nhatlinh2000
Well-known member
Nhắc tới TP.HCM, nhiều du khách sẽ nhớ ngay tới hình ảnh một thành phố sôi động, náo nhiệt với những hoạt động vui chơi giải trí đa dạng và phong phú. Tuy nhiên ít ai biết rằng, tại thành phố mang tên Bác hoa lệ, vẫn có những góc giúp con người như sống chậm lại, tận hưởng nhiều hơn những nét đẹp mang giá trị văn hóa và truyền thống. Có thể kể tới những ngôi chùa hay những nhà thờ nổi tiếng. Một cái tên trong số đó còn từng được vinh dự góp mặt trong danh sách những ngôi chùa đẹp nhất thế giới.
Đó là Thiền viện Tổ đình Bửu Long, tọa lạc tại đường Nguyễn Xiển, quận 9, phía Đông của TP.HCM. Nơi đây còn có tên gọi khác, ngắn gọn và được biết tới nhiều hơn, là chùa Bửu Long. Vị trí chính xác của chùa là trên một ngọn đồi bên sông Đồng Nai, cách trung tâm TP.HCM khoảng 20km.
Chùa được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1942. Trải qua hàng chục năm lịch sử với nhiều biến cố thăng trầm, đến năm 2007, chùa chính thức được đầu tư xây dựng và trùng tu lại.
Ảnh VnTrip
Năm 2019, tạp chí Mỹ - National Geographic bình chọn chùa Bửu Long là 1 trong 10 ngôi chùa có kiến trúc Phật giáo đặc sắc, đẹp nhất thế giới. Nhiều du khách sau khi đến đây đã phải cảm thán rằng, cảnh quan nơi đây không hề thua kém bất kỳ một ngôi chùa nào ở nước ngoài nói chung hay cụ thể là nước bạn Thái Lan nói riêng. "Bước vào chùa mình tưởng như đang được đi du lịch nước ngoài. Đẹp mê ly!", du khách Huy Trương (Bạc Liêu) nói.
Đến nay, chùa Bửu Long là cái tên được nhiều người dân TP.HCM biết tới và ghé thăm mỗi dịp lễ hội. Tuy nhiên với những du khách từ những tỉnh thành, vùng miền khác thì nó vẫn là cái tên còn khá xa lạ trên bản đồ những điểm đến hấp dẫn.
Nét kiến trúc pha trộn giữa nhiều nền văn hóa của chùa Bửu Long
Kiến trúc của chùa Bửu Long là sự hòa trộn của nhiều nét văn hóa khác nhau, từ kiến trúc các chùa thời Nguyễn của Việt Nam, cho đến Thái Lan, Myanmar hay Ấn Độ. Tất cả tạo nên một tổng thể hòa hợp, mang vẻ đẹp độc đáo, khác biệt hơn hẳn so với những ngôi chùa khác trong nước.
Tổng diện tích khuôn viên Thiền viện vào khoảng 11ha, bao gồm các công trình như Chánh điện, Tăng xá, Âm thất hay Trai đường. Diện tích rộng lớn ấy được phủ kín một màu xanh của cây cỏ, tạo nên một bầu không khí trong lành.
Công trình có khuôn viên ngập tràn cây xanh và lối kiến trúc độc đáo (Ảnh Reviewdulich.com)
Điểm nổi bật của các công trình đó là đều được xây dựng dưới dạng các tòa cao tầng với đỉnh tháp nhọn, được sơn mạ vàng. Phần tường chủ yếu được sơn bằng màu trắng. Các chi tiết dù chỉ nhỏ nhất ở cổng chùa, các lối ra vào, những bậc thang, lan can hay trên tường chùa đều được thi công một cách cầu kỳ và tỉ mỉ, đan xen, lồng ghép khéo léo các nét Phật giáo nguyên thủy từ nhiều nền văn hóa khác nhau.
Ví dụ như lối vào chính điện là một cánh cửa lớn màu vàng đồng với những biểu tượng, hoa văn đậm nét Phật giáo được chạm trổ tinh xảo; hay lối dẫn vào chính điện với 2 con rồng 2 bên, đang ngậm ngọc và uốn lượn tạo nên phần lan can vô cùng uy nghi
Các chi tiết tại chùa đều được thi công tỉ mỉ, cầu kỳ (Ảnh ST)
Một điểm đặc biệt nữa ở chùa Bửu Long đó là công trình tháp Gotama Cetiya, công trình được mệnh danh là bảo tháp có quy mô lớn nhất Việt Nam. Tháp nằm cạnh hồ nước hình bán nguyệt trong khuôn viên chùa, cao 70m, rộng trên 2000m2, được xây dựng vào đợt trùng tu năm 2007 và hoàn thành 6 năm sau đó, vào năm 2013.
Đây là nơi thờ xá lợi Phật và các Chư Thánh Tăng, mang nét cổ kính của Phật giáo Ấn Độ thời đại vua Asoka. Đỉnh tháp còn có một chiếc chuông gió. Mỗi khi có gió thoảng qua, tiếng chuông gió ngân vang leng keng, khung cảnh sẽ càng trở nên thanh tịnh, yên bình.
Tháp Gotama Cetiya với đỉnh là chiếc chuông gió (Ảnh IVivu)
Qua những bức ảnh được các du khách chia sẻ trên mạng xã hội, có thể thấy khung cảnh chùa Bửu Long hiện lên không thua kém bất kỳ địa danh nào ở nước ngoài. Du khách Bảo Ngân (TP.HCM) chia sẻ: "Chùa Bửu Long có kiến trúc khá độc đáo, giống với những ngôi chùa nổi tiếng tại Thái Lan. Tuy nhiên, ngôi chùa vẫn mang đậm kiến trúc, màu sắc văn hóa Việt Nam. Mình đi quãng đường khá xa tới đây tại còn lạc đường, mất 2 tiếng nhưng thành quả được đền đáp thì rất xứng đáng. Chỉ một từ thôi là đẹp".
Du khách Trang Hamapas: "Ấn tượng đầu tiên của mình là sự nguy nga, tráng lệ với lối kiến trúc vô cùng tỉ mỉ, cùng tông màu vàng nổi bật của ngôi chùa. Thấp thoáng từ xa đã thấy đỉnh của ngôi chùa hiện ra rồi". "Đến nơi rồi mới thấy hết được vẻ đẹp của nơi này. Mình thấy ở ngoài cảnh vật, kiến trúc còn đẹp hơn trong hình", một du khách khác với tài khoản Azid Giau nhận xét thêm.
Nhiều du khách phải nhận xét rằng, đến chùa Bửu Long không khác gì như khi đang đi nước ngoài (Ảnh Thủy Tiên, Tăng Thanh Trúc, Nguyên Võ, Đức Hiếu - Group Check in Việt Nam)
Làm thế nào để đến chùa Bửu Long?
Tuy nằm trong địa bàn TP.HCM, nhưng khu vực chùa Bửu Long tọa lạc nằm khá xa so với trung tâm thành phố. Du khách di chuyển có thể tùy chọn phương tiện như ô tô, xe máy hay xe bus với quãng đường 20km, mất gần 1 giờ chạy xe.
Khi đến nơi, chỉ cần mất chi phí gửi xe từ 5 - 10.000 đồng/xe là đã có thể vào tham quan chùa. Là ngôi chùa không nhang khói nên du khách cũng không cần mang theo hương hay lễ vật gì nhiều. Tuy nhiên có một lưu ý nhỏ về thời gian chùa mở cửa đón khách tham quan, đó là từ 8 giờ sáng đến 18 giờ chiều, nhưng trừ khung giờ trưa 11 - 14 giờ. Lúc này, du khách chỉ có thể tham quan bên ngoài chứ không được vào chùa.
Sau khi kết thúc hành trình tham quan, du khách có thể lựa chọn ăn tại các nhà hàng đồ chay gần đó để tận hưởng trọn vẹn một ngày thanh tịnh.
Đó là Thiền viện Tổ đình Bửu Long, tọa lạc tại đường Nguyễn Xiển, quận 9, phía Đông của TP.HCM. Nơi đây còn có tên gọi khác, ngắn gọn và được biết tới nhiều hơn, là chùa Bửu Long. Vị trí chính xác của chùa là trên một ngọn đồi bên sông Đồng Nai, cách trung tâm TP.HCM khoảng 20km.
Chùa được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1942. Trải qua hàng chục năm lịch sử với nhiều biến cố thăng trầm, đến năm 2007, chùa chính thức được đầu tư xây dựng và trùng tu lại.
Ảnh VnTrip
Năm 2019, tạp chí Mỹ - National Geographic bình chọn chùa Bửu Long là 1 trong 10 ngôi chùa có kiến trúc Phật giáo đặc sắc, đẹp nhất thế giới. Nhiều du khách sau khi đến đây đã phải cảm thán rằng, cảnh quan nơi đây không hề thua kém bất kỳ một ngôi chùa nào ở nước ngoài nói chung hay cụ thể là nước bạn Thái Lan nói riêng. "Bước vào chùa mình tưởng như đang được đi du lịch nước ngoài. Đẹp mê ly!", du khách Huy Trương (Bạc Liêu) nói.
Đến nay, chùa Bửu Long là cái tên được nhiều người dân TP.HCM biết tới và ghé thăm mỗi dịp lễ hội. Tuy nhiên với những du khách từ những tỉnh thành, vùng miền khác thì nó vẫn là cái tên còn khá xa lạ trên bản đồ những điểm đến hấp dẫn.
Nét kiến trúc pha trộn giữa nhiều nền văn hóa của chùa Bửu Long
Kiến trúc của chùa Bửu Long là sự hòa trộn của nhiều nét văn hóa khác nhau, từ kiến trúc các chùa thời Nguyễn của Việt Nam, cho đến Thái Lan, Myanmar hay Ấn Độ. Tất cả tạo nên một tổng thể hòa hợp, mang vẻ đẹp độc đáo, khác biệt hơn hẳn so với những ngôi chùa khác trong nước.
Tổng diện tích khuôn viên Thiền viện vào khoảng 11ha, bao gồm các công trình như Chánh điện, Tăng xá, Âm thất hay Trai đường. Diện tích rộng lớn ấy được phủ kín một màu xanh của cây cỏ, tạo nên một bầu không khí trong lành.
Công trình có khuôn viên ngập tràn cây xanh và lối kiến trúc độc đáo (Ảnh Reviewdulich.com)
Điểm nổi bật của các công trình đó là đều được xây dựng dưới dạng các tòa cao tầng với đỉnh tháp nhọn, được sơn mạ vàng. Phần tường chủ yếu được sơn bằng màu trắng. Các chi tiết dù chỉ nhỏ nhất ở cổng chùa, các lối ra vào, những bậc thang, lan can hay trên tường chùa đều được thi công một cách cầu kỳ và tỉ mỉ, đan xen, lồng ghép khéo léo các nét Phật giáo nguyên thủy từ nhiều nền văn hóa khác nhau.
Ví dụ như lối vào chính điện là một cánh cửa lớn màu vàng đồng với những biểu tượng, hoa văn đậm nét Phật giáo được chạm trổ tinh xảo; hay lối dẫn vào chính điện với 2 con rồng 2 bên, đang ngậm ngọc và uốn lượn tạo nên phần lan can vô cùng uy nghi
Các chi tiết tại chùa đều được thi công tỉ mỉ, cầu kỳ (Ảnh ST)
Một điểm đặc biệt nữa ở chùa Bửu Long đó là công trình tháp Gotama Cetiya, công trình được mệnh danh là bảo tháp có quy mô lớn nhất Việt Nam. Tháp nằm cạnh hồ nước hình bán nguyệt trong khuôn viên chùa, cao 70m, rộng trên 2000m2, được xây dựng vào đợt trùng tu năm 2007 và hoàn thành 6 năm sau đó, vào năm 2013.
Đây là nơi thờ xá lợi Phật và các Chư Thánh Tăng, mang nét cổ kính của Phật giáo Ấn Độ thời đại vua Asoka. Đỉnh tháp còn có một chiếc chuông gió. Mỗi khi có gió thoảng qua, tiếng chuông gió ngân vang leng keng, khung cảnh sẽ càng trở nên thanh tịnh, yên bình.
Tháp Gotama Cetiya với đỉnh là chiếc chuông gió (Ảnh IVivu)
Qua những bức ảnh được các du khách chia sẻ trên mạng xã hội, có thể thấy khung cảnh chùa Bửu Long hiện lên không thua kém bất kỳ địa danh nào ở nước ngoài. Du khách Bảo Ngân (TP.HCM) chia sẻ: "Chùa Bửu Long có kiến trúc khá độc đáo, giống với những ngôi chùa nổi tiếng tại Thái Lan. Tuy nhiên, ngôi chùa vẫn mang đậm kiến trúc, màu sắc văn hóa Việt Nam. Mình đi quãng đường khá xa tới đây tại còn lạc đường, mất 2 tiếng nhưng thành quả được đền đáp thì rất xứng đáng. Chỉ một từ thôi là đẹp".
Du khách Trang Hamapas: "Ấn tượng đầu tiên của mình là sự nguy nga, tráng lệ với lối kiến trúc vô cùng tỉ mỉ, cùng tông màu vàng nổi bật của ngôi chùa. Thấp thoáng từ xa đã thấy đỉnh của ngôi chùa hiện ra rồi". "Đến nơi rồi mới thấy hết được vẻ đẹp của nơi này. Mình thấy ở ngoài cảnh vật, kiến trúc còn đẹp hơn trong hình", một du khách khác với tài khoản Azid Giau nhận xét thêm.
Nhiều du khách phải nhận xét rằng, đến chùa Bửu Long không khác gì như khi đang đi nước ngoài (Ảnh Thủy Tiên, Tăng Thanh Trúc, Nguyên Võ, Đức Hiếu - Group Check in Việt Nam)
Làm thế nào để đến chùa Bửu Long?
Tuy nằm trong địa bàn TP.HCM, nhưng khu vực chùa Bửu Long tọa lạc nằm khá xa so với trung tâm thành phố. Du khách di chuyển có thể tùy chọn phương tiện như ô tô, xe máy hay xe bus với quãng đường 20km, mất gần 1 giờ chạy xe.
Khi đến nơi, chỉ cần mất chi phí gửi xe từ 5 - 10.000 đồng/xe là đã có thể vào tham quan chùa. Là ngôi chùa không nhang khói nên du khách cũng không cần mang theo hương hay lễ vật gì nhiều. Tuy nhiên có một lưu ý nhỏ về thời gian chùa mở cửa đón khách tham quan, đó là từ 8 giờ sáng đến 18 giờ chiều, nhưng trừ khung giờ trưa 11 - 14 giờ. Lúc này, du khách chỉ có thể tham quan bên ngoài chứ không được vào chùa.
Sau khi kết thúc hành trình tham quan, du khách có thể lựa chọn ăn tại các nhà hàng đồ chay gần đó để tận hưởng trọn vẹn một ngày thanh tịnh.