Hải Vy
Well-known member
IELTS - chứng chỉ đang được rất nhiều người theo đuổi đặc biệt là các bạn học sinh với nhiều giá trị đem lại như quy đổi điểm thi, tuyển thẳng vào đại học… Do đó, ngày càng có nhiều phụ huynh luyện thi IELTS cho con từ rất sớm.
Thực tế hiện nay, nhu cầu học IELTS tại Việt Nam ngày càng tăng, trẻ hoá đối tượng tới cả học sinh ở bậc trung học cơ sở. Tuy nhiên, IELTS không phải là tất cả để đánh giá năng lực tiếng Anh, trình độ học thuật và tư duy của học sinh.
Hiện tại, nhiều chuyên gia giáo dục và ngôn ngữ Anh đều đưa ra những lời khuyên và tư vấn cho học sinh và phụ huynh về việc nhìn nhận đúng vai trò của tiếng Anh là một công cụ ngôn ngữ để mở ra kho tàng kiến thức trên thế giới.
Trong giai đoạn THCS, ngoài trang bị kỹ năng sử dụng tiếng Anh, các em cần phải biết tận dụng ngôn ngữ này để “thấm hút” những kiến thức mới, trang bị những kỹ năng cần thiết hay là mở rộng mối quan hệ với bạn bè quốc tế…
IELTS cao, nhiều du học sinh vẫn chật vật khi du học
Anh Quốc Hưng, một du học sinh ở Mỹ, chia sẻ: “Khi bạn bắt đầu học tiếng Anh với những quy tắc, bí kíp cho một kỳ thi, bạn sẽ bị choáng ngợp khi phải sử dụng tiếng Anh trong môi trường thực tế.
Khi học tại Mỹ, tôi nhận ra nhiều từ vựng trong IELTS chỉ sử dụng trong trường học còn trong đời sống thực tế, mọi người sử dụng các câu đơn giản, thiên về văn nói. Quen với những mẫu câu trang trọng, hàn lâm trong IELTS, không ít du học sinh thấy bối rối khi giao tiếp đời thường".
Kể về câu chuyện của chính con trai mình, chị Hà Thu Nguyệt cho hay, con chị là cựu học sinh trường chuyên tại tại Việt Nam có nền tảng tiếng Anh khá tốt với IELTS 8.0. Tuy nhiên, khi sang Mỹ du học, con trai đã gọi điện về kể cho chị những khó khăn về ngôn ngữ khi cậu thuộc top "ngọng nghịu" về giao tiếp tiếng Anh.
IELTS 8.0 nhưng nghe giảng trong lớp cũng là thách thức với con trai chị Thu Nguyệt vì trước nay con chị chỉ quen ngôn ngữ ở những lớp luyện thi còn trải nghiệm thực tế không nhiều.
“Chính vì thế, suốt nhiều tháng đầu, con trai tâm sự chìm trong cảm giác tự ti, ngại giao tiếp vì khó tương tác với bạn học, thầy cô, thậm chí có lúc con chỉ nghe được phần đầu, đến đoạn sau là không hiểu nữa”, chị Nguyệt kể.
Thực tế, học IELTS là học các kỹ năng cho một bài thi trong khi Tiếng Anh là một ngôn ngữ với nhiều kỹ năng mà một kỳ thi cơ bản như IELTS không thể đáp ứng được.
Điều này phần nào lý giải tại sao nhiều du học sinh Việt 8.0 IELTS vẫn cảm thấy lúng túng khi đi du học, chưa kể tới các bạn học sinh phải học cấp tốc trong 6 tháng đến một năm chỉ để đủ điểm IELTS.
“Đích đến cho việc học tiếng Anh của trẻ nhỏ xa hơn là điểm số 8.0 của một kỳ thi IELTS. Học sinh cần có niềm đam mê với tiếng Anh nói riêng và học ngoại ngữ nói chung, phát triển khả năng tư duy tiếng Anh, sử dụng tiếng Anh trong đời sống giao tiếp thường ngày với đa dạng các tình huống; học sinh có khả năng thích nghi với việc sử dụng tiếng Anh trong các môi trường hoàn cảnh khác nhau….
Đây mới là những điều quan trọng của việc học tiếng Anh mà ở đó cần một quá trình”, Trưởng ban chương trình tiếng Anh của một trường ở Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ.
Giáo viên này cũng nhấn mạnh, không chỉ học sinh cần có tư duy đúng đắn khi học tiếng Anh mà các bậc phụ huynh cũng cần hiểu về vai trò của tiếng Anh để định hướng con em một cách phù hợp.
Làm sao để bứt phá khả năng tiếng Anh trong những năm trung học?
Làm sao để giỏi tiếng Anh, giao tiếp tự tin… là những câu hỏi của nhiều phụ huynh khi cùng đồng hành với con trong hành trình chinh phục ngôn ngữ thứ 2 này.
Tại một hội thảo làm thế nào để bứt phá tiếng Anh trong 4 năm THCS, mới đây ở Hà Nội, ông Lê Đình Hiếu - Nghiên cứu sinh, Tiến sĩ Giáo dục Đại học Johns Hopkins (Mỹ), đã chia sẻ những kinh nghiệm học.
Chuyên gia giáo dục Lê Đình Hiếu.
“Tôi bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 6 nhưng học dưới dạng “bập bẹ” chỉ với 6-7 điểm và đến lớp 11 tôi mới nghiêm túc và tập trung học tiếng Anh. Từ đây, thói quen của tôi là lúc nào cũng có một quyển sổ ghi 3 loại lỗi về tiếng Anh: Những thứ mình không biết sẽ ghi lại để học, những thứ mình biết nhưng chưa biến nó thành thói quen được, làm sao mình nói tiếng Anh giống người bản xứ.
Ngoài ra, tôi cũng tự tạo môi trường nói tiếng Anh cho bản thân bằng cách nghe radio khi đi xe bus, ở nhà cũng mở radio nghe”, ông Lê Đình Hiếu nói.
Phân tích về tầm quan trọng của môi trường tiếng Anh, ông Hiếu cho biết, trẻ ra đời 2-3 tuổi không chủ động học tiếng Việt nhưng đã học theo cách bị động (bị động tích cực). Quan trọng nhất là tần suất và bé thường xuyên được tiếp xúc tiếng Việt nên con cũng học nhanh hơn.
“Vì thế, khi tôi làm các việc như tắm, nấu cơm... vẫn bật radio để nghe, tôi liên tục tăng tường mật độ tiếp xúc của mình với tiếng Anh và đó là việc rất quan trọng giúp tôi tiến bộ mỗi ngày.
Ngoài ra, tôi còn có thói quen dùng máy ghi âm. Với tôi, học tiếng anh không có gì phức tạp phải mua những giáo trình đắt đỏ mà đó là những thứ hàng ngày diễn ra, tôi ghi âm như phương tiện lưu trữ và mổ xẻ những gì diễn ra trong cuộc sống.
Tất cả những giờ học tiếng anh tôi đều ghi âm và nghe lại cả lời tôi, lời bạn tôi và lời thầy tôi và thực tế tôi nghe lại mình để biết mình đã tệ thế nào... sau đó rút kinh nghiệm”, ông Hiếu chia sẻ.
Ngoài ra, xuyên suốt quá trình học tiếng Anh của chuyên gia Lê Đình Hiếu còn là tư duy không sợ sai. “Khi không dám nói không cải thiện được khả năng, việc biết mình yếu, mình nói sẽ sai nhưng vẫn nói sẽ khá quan trọng vì nó giúp tôi tạo ra sự tự tin, biến thành thói quen để tự đó nỗ lực hơn mỗi ngày”, ông nói.
Thực tế hiện nay, nhu cầu học IELTS tại Việt Nam ngày càng tăng, trẻ hoá đối tượng tới cả học sinh ở bậc trung học cơ sở. Tuy nhiên, IELTS không phải là tất cả để đánh giá năng lực tiếng Anh, trình độ học thuật và tư duy của học sinh.
Hiện tại, nhiều chuyên gia giáo dục và ngôn ngữ Anh đều đưa ra những lời khuyên và tư vấn cho học sinh và phụ huynh về việc nhìn nhận đúng vai trò của tiếng Anh là một công cụ ngôn ngữ để mở ra kho tàng kiến thức trên thế giới.
Trong giai đoạn THCS, ngoài trang bị kỹ năng sử dụng tiếng Anh, các em cần phải biết tận dụng ngôn ngữ này để “thấm hút” những kiến thức mới, trang bị những kỹ năng cần thiết hay là mở rộng mối quan hệ với bạn bè quốc tế…
IELTS cao, nhiều du học sinh vẫn chật vật khi du học
Anh Quốc Hưng, một du học sinh ở Mỹ, chia sẻ: “Khi bạn bắt đầu học tiếng Anh với những quy tắc, bí kíp cho một kỳ thi, bạn sẽ bị choáng ngợp khi phải sử dụng tiếng Anh trong môi trường thực tế.
Khi học tại Mỹ, tôi nhận ra nhiều từ vựng trong IELTS chỉ sử dụng trong trường học còn trong đời sống thực tế, mọi người sử dụng các câu đơn giản, thiên về văn nói. Quen với những mẫu câu trang trọng, hàn lâm trong IELTS, không ít du học sinh thấy bối rối khi giao tiếp đời thường".
Kể về câu chuyện của chính con trai mình, chị Hà Thu Nguyệt cho hay, con chị là cựu học sinh trường chuyên tại tại Việt Nam có nền tảng tiếng Anh khá tốt với IELTS 8.0. Tuy nhiên, khi sang Mỹ du học, con trai đã gọi điện về kể cho chị những khó khăn về ngôn ngữ khi cậu thuộc top "ngọng nghịu" về giao tiếp tiếng Anh.
IELTS 8.0 nhưng nghe giảng trong lớp cũng là thách thức với con trai chị Thu Nguyệt vì trước nay con chị chỉ quen ngôn ngữ ở những lớp luyện thi còn trải nghiệm thực tế không nhiều.
“Chính vì thế, suốt nhiều tháng đầu, con trai tâm sự chìm trong cảm giác tự ti, ngại giao tiếp vì khó tương tác với bạn học, thầy cô, thậm chí có lúc con chỉ nghe được phần đầu, đến đoạn sau là không hiểu nữa”, chị Nguyệt kể.
Thực tế, học IELTS là học các kỹ năng cho một bài thi trong khi Tiếng Anh là một ngôn ngữ với nhiều kỹ năng mà một kỳ thi cơ bản như IELTS không thể đáp ứng được.
Điều này phần nào lý giải tại sao nhiều du học sinh Việt 8.0 IELTS vẫn cảm thấy lúng túng khi đi du học, chưa kể tới các bạn học sinh phải học cấp tốc trong 6 tháng đến một năm chỉ để đủ điểm IELTS.
“Đích đến cho việc học tiếng Anh của trẻ nhỏ xa hơn là điểm số 8.0 của một kỳ thi IELTS. Học sinh cần có niềm đam mê với tiếng Anh nói riêng và học ngoại ngữ nói chung, phát triển khả năng tư duy tiếng Anh, sử dụng tiếng Anh trong đời sống giao tiếp thường ngày với đa dạng các tình huống; học sinh có khả năng thích nghi với việc sử dụng tiếng Anh trong các môi trường hoàn cảnh khác nhau….
Đây mới là những điều quan trọng của việc học tiếng Anh mà ở đó cần một quá trình”, Trưởng ban chương trình tiếng Anh của một trường ở Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ.
Giáo viên này cũng nhấn mạnh, không chỉ học sinh cần có tư duy đúng đắn khi học tiếng Anh mà các bậc phụ huynh cũng cần hiểu về vai trò của tiếng Anh để định hướng con em một cách phù hợp.
Làm sao để bứt phá khả năng tiếng Anh trong những năm trung học?
Làm sao để giỏi tiếng Anh, giao tiếp tự tin… là những câu hỏi của nhiều phụ huynh khi cùng đồng hành với con trong hành trình chinh phục ngôn ngữ thứ 2 này.
Tại một hội thảo làm thế nào để bứt phá tiếng Anh trong 4 năm THCS, mới đây ở Hà Nội, ông Lê Đình Hiếu - Nghiên cứu sinh, Tiến sĩ Giáo dục Đại học Johns Hopkins (Mỹ), đã chia sẻ những kinh nghiệm học.
Chuyên gia giáo dục Lê Đình Hiếu.
“Tôi bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 6 nhưng học dưới dạng “bập bẹ” chỉ với 6-7 điểm và đến lớp 11 tôi mới nghiêm túc và tập trung học tiếng Anh. Từ đây, thói quen của tôi là lúc nào cũng có một quyển sổ ghi 3 loại lỗi về tiếng Anh: Những thứ mình không biết sẽ ghi lại để học, những thứ mình biết nhưng chưa biến nó thành thói quen được, làm sao mình nói tiếng Anh giống người bản xứ.
Ngoài ra, tôi cũng tự tạo môi trường nói tiếng Anh cho bản thân bằng cách nghe radio khi đi xe bus, ở nhà cũng mở radio nghe”, ông Lê Đình Hiếu nói.
Phân tích về tầm quan trọng của môi trường tiếng Anh, ông Hiếu cho biết, trẻ ra đời 2-3 tuổi không chủ động học tiếng Việt nhưng đã học theo cách bị động (bị động tích cực). Quan trọng nhất là tần suất và bé thường xuyên được tiếp xúc tiếng Việt nên con cũng học nhanh hơn.
“Vì thế, khi tôi làm các việc như tắm, nấu cơm... vẫn bật radio để nghe, tôi liên tục tăng tường mật độ tiếp xúc của mình với tiếng Anh và đó là việc rất quan trọng giúp tôi tiến bộ mỗi ngày.
Ngoài ra, tôi còn có thói quen dùng máy ghi âm. Với tôi, học tiếng anh không có gì phức tạp phải mua những giáo trình đắt đỏ mà đó là những thứ hàng ngày diễn ra, tôi ghi âm như phương tiện lưu trữ và mổ xẻ những gì diễn ra trong cuộc sống.
Tất cả những giờ học tiếng anh tôi đều ghi âm và nghe lại cả lời tôi, lời bạn tôi và lời thầy tôi và thực tế tôi nghe lại mình để biết mình đã tệ thế nào... sau đó rút kinh nghiệm”, ông Hiếu chia sẻ.
Ngoài ra, xuyên suốt quá trình học tiếng Anh của chuyên gia Lê Đình Hiếu còn là tư duy không sợ sai. “Khi không dám nói không cải thiện được khả năng, việc biết mình yếu, mình nói sẽ sai nhưng vẫn nói sẽ khá quan trọng vì nó giúp tôi tạo ra sự tự tin, biến thành thói quen để tự đó nỗ lực hơn mỗi ngày”, ông nói.
Hoàng Thanh