay, muối là nguồn cung cấp natri chủ yếu, giúp các hoạt động trong cơ thể diễn ra bình thường. Natri giữ cho tâm trí luôn nhạy bén, duy trì huyết áp ổn định.
Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều muối sẽ gây những hậu quả sau:
Nên ăn vừa đủ lượng muối cần thiết cho cơ thể. (Ảnh: everydayhealth)
Tăng huyết áp
Việc ăn nhiều muối làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào với natri. Ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn đến tăng huyết áp.
Đột quỵ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thói quen ăn mặn thường xuyên là nguyên nhân của 62% số ca đột quỵ não. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc giảm 1 thìa cà phê muối ăn trong các bữa ăn mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Bệnh tim
Khi ăn mặn, chúng ta phải uống nhiều nước. Điều này làm tăng khối lượng máu tuần hoàn và khiến tim phải làm việc nhiều hơn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm tâm thất trái to lên, dẫn đến hiện tượng suy tim. Tâm thất trái có thể trở lại bình thường nếu chúng ta phát hiện và giảm lượng muối nạp vào cơ thể.
Làm hại thận
Khi bạn ăn mặn, cơ thể phải thu nạp nhiều nước, tuần hoàn máu đến cầu thận tăng, thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu, lâu dần sẽ suy yếu.
Bệnh dạ dày
Muối tương tác với vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) gây viêm loét dạ dày và tá tràng. Loại vi khuẩn này là nguyên nhân của 80 - 90% các trường hợp viêm loét dạ dày, tá tràng. Một nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy những người thường xuyên ăn mặn có nguy cơ ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với những người khác. Lượng natri cao cũng làm giảm hiệu quả điều trị ung thư dạ dày.
Làm yếu xương
Việc ăn quá nhiều muối có thể gây mất canxi từ xương, trong khi canxi là yếu tố quan trọng cho xương khỏe mạnh. Xương bị mất canxi sẽ trở nên yếu, dễ gãy hơn.
Khi nấu ăn, chắc hẳn ai cũng có lúc nêm quá mặn. Nếu đổ đi sẽ rất lãng phí, để nguyên thì không ăn nổi. Lỡ cho nhiều muối vào đồ ăn phải làm sao? Đừng lo, đối với các món lẩu hay kho, xào, bạn đều cách chữa để vị của món ăn được cân bằng lại.
Lỡ cho nhiều muối vào đồ ăn phải làm sao?
Đừng nghĩ rằng hễ món ăn bị nêm nhiều muối là có thể chữa mặn bằng cách đổ thêm nước. Tùy từng món ăn mà bạn nên áp dụng những giải pháp phù hợp. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo.
Thêm nước
Cách này phù hợp với các món canh, súp, lẩu. Khi món ăn bị mặn, bạn có thể khắc phục bằng cách đổ một ít nước lọc vào để trung hòa, làm dịu đi vị mặn. Sau đó, bạn nêm nếm lại bằng các gia vị thông thường như bột ngọt, bột nêm, tiêu, ớt, để điều chỉnh vị theo sở thích của mình.
Lỡ cho nhiều muối vào đồ ăn phải làm sao? Với món canh, thêm nước là cách đơn giản nhất. (Ảnh: istock)
Dùng chanh tươi
Bạn có thể dùng chanh tươi để giảm vị mặn của món ăn. Hãy lấy 1/2 hoặc 1 thìa nước cốt chanh và cho vào các món canh, kho có nhiều nước. Nước chanh sẽ giúp giảm bớt vị mặn mà không ảnh hưởng đến hương vị đặc trưng của món ăn.
Lưu ý, không sử dụng chanh để "giải cứu" những món có thành phần sữa vì sữa gặp chanh sẽ kết tủa.
Dùng giấm
Chỉ cần một lượng giấm gạo nhỏ cũng có thể trung hòa vị mặn của món ăn. Bạn cần cho giấm từ từ, vừa thêm vừa nếm lại, khi thấy vừa miệng thì dừng. Đừng cho quá nhiều giấm kẻo làm ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.
Dùng sữa chua không đường
Nếu không có chanh hay giấm, bạn có thể sử dụng sữa chua không đường để giảm độ mặn của món ăn. Hãy thêm 1 - 2 muỗng cà phê sữa chua không đường vào, khuấy đều. Lưu ý, không dùng sữa chua cho đồ ăn nóng.
https://ad.doubleclick.net/ddm/trac...child_directed_treatment=;tfua=;ltd=;dc_tdv=1
Dùng sữa chua không đường cũng là một cách chữa mặn hiệu quả. (Ảnh: BC Dairy)
Dùng khoai tây sống
Khoai tây sống hút muối rất hiệu quả. Khi món ăn bị mặn, bạn có thể lấy vài lát khoai tây cho vào nồi trong ít nhất 15 phút, đến khi dùng bữa thì vớt khoai tây ra. Cách này phù hợp với cả món canh, món kho và món xào.
Sử dụng cà chua
Bạn có thể cho cà chua cắt lát vào nồi thức ăn, để khoảng 15 - 20 phút. Vị chua tự nhiên của nó sẽ làm dịu đi vị mắn. Khi dùng bữa, bạn mới cần vớt cà chua ra.
Lòng trắng trứng
Khi món canh, món súp bị mặn, bạn có thể thả lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt vào nồi trong khoảng 5 phút rồi vớt ra. Cần lưu ý, cần để nguyên lòng trắng trứng, không nên đánh tan.
Phải làm sao khi lỡ cho nhiều muối vào đồ ăn? Hãy dùng lòng trắng trứng để chữa mặn món canh, súp. (Ảnh: Healthline)
Mật ong
Mật ong có vị ngọt tự nhiên, giúp làm dịu vị mặn và tăng hương vị cho món canh, món kho hay món súp. Bạn chỉ cần thêm vài thìa mật ong nhỏ vào món ăn là được. Nếu không có mật ong, hãy sử dụng đường.
Ăn mặn có hại gì?
Cơ thể chúng ta không thể thiếu muối. Thời xưa khi đi lại khó khăn, người dân vùng cao phải đốt cỏ tranh để lấy tro dùng thay cho muối, do trong cỏ tranh có một phần nhỏ NaCl.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia công nghệ thực phẩm, cho hay, muối là nguồn cung cấp natri chủ yếu, giúp các hoạt động trong cơ thể diễn ra bình thường. Natri giữ cho tâm trí luôn nhạy bén, duy trì huyết áp ổn định.
Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều muối sẽ gây những hậu quả sau:
Nên ăn vừa đủ lượng muối cần thiết cho cơ thể. (Ảnh: everydayhealth)
Tăng huyết áp
Việc ăn nhiều muối làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào với natri. Ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn đến tăng huyết áp.
Đột quỵ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thói quen ăn mặn thường xuyên là nguyên nhân của 62% số ca đột quỵ não. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc giảm 1 thìa cà phê muối ăn trong các bữa ăn mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Bệnh tim
Khi ăn mặn, chúng ta phải uống nhiều nước. Điều này làm tăng khối lượng máu tuần hoàn và khiến tim phải làm việc nhiều hơn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm tâm thất trái to lên, dẫn đến hiện tượng suy tim. Tâm thất trái có thể trở lại bình thường nếu chúng ta phát hiện và giảm lượng muối nạp vào cơ thể.
Làm hại thận
Khi bạn ăn mặn, cơ thể phải thu nạp nhiều nước, tuần hoàn máu đến cầu thận tăng, thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu, lâu dần sẽ suy yếu.
Bệnh dạ dày
Muối tương tác với vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) gây viêm loét dạ dày và tá tràng. Loại vi khuẩn này là nguyên nhân của 80 - 90% các trường hợp viêm loét dạ dày, tá tràng. Một nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy những người thường xuyên ăn mặn có nguy cơ ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với những người khác. Lượng natri cao cũng làm giảm hiệu quả điều trị ung thư dạ dày.
Làm yếu xương
Việc ăn quá nhiều muối có thể gây mất canxi từ xương, trong khi canxi là yếu tố quan trọng cho xương khỏe mạnh. Xương bị mất canxi sẽ trở nên yếu, dễ gãy hơn.