"Pháp sư Ấn Độ" chế máy trợ thính từ AirPods và lò vi sóng

XuanThuy

Well-known member
Bằng cách sử dụng lò vi sóng và một lồng Faraday tự chế, chàng trai Ấn Độ đã “độ” AirPods thành máy trợ thính, giúp bà của mình nghe rõ hơn.

Khi Apple phát hành bản cập nhật mới cho AirPods Pro 2 vào đầu tháng 11 với tính năng hỗ trợ thính giác thì Rithwik Jayasimha - thanh niên sống tại Bangalore, Ấn Độ đã lập tức cùng bố mua ngay một cặp tai nghe cho bà của mình. Những tưởng chiếc AirPods này sẽ giúp bà nghe rõ hơn và tiện lợi hơn, nhưng ngay khi mở hộp và thử tính năng trợ thính, Rithwik phát hiện ra rằng chức năng đặc biệt này không khả dụng ở Ấn Độ.

Apple không cho phép một số tính năng trợ thính của AirPods Pro 2 hoạt động ở một số các quốc gia, bao gồm Ấn Độ
Apple không cho phép một số tính năng trợ thính của AirPods Pro 2 hoạt động ở một số các quốc gia, bao gồm Ấn Độ
Theo đó, Apple không cho phép một số tính năng trợ thính của AirPods Pro 2 hoạt động ở tất cả các quốc gia, bao gồm Ấn Độ, có thể do các quy định y tế khắt khe. Để kiểm soát việc kích hoạt tính năng này, iOS sẽ xác định vị trí thiết bị dựa trên nhiều yếu tố như địa chỉ IP, múi giờ, ngôn ngữ và cả mã định danh của các mạng Wi-Fi gần đó.

Thay vì bỏ cuộc, Rithwik cùng hai người bạn của mình là Arnav Bansal và Rithvik Vibhu đã tìm cách làm cho chiếc AirPods Pro 2 của bà có thể hoạt động như một chiếc máy trợ thính thực sự. Điều đáng nói, bộ ba này không chỉ là những thanh niên giỏi kỹ thuật mà còn cực kỳ sáng tạo.

Rithwik cùng hai người bạn của mình tìm cách làm cho chiếc AirPods Pro 2 có thể hoạt động như một chiếc máy trợ thính
Rithwik cùng hai người bạn của mình tìm cách làm cho chiếc AirPods Pro 2 có thể hoạt động như một chiếc máy trợ thính
Họ đã chế tạo một lồng Faraday thô sơ từ những vật dụng quen thuộc trong nhà như lò vi sóng và giấy bạc, khiến iPad kết nối với AirPods “nghĩ rằng" nó đang hoạt động tại một quốc gia được Apple hỗ trợ, cho phép kích hoạt tính năng trợ thính. Ban đầu, nhóm của Rithwik thử thay đổi các cài đặt vùng và múi giờ nhưng điều đó không hiệu quả. Họ cũng thử dùng proxy để giả mạo địa chỉ IP của thiết bị như thể đang ở Mỹ nhưng iOS vẫn có thể nhận biết vị trí thực nhờ các mạng Wi-Fi xung quanh.

Không nản chí, ba chàng trai quyết định dựng một lồng Faraday - một thiết bị chặn các tín hiệu điện từ bằng cách bọc nhiều lớp giấy bạc xung quanh một chiếc lò vi sóng trong nhà. Thiết bị đơn giản này giúp chặn các tín hiệu Wi-Fi, cô lập chiếc iPad khỏi môi trường bên ngoài, khiến iPad không thể nhận diện được vị trí thực của nó. Họ thậm chí còn bật lò vi sóng để tạo sóng điện từ, hỗ trợ thêm cho quá trình “gây nhiễu” Wi-Fi.

Chính nhờ những nỗ lực này, cuối cùng iPad đã “tưởng” mình đang ở Mỹ, cho phép tính năng trợ thính của AirPods Pro 2 hoạt động như ý muốn.

Rithwik Jayasimha chia sẻ: “Chúng tôi không nghĩ rằng đây là lỗi của Apple, tính năng này thực sự tuyệt vời và sẽ rất hữu ích cho bà của tôi. Nhưng thật đáng tiếc khi nó không khả dụng ở Ấn Độ". Bằng cách ứng dụng các kiến thức vật lý và kỹ thuật, nhóm của Rithwik không chỉ giúp bà của anh có được một trải nghiệm nghe tốt hơn mà còn mở ra cơ hội cho nhiều người cao tuổi khác tại Ấn Độ.

Họ đã chế tạo một lồng Faraday thô sơ từ những vật dụng quen thuộc trong nhà như lò vi sóng và giấy bạc
Họ đã chế tạo một lồng Faraday thô sơ từ những vật dụng quen thuộc trong nhà như lò vi sóng và giấy bạc
Kể từ khi câu chuyện của họ lan truyền, nhiều người đã liên hệ với nhóm, hy vọng có thể kích hoạt tính năng trợ thính trên AirPods của họ. Đối với những người lớn tuổi có vấn đề về thính giác, việc sử dụng AirPods làm thiết bị trợ thính không chỉ là giải pháp công nghệ tiên tiến mà còn giúp họ cảm thấy tự tin hơn khi không phải đeo các thiết bị y tế cồng kềnh.

Tuy nhiên, hành động này cũng cho thấy một vấn đề lớn trong việc cung cấp dịch vụ, tiện ích công nghệ trên toàn cầu. Các công ty công nghệ lớn thường triển khai các dịch vụ không đồng đều do phải tuân thủ luật lệ từng quốc gia, hoặc đơn giản là vì lý do thương mại. Alan Woodward, giáo sư an ninh mạng tại Đại học Surrey, cho biết: “Việc họ vượt qua được giới hạn địa lý này cho thấy sức sáng tạo của người trẻ và cũng là một minh chứng rằng với kiến thức kỹ thuật, chúng ta có thể phá vỡ những hàng rào vô hình này một cách tương đối đơn giản".
 
Bên trên