nhatlinh2000
Well-known member
Chắc hẳn khi xem những bộ phim lấy bối cảnh ở Mông Cổ cùng đời sống du mục, ngoài nội dung chính của phim thì người xem còn bị ấn tượng bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ cùng những nét văn hóa rất đặc trưng.
Đó là khung cảnh thảo nguyên bao la rộng lớn, nơi có vó ngựa mạnh mẽ trên đồng cỏ, có đàn gia súc thong dong, còn con người thì thường quây quần bên nhau bên lửa trại, thưởng thức những món ăn ngon.
Những tưởng phải đến chốn Mông Cổ xa xôi mới có được trải nghiệm đặc biệt đó, nhưng không, giờ đây du khách hoàn toàn có thể hiện thực hóa giấc mơ của mình ngay tại một địa điểm ở Việt Nam. Đó chính là thảo nguyên Đồng Lâm - nơi được mệnh danh là “Mông Cổ thu nhỏ ở xứ Lạng”.
GIF.
Từ thước phim quay trên cao, khung cảnh thảo nguyên như một "Mông Cổ thu nhỏ" (Video Ông bố 3 con)
Đường tới “Mông Cổ thu nhỏ ở xứ Lạng”
Thảo nguyên Đồng Lâm thuộc xã Hữu Liên, Hữu Lũng, Lạng Sơn, cách Hà Nội khoảng 130km, có diện tích rộng gần 100ha với những cánh đồng cỏ xanh mướt, thảm thực vật trù phú. Địa hình khu thảo nguyên có hình lòng chảo, dãy núi đá vôi hoang sơ bao quanh hồ nước bốn mùa xanh trong,... khiến nơi đây vừa hùng vĩ lại vừa hữu tình.
Theo nhiều du khách đã từng có kinh nghiệm đánh giá, đường đi đến thảo nguyên Đồng Lâm tương đối dễ đi, thuận tiện cho việc di chuyển. Du khách có thể tùy chọn loại hình phương tiện sao cho phù hợp với điều kiện cũng như nhu cầu của bản thân.
Nếu di chuyển bằng ô tô, sẽ mất khoảng 2 giờ đồng hồ, đi từ trung tâm thành phố Hà Nội, qua cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đến Hữu Liên. Bên cạnh đoạn đường bằng phẳng, ở Hữu Liên vẫn có những con đường đèo dốc, tuy nhiên không quá quanh co và khó đi.
Toàn cảnh thảo nguyên nhìn từ trên cao, con đường dẫn vào đây cũng không quá khó khăn với du khách (Ảnh Phuotdi.vn)
Từ xã Hữu Liên, đi khoảng 3km nữa, du khách sẽ đến được thảo nguyên Đồng Lâm. Những du khách đã từng đi cũng nói thêm, hiện nay ở đây vẫn chưa có biển chỉ dẫn đường đi cụ thể nên để tiết kiệm thời gian nhất, có thể thuê người bản địa dẫn đường bằng xe máy. Hoặc thuê họ chở thẳng từ cửa thung lũng vào đến bên trong đồng cỏ với giá 40.000 đồng/chuyến.
Bên cạnh đó, đi xe đạp trải nghiệm trọn vẹn quãng đường cũng là một gợi ý cho người ưa thích sự khám phá. Du khách cần liên hệ trước với chủ các đơn vị cho thuê xe đạp để họ có sự chuẩn bị trước.
Tại Đồng Lâm có hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa kéo dài từ khoảng tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Vào khoảng thời gian này, thảo nguyên sẽ biến thành hồ nước lớn, độ sâu khoảng 2-3m. Chính vì vậy du khách nên cân nhắc kỹ trước đi vào khoảng thời gian này.
Một góc thảo nguyên Đồng Lâm khi vào mùa khô, có nắng (Ảnh Traveloka)
Thay vào đó, vào mùa khô tức là khoảng thời gian còn lại trong năm, là thời điểm lý tưởng hơn cả. Đặc biệt là vào tháng đầu năm bởi tiết trời dễ chịu, thảm cỏ non vào độ xanh tốt nhất và ngập sắc hoa đào, mận, mơ. Nhiều người nhận xét, đây cũng là lúc Đồng Lâm trông giống Mông Cổ nhất.
Thảo nguyên xứ Lạng có gì?
Có thể nói thảo nguyên Đông Lâm là một món quà quý giá mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Hữu Liên. Nơi đây dường như bị bỏ quên giữa dòng chảy của đô thị hóa, gần như không có mạng hay sóng điện thoại, vì vậy không hề quá khi nói rằng du khách được trải nghiệm cuộc sống của một du mục thực sự.
Một hình ảnh mà du khách có thể bắt gặp bất cứ đâu trên thảo nguyên Đồng Lâm đó là những đàn ngựa đang thong dong đi dạo và gặm cỏ mà không có bất kỳ sự chăn dắt nào từ con người. Đây vốn là những chú ngựa hoang dã, nay đã được thuần chủng và huấn luyện để du khách tiến đến gần “giao lưu”, hay chụp ảnh cùng mỗi khi ghé thăm Đồng Lâm. Một số chúng vẫn được sở hữu bởi các hộ dân, tuy nhiên họ không nuôi nhốt mà chăn thả ngựa tự do, và cứ vài ngày sẽ tới thăm chúng 1 lần.
Ngoài ngựa, du khách cũng có thể dễ dàng bắt gặp những đàn trâu, đàn cừu hay dê mà người dân bản địa nuôi để phục vụ cuộc sống trên thảo nguyên Đồng Lâm. Đa phần những loài vật này đều rất hiền hòa, tuy nhiên du khách vẫn nên hạn chế tiếp xúc hoặc tác động trực tiếp tới chúng.
Lượng gia súc lớn được chăn thả tự do trên thảo nguyên trở thành yếu tố hấp dẫn đối với du khách (Ảnh Traveloka)
Ngoài hoạt động chụp ảnh với những chú ngựa, trâu, cừu hay dê, du khách cũng không nên bỏ qua trải nghiệm cắm trại giữa thảo nguyên mênh mông. Tại đây có những lán trại dựng sẵn dưới gốc cây và một số lán trại di động để tránh nắng, nghỉ ngơi và ăn uống. Du khách có thể thuê với giá 200.000 đồng/lán.
Với những du khách không muốn thuê thì hãy nên tự chuẩn bị trại, lều, ghế ngồi hay các dụng cụ khác để cắm trại tự túc ở bất cứ đâu trong khu vực. Tuy nhiên, mọi hoạt động cắm trại chỉ được cho phép vào ban ngày. Bởi để đảm bảo an toàn cho du khách, có một quy định đó là không được đốt lửa trại cũng như cắm trại qua đêm ở đây.
Về đồ ăn và nước uống, do là khu vực còn hoang sơ nên cũng sẽ không có các cửa hàng quanh thảo nguyên. Vì vậy du khách cũng cần phải tự chủ động mang theo tùy theo nhu cầu của bản thân.
Ảnh Chang Mi
Cắm trại cũng là một hoạt động rất được yêu thích trên thảo nguyên Đồng Lâm (Ảnh ST)
Giữa thảo nguyên mênh mông xanh ngát, không khói bụi, không sóng điện thoại, hít thở không khí trong lành, hòa mình vào thiên nhiên và đời sống du mục chắc hẳn là điều nhiều du khách mong ước bấy lâu.
Huỳnh Ly, du khách TP HCM chia sẻ: “Tôi đã tới Hữu Liên hơn 10 lần vào các mùa khác nhau vì yêu khung cảnh hữu tình, yên bình nơi đây. Buổi sớm ở Đồng Lâm, tôi chạy nhảy trên đồng cỏ, đuổi theo những chú ngựa, khi thấm mệt có thể ngồi nghỉ ngơi, hít thở không khí trong lành. Ngoài ra nếu đến đây vào mùa khô, đừng bỏ qua việc leo núi hay khám phá hang động…”
Cuối cùng, sau chuyến đi đã thấm mệt, du khách cũng đừng quên dọn rác để trả lại cho môi trường thảo nguyên tự nhiên sự sạch sẽ và trong lành.
Du khách nên tự chuẩn bị các vật dụng để cắm trại hoặc đồ ăn, nước uống; và đừng quên dọn dẹp trước khi ra về (Ảnh Chang Mi)
Như đã nói ở trên, vì chỉ được cắm trại ban ngày nên với những du khách muốn có chuyến đi dài ngày, hãy tham khảo và đặt trước các nhà nghỉ, khách sạn hoặc homestay để nghỉ lại qua đêm. Những khu lưu trú như thế sẽ cách thảo nguyên Đồng Lâm khoảng 2-3km, giá thành không quá đắt, chỉ từ 100.000 đồng/người/đêm.
Ngoài ra, khi đến Đồng Lâm vào mùa mưa, cũng không hẳn là không có trải nghiệm cho du khách. Du khách có thể thuê và chèo thuyền kayak, trên mặt hồ với giá khoảng 200.000 - 250.000 đồng/người.
Chèo thuyền kayak mùa nước lên ở thảo nguyên Đồng Lâm (Ảnh Thanhluan)
Đó là khung cảnh thảo nguyên bao la rộng lớn, nơi có vó ngựa mạnh mẽ trên đồng cỏ, có đàn gia súc thong dong, còn con người thì thường quây quần bên nhau bên lửa trại, thưởng thức những món ăn ngon.
Những tưởng phải đến chốn Mông Cổ xa xôi mới có được trải nghiệm đặc biệt đó, nhưng không, giờ đây du khách hoàn toàn có thể hiện thực hóa giấc mơ của mình ngay tại một địa điểm ở Việt Nam. Đó chính là thảo nguyên Đồng Lâm - nơi được mệnh danh là “Mông Cổ thu nhỏ ở xứ Lạng”.
GIF.
Từ thước phim quay trên cao, khung cảnh thảo nguyên như một "Mông Cổ thu nhỏ" (Video Ông bố 3 con)
Đường tới “Mông Cổ thu nhỏ ở xứ Lạng”
Thảo nguyên Đồng Lâm thuộc xã Hữu Liên, Hữu Lũng, Lạng Sơn, cách Hà Nội khoảng 130km, có diện tích rộng gần 100ha với những cánh đồng cỏ xanh mướt, thảm thực vật trù phú. Địa hình khu thảo nguyên có hình lòng chảo, dãy núi đá vôi hoang sơ bao quanh hồ nước bốn mùa xanh trong,... khiến nơi đây vừa hùng vĩ lại vừa hữu tình.
Theo nhiều du khách đã từng có kinh nghiệm đánh giá, đường đi đến thảo nguyên Đồng Lâm tương đối dễ đi, thuận tiện cho việc di chuyển. Du khách có thể tùy chọn loại hình phương tiện sao cho phù hợp với điều kiện cũng như nhu cầu của bản thân.
Nếu di chuyển bằng ô tô, sẽ mất khoảng 2 giờ đồng hồ, đi từ trung tâm thành phố Hà Nội, qua cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đến Hữu Liên. Bên cạnh đoạn đường bằng phẳng, ở Hữu Liên vẫn có những con đường đèo dốc, tuy nhiên không quá quanh co và khó đi.
Toàn cảnh thảo nguyên nhìn từ trên cao, con đường dẫn vào đây cũng không quá khó khăn với du khách (Ảnh Phuotdi.vn)
Từ xã Hữu Liên, đi khoảng 3km nữa, du khách sẽ đến được thảo nguyên Đồng Lâm. Những du khách đã từng đi cũng nói thêm, hiện nay ở đây vẫn chưa có biển chỉ dẫn đường đi cụ thể nên để tiết kiệm thời gian nhất, có thể thuê người bản địa dẫn đường bằng xe máy. Hoặc thuê họ chở thẳng từ cửa thung lũng vào đến bên trong đồng cỏ với giá 40.000 đồng/chuyến.
Bên cạnh đó, đi xe đạp trải nghiệm trọn vẹn quãng đường cũng là một gợi ý cho người ưa thích sự khám phá. Du khách cần liên hệ trước với chủ các đơn vị cho thuê xe đạp để họ có sự chuẩn bị trước.
Tại Đồng Lâm có hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa kéo dài từ khoảng tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Vào khoảng thời gian này, thảo nguyên sẽ biến thành hồ nước lớn, độ sâu khoảng 2-3m. Chính vì vậy du khách nên cân nhắc kỹ trước đi vào khoảng thời gian này.
Một góc thảo nguyên Đồng Lâm khi vào mùa khô, có nắng (Ảnh Traveloka)
Thay vào đó, vào mùa khô tức là khoảng thời gian còn lại trong năm, là thời điểm lý tưởng hơn cả. Đặc biệt là vào tháng đầu năm bởi tiết trời dễ chịu, thảm cỏ non vào độ xanh tốt nhất và ngập sắc hoa đào, mận, mơ. Nhiều người nhận xét, đây cũng là lúc Đồng Lâm trông giống Mông Cổ nhất.
Thảo nguyên xứ Lạng có gì?
Có thể nói thảo nguyên Đông Lâm là một món quà quý giá mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Hữu Liên. Nơi đây dường như bị bỏ quên giữa dòng chảy của đô thị hóa, gần như không có mạng hay sóng điện thoại, vì vậy không hề quá khi nói rằng du khách được trải nghiệm cuộc sống của một du mục thực sự.
Một hình ảnh mà du khách có thể bắt gặp bất cứ đâu trên thảo nguyên Đồng Lâm đó là những đàn ngựa đang thong dong đi dạo và gặm cỏ mà không có bất kỳ sự chăn dắt nào từ con người. Đây vốn là những chú ngựa hoang dã, nay đã được thuần chủng và huấn luyện để du khách tiến đến gần “giao lưu”, hay chụp ảnh cùng mỗi khi ghé thăm Đồng Lâm. Một số chúng vẫn được sở hữu bởi các hộ dân, tuy nhiên họ không nuôi nhốt mà chăn thả ngựa tự do, và cứ vài ngày sẽ tới thăm chúng 1 lần.
Ngoài ngựa, du khách cũng có thể dễ dàng bắt gặp những đàn trâu, đàn cừu hay dê mà người dân bản địa nuôi để phục vụ cuộc sống trên thảo nguyên Đồng Lâm. Đa phần những loài vật này đều rất hiền hòa, tuy nhiên du khách vẫn nên hạn chế tiếp xúc hoặc tác động trực tiếp tới chúng.
Lượng gia súc lớn được chăn thả tự do trên thảo nguyên trở thành yếu tố hấp dẫn đối với du khách (Ảnh Traveloka)
Ngoài hoạt động chụp ảnh với những chú ngựa, trâu, cừu hay dê, du khách cũng không nên bỏ qua trải nghiệm cắm trại giữa thảo nguyên mênh mông. Tại đây có những lán trại dựng sẵn dưới gốc cây và một số lán trại di động để tránh nắng, nghỉ ngơi và ăn uống. Du khách có thể thuê với giá 200.000 đồng/lán.
Với những du khách không muốn thuê thì hãy nên tự chuẩn bị trại, lều, ghế ngồi hay các dụng cụ khác để cắm trại tự túc ở bất cứ đâu trong khu vực. Tuy nhiên, mọi hoạt động cắm trại chỉ được cho phép vào ban ngày. Bởi để đảm bảo an toàn cho du khách, có một quy định đó là không được đốt lửa trại cũng như cắm trại qua đêm ở đây.
Về đồ ăn và nước uống, do là khu vực còn hoang sơ nên cũng sẽ không có các cửa hàng quanh thảo nguyên. Vì vậy du khách cũng cần phải tự chủ động mang theo tùy theo nhu cầu của bản thân.
Ảnh Chang Mi
Cắm trại cũng là một hoạt động rất được yêu thích trên thảo nguyên Đồng Lâm (Ảnh ST)
Giữa thảo nguyên mênh mông xanh ngát, không khói bụi, không sóng điện thoại, hít thở không khí trong lành, hòa mình vào thiên nhiên và đời sống du mục chắc hẳn là điều nhiều du khách mong ước bấy lâu.
Huỳnh Ly, du khách TP HCM chia sẻ: “Tôi đã tới Hữu Liên hơn 10 lần vào các mùa khác nhau vì yêu khung cảnh hữu tình, yên bình nơi đây. Buổi sớm ở Đồng Lâm, tôi chạy nhảy trên đồng cỏ, đuổi theo những chú ngựa, khi thấm mệt có thể ngồi nghỉ ngơi, hít thở không khí trong lành. Ngoài ra nếu đến đây vào mùa khô, đừng bỏ qua việc leo núi hay khám phá hang động…”
Cuối cùng, sau chuyến đi đã thấm mệt, du khách cũng đừng quên dọn rác để trả lại cho môi trường thảo nguyên tự nhiên sự sạch sẽ và trong lành.
Du khách nên tự chuẩn bị các vật dụng để cắm trại hoặc đồ ăn, nước uống; và đừng quên dọn dẹp trước khi ra về (Ảnh Chang Mi)
Như đã nói ở trên, vì chỉ được cắm trại ban ngày nên với những du khách muốn có chuyến đi dài ngày, hãy tham khảo và đặt trước các nhà nghỉ, khách sạn hoặc homestay để nghỉ lại qua đêm. Những khu lưu trú như thế sẽ cách thảo nguyên Đồng Lâm khoảng 2-3km, giá thành không quá đắt, chỉ từ 100.000 đồng/người/đêm.
Ngoài ra, khi đến Đồng Lâm vào mùa mưa, cũng không hẳn là không có trải nghiệm cho du khách. Du khách có thể thuê và chèo thuyền kayak, trên mặt hồ với giá khoảng 200.000 - 250.000 đồng/người.
Chèo thuyền kayak mùa nước lên ở thảo nguyên Đồng Lâm (Ảnh Thanhluan)