Phần mềm độc hại là gì? Chúng nguy hiểm ra sao khi xuất hiện trên điện thoại của bạn?

Nguyễn Mai

Well-known member
Phần mềm độc hại là gì? Chúng nguy hiểm ra sao khi xuất hiện trên điện thoại của bạn?
Phần mềm độc hại là gì? Chúng nguy hiểm ra sao khi xuất hiện trên điện thoại của bạn?

Phần mềm độc hại luôn tồn tại ở mọi ngõ ngách khi điện thoại cũng như các thiết bị điện tử của bạn sử dụng có kết nối Internet. Bài viết này hãy cùng TABLET PLAZA tìm hiểu phần mềm độc hại là gì và chúng nguy hiểm ra sao để bạn giảm thiểu được tình trạng khi gặp phải nhé!
1. Phần mềm độc hại là gì?
Phần mềm độc hại là phần mềm gây hại cho thiết bị khi cài đặt phải chúng. Các phần mềm này đôi khi được quảng cáo trên những trang web không đáng tin cậy, thậm chí có thể xuất hiện trên các nền tảng ứng dụng phổ biến nhất hiện nay - như Google Play và Apple App Store.
Tất cả phần mềm độc hại luôn tồn tại nhiều rủi ro nhưng hệ quả của chúng gây ra có thể khác nhau. Vì mỗi phần mềm độc hại được tạo ra với mục đích gây hại khác nhau mà tin tặc muốn tạo ra chúng.
Chẳng hạn, phần mềm độc hại có thể là một chương trình phần mềm gián điệp đang ngụy trang thành một công cụ hoặc phần mềm hữu ích nào đó. Khi cài đặt phải, nó có thể theo dõi điện thoại (hoặc bất kì thiết bị di động nào như máy tính bảng và laptop) của bạn về tin nhắn, ảnh, video và thông tin tài khoản ngân hàng.
Đây có thể gọi là một Trojan (hoặc Trojan Horse), thoạt nhìn nó có vẻ lành tính nhưng lại chứa mã độc hại - như nó có thể giám sát hoạt động trực tuyến của bạn khi sử dụng, thậm chí tự khởi chạy các chương trình độc hại bổ sung.
Không những thế, phần mềm độc hại có thể được phát triển thành một phần mềm tống tiền, phần mềm quảng cáo hoặc chương trình nguy hiểm nào đó trên thiết bị. Sau khi thiết bị bị nhiễm phần mềm độc hại, nó có thể khai thác hoạt động của người dùng bằng cách thu thập và đánh cắp dữ liệu của người dùng.
Phần mềm độc hại là gì?

2. Có phải tất cả các phần mềm độc hại đều do tin tặc tạo ra?
Tuy gọi là phần mềm độc hại nhưng không phải phần mềm nào cũng có thể gây hại. Với một số phần mềm độc hại được tạo ra một cách sơ sài và chức năng của chúng không đủ mạnh để có thể phá hỏng thiết bị của bạn. Không những thế, một số phần mềm độc hại còn yêu cầu bạn thực hiện một số quyền nhất định nếu không thiết bị của bạn sẽ gặp phải rủi ro khi hoạt động.
Chẳng hạn, ứng dụng gọi điện video có thể yêu cầu quyền truy cập vào danh bạ, hoặc ứng dụng chỉnh sửa ảnh có thể yêu cầu quyền truy cập vào thư viện trên điện thoại (dù bạn sử dụng bất kỳ dòng điện thoại nào như Samsung, Xiaomi, Vivo,…).
Phần lớn, điều này sẽ không đe dọa đến sự an toàn dữ liệu của bạn. Tuy nhiên, nếu ứng dụng vượt quá một số ranh giới về quyền riêng tư hoặc không lưu trữ dữ liệu một cách an toàn, thì mọi chuyện đều có thể xảy ra dễ dàng từ những kẻ tấn công có ý đồ xấu.
Có phải tất cả các phần mềm độc hại đều do tin tặc tạo ra

3. Phần mềm độc hại thực sự phổ biến không?
Ngày nay, các phần mềm độc hại thực sự phổ biến, thậm chí chúng có thể lách và hoạt động trên các nền tảng hợp pháp. Khi nhu cầu cài đặt ứng dụng tăng lên, các tin tặc ngày càng hoạt động mạnh mẽ thông qua các phần mềm độc hại.
Tháng 8/2022, nhiều hãng tin đã đưa tin: 35 phần mềm độc hại có thể đã lây nhiễm cho hàng triệu thiết bị của người sử dụng. Một trong những mối nguy hiểm lớn đó chính là việc có hơn 2 triệu lượt tải xuống phần mềm độc hại trên Cửa hàng Google Play. Các ứng dụng này được nằm trong tiện ích bị cáo buộc của chúng - phổ biến nhất là ứng dụng chỉnh sửa ảnh, ứng dụng GPS, ứng dụng thay đổi hình nền và bàn phím tùy chỉnh.
Phần mềm độc hại thực sự phổ biến không

4. Cách hạn chế gặp phải các phần mềm độc hại
Để tránh phần mềm độc hại, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:
  • Thứ 1, bạn nên hạn chế truy cập vào trang web lạ hoặc tải ứng dụng từ nguồn không có uy tín.
  • Thứ 2, khi tải ứng dụng, bạn hãy chú ý đến số lượt tải, vì nếu số lượt tải thấp thì chứng tỏ ứng dụng này không phổ biến. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo các đánh giá của người dùng trước khi cài đặt bất kỳ phần mềm nào, để tránh cài đặt phải phần mềm vô dụng hoặc gây hại.
  • Thứ 3, bạn nên nghiên cứu các thông tin liên quan đến ứng dụng trước khi tải chúng xuống, nhờ đó có thể tìm được nguồn tải ứng dụng đáng tin cậy.
  • Thứ 4, bạn cũng nên để ý biểu tượng cờ đỏ trên các ứng dụng mà bạn đã cài đặt. Nếu bạn liên tục nhận được các quảng cáo bật lên và yêu cầu cấp các quyền truy cập vào thiết bị, hoặc thường xuyên gặp phải sự cố kết nối chậm, thì rất có thể những điều này là dấu hiệu của phần mềm độc hại.
  • Thứ 5, khi cài đặt phải phần mềm độc hại có thể khiến cho điện thoại (Galaxy Z, Galaxy A, Galaxy S,…) của bạn bị hao pin khá nhanh. Do đó, bạn hãy theo dõi pin của thiết bị khi bạn sử dụng ứng dụng mà bạn nghi nhờ nhé!
Cách hạn chế gặp phải các phần mềm độc hại

Tóm lại, phần mềm độc hại gây ra nhiều hệ quả cho thiết bị khi bạn cài đặt phải, nó có thể đánh cắp dữ liệu hoặc khiến cho thiết bị của bạn không hoạt động được bình thường. Do đó, bạn nên cân nhắc khi truy cập vào trang web lạ hoặc cài đặt bất kỳ ứng dụng nào đó từ nguồn chưa xác định.
 
Bên trên