Nguyễn May
Well-known member
Những lời nhận xét "nhìn thẳng vào sự thật" của giáo viên, phụ huynh phê trong tờ phiếu liên lạc cách đây 64 năm gợi lại nhiều cảm xúc.
Diễn đàn mạng xã hội với gần 7.000 lượt theo dõi đăng tải hình ảnh phiếu học tập tháng 4/1959 của giáo viên lớp một, trường Phổ thông cấp một Quyết tiến làm nhiều người thích thú.
Ads (0:00)
"Lời nhận xét từ giáo viên và phụ huynh trên những tờ phiếu học tập lớp 1, niên khóa 1958-1959 (giống như sổ liên lạc bây giờ) của thế hệ ông bà miền Bắc cách đây đã 64 năm. Có lẽ tuổi học trò thời nào cũng "nhất quỷ nhì ma" như nhau cả. Ngày xưa học đứng nhất nhì lớp vẫn bị thầy cô, bố mẹ chê tơi tả, giờ có khi xếp nhóm đội sổ vẫn được nhận giấy khen", anh Đương Nguyễn - người sáng lập trang mạng xã hội Thương Mái Trường Xưa nói.
Tại mỗi tờ phiếu, giáo viên điền đầy đủ điểm trung bình, hạnh kiểm, xếp hạng và nhận xét cụ thể về từng em. Phía dưới, phụ huynh cũng không quên ghi lại ý kiến về con em mình. Điều đặc biệt, phụ huynh không tiếc lời "kể tội" con với những dòng ý kiến chân thật, ai xem cũng phì cười.
Lời nhận xét khiến ai cũng phải bật cười: "Hoàn ở nhà lười, không chịu làm, bảo thổi cơm thì vùng vằng mặt phịu ra, đi phục phịch, rồi cứ đánh em, chửi em".
Đa số ý kiến của phụ huynh đều "mách tội" con ở nhà "hay đánh em", "không làm việc nhà"... Những lời chê lại khiến dân mạng thích thú.
Anh Đương chia sẻ, ngôi trường được ghi trong những tờ phiếu học tập là trường Phổ thông cấp một Quyết Tiến, nằm ở xã Quyết Tiến, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (cũ).
Ở thời này, các cụ đa số đi học bình dân học vụ nên hay viết sai chính tả, câu chữ nôm na.
Học sinh xếp hạng Nhất cũng không thoát khỏi lời "mách tội" của phụ huynh.
Tác giả bộ sưu tập mong muốn các thế hệ học sinh từng giai đoạn giao lưu để hiểu hơn về cuộc sống học tập của nhau. "Từ năm 2010, tôi bắt đầu dự án sưu tập tư liệu xưa vì thấy các bạn trẻ ít biết đến nền giáo dục thời xưa, các tư liệu không còn nhiều. Hy vọng qua những hình ảnh này, thế hệ trẻ học tập được những điều quý báu từ nền giáo dục xưa và gợi lại kỷ niệm thời cắp sách đến trường cho những thế hệ học sinh cũ", anh Đương nói.
Bộ sưu tập tư liệu giáo dục của anh Đương Nguyễn.
Diễn đàn mạng xã hội với gần 7.000 lượt theo dõi đăng tải hình ảnh phiếu học tập tháng 4/1959 của giáo viên lớp một, trường Phổ thông cấp một Quyết tiến làm nhiều người thích thú.
Ads (0:00)
"Lời nhận xét từ giáo viên và phụ huynh trên những tờ phiếu học tập lớp 1, niên khóa 1958-1959 (giống như sổ liên lạc bây giờ) của thế hệ ông bà miền Bắc cách đây đã 64 năm. Có lẽ tuổi học trò thời nào cũng "nhất quỷ nhì ma" như nhau cả. Ngày xưa học đứng nhất nhì lớp vẫn bị thầy cô, bố mẹ chê tơi tả, giờ có khi xếp nhóm đội sổ vẫn được nhận giấy khen", anh Đương Nguyễn - người sáng lập trang mạng xã hội Thương Mái Trường Xưa nói.
Tại mỗi tờ phiếu, giáo viên điền đầy đủ điểm trung bình, hạnh kiểm, xếp hạng và nhận xét cụ thể về từng em. Phía dưới, phụ huynh cũng không quên ghi lại ý kiến về con em mình. Điều đặc biệt, phụ huynh không tiếc lời "kể tội" con với những dòng ý kiến chân thật, ai xem cũng phì cười.
Lời nhận xét khiến ai cũng phải bật cười: "Hoàn ở nhà lười, không chịu làm, bảo thổi cơm thì vùng vằng mặt phịu ra, đi phục phịch, rồi cứ đánh em, chửi em".
Đa số ý kiến của phụ huynh đều "mách tội" con ở nhà "hay đánh em", "không làm việc nhà"... Những lời chê lại khiến dân mạng thích thú.
Anh Đương chia sẻ, ngôi trường được ghi trong những tờ phiếu học tập là trường Phổ thông cấp một Quyết Tiến, nằm ở xã Quyết Tiến, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (cũ).
Ở thời này, các cụ đa số đi học bình dân học vụ nên hay viết sai chính tả, câu chữ nôm na.
Học sinh xếp hạng Nhất cũng không thoát khỏi lời "mách tội" của phụ huynh.
Tác giả bộ sưu tập mong muốn các thế hệ học sinh từng giai đoạn giao lưu để hiểu hơn về cuộc sống học tập của nhau. "Từ năm 2010, tôi bắt đầu dự án sưu tập tư liệu xưa vì thấy các bạn trẻ ít biết đến nền giáo dục thời xưa, các tư liệu không còn nhiều. Hy vọng qua những hình ảnh này, thế hệ trẻ học tập được những điều quý báu từ nền giáo dục xưa và gợi lại kỷ niệm thời cắp sách đến trường cho những thế hệ học sinh cũ", anh Đương nói.
Bộ sưu tập tư liệu giáo dục của anh Đương Nguyễn.