Lê Trần Chiêu
Well-known member
Nhận câu hỏi "Có phải dược sĩ chỉ đi bán thuốc" từ nhóm học sinh lớp 9, chị Kim Oanh vừa nói, vừa mở hình ảnh minh họa để giải thích.
Đến Ngày hội tìm hiểu nghề nghiệp do trường Phổ thông liên cấp Olympia tổ chức chiều 6/5 với vai trò phụ huynh tư vấn cho học sinh khối trung học, PGS.TS Đào Thị Kim Oanh, giảng viên Đại học Dược Hà Nội, mang theo nhiều loại thuốc làm giáo cụ. Chị cũng chuẩn bị slide thông tin về ngành Dược học vì dự đoán nhiều em sẽ thắc mắc.
"Tôi có cơ hội chia sẻ với rất nhiều bạn bè của con nên đã chuẩn bị kỹ lưỡng, để giúp các con có cái nhìn rộng hơn về ngành Dược", chị Oanh nói.
Đúng như dự đoán, các nhóm học sinh liên tục đến bàn của chị xin tư vấn. Câu hỏi chị nhận được nhiều nhất là "Dược sĩ sẽ đi bán thuốc có phải không?". Vừa chỉ vào hình ảnh trên laptop, chị vừa giới thiệu các nhánh của ngành Dược như dược điều trị, dược lâm sàng... Nói đến đâu, chị giải thích kỹ đến đó. "Chuyên gia hướng nghiệp một ngày" còn chia sẻ về quy trình sản xuất và đưa thuốc đến người tiêu dùng để các em hiểu bán thuốc chỉ là một phần rất nhỏ của ngành Dược.
Cách đó hai bàn, bác sĩ Phạm Huyền Khanh, Giám đốc điều hành một phòng khám mắt, mặc blouse trắng, say sưa nói về những kỹ năng cần có khi làm việc trong khối ngành Sức khoẻ. In sẵn tập poster về top trường đào tạo Y Dược hàng đầu, lộ trình học ngành Y, chị phát cho tất cả học sinh quan tâm đến lĩnh vực này.
"Có em chưa hiểu hết về ngành. Có em đã giành học bổng du học ngành Y nhưng vẫn tới xin tư vấn về những khó khăn khi làm bác sĩ hay cơ hội việc làm khi trở về Việt Nam. Tôi rất vui vì các con đưa ra những câu hỏi thiết thực", chị Khanh nói, cho rằng đây là cơ hội tốt để học sinh hiểu hơn về các loại nghề nghiệp, từ đó có lựa chọn phù hợp sau bậc phổ thông.
Ngồi sau tấm bảng giới thiệu nghề "Quản lý chuỗi cung ứng", chị Trương Thị Lan Anh cũng được nhiều học sinh tìm đến. Chị mất khá nhiều thời gian để giải thích ngành này, từ khái niệm đến mô tả công việc.
20 năm làm nghề, chuẩn bị nhiều nội dung để hỗ trợ học sinh, chị vẫn bất ngờ trước những câu hỏi của các em khối 9-12 như "Lương nghề này so với nghề khác ra sao?", "Công việc có gì hấp dẫn?", "Lộ trình thăng tiến như thế nào?". Chị không ngờ học sinh lại chủ động tìm hiểu kỹ đến vậy.
"Cảm giác được chia sẻ như một chuyên gia rất thú vị. Cách đặt câu hỏi của các con cũng khiến tôi có cái nhìn khác hơn về sự chủ động, khả năng của học sinh hiện nay", chị Lan Anh chia sẻ.
Ngoài những ngành nghề trên, rất nhiều bàn tư vấn khác có sự hiện diện của phụ huynh, đại diện cho các ngành như du lịch, luật, quản lý giáo dục, truyền thông hay tâm lý học. Nhiều cựu học sinh cũng góp mặt, chia sẻ về những ngành hiện đại như sản xuất âm nhạc, nhiếp ảnh hay Tiktoker.
Tại Ngày hội, Trương Thị Linh Nhạn, lớp 9, thu thập được nhiều thông tin và bắt đầu mường tượng được các ngành nghề em thích thông qua chia sẻ của phụ huynh. Với ngành Tâm lý học, Nhạn từng được tiếp cận qua phim ảnh và mạng xã hội nhưng hôm nay, em mới có kiến thức rõ ràng và biết ngành học được chia thành nhiều nhánh với những cơ hội việc làm khác nhau.
"Cách các cô chú phụ huynh chia sẻ rất khác với thầy cô hay chuyên gia hướng nghiệp. Các thầy cô thường tìm hiểu điểm mạnh của chúng em rồi gợi ý những ngành phù hợp. Còn phụ huynh chỉ tư vấn một ngành nhưng rất sâu và cho em cái nhìn rất thực tế", Nhạn nói.
Ngoài kiến thức nghề nghiệp, Nhạn còn nhìn thấy sự tâm huyết của phụ huynh ở từng ngành. Em nhận ra chỉ khi theo đuổi ngành yêu thích, em mới có thể làm việc nhiệt huyết và có được thành công.
ThS. Nguyễn Hạnh Chi, Trưởng văn phòng Tư vấn đại học, du học và hướng nghiệp, trường Phổ thông liên cấp Olympia, chia sẻ, những gì Nhạn nhận được trong Ngày hội tìm hiểu nghề nghiệp cũng là mục đích nhà trường hướng tới qua chuỗi sự kiện này.
Ngoài chương trình hướng nghiệp chuyên sâu và lồng ghép trong các môn học, hoạt động tư vấn, trải nghiệm tại trường, trường Olympia còn cho học sinh khối 10-11 thực tập một tuần (40 giờ) mỗi năm ở các doanh nghiệp. Các em được chọn nơi thực tập hoặc nhờ trường kết nối, sau đó tự nộp CV và tham gia phỏng vấn. Dù thời gian thực tập không dài, hoạt động này giúp các em sớm biết mình có phù hợp với ngành nghề đó hay không.
Chứng kiến con được hướng nghiệp tại trường sớm và nhận thấy sự cần thiết của hoạt động này, chị Lan Anh mong tất cả học sinh bậc trung học cũng được như vậy. Theo chị, trước đây học sinh đến trường chủ yếu học để đạt điểm cao. Hầu hết không được định hướng nghề nghiệp, dẫn đến không ít người bỏ học hoặc phải chuyển nghề giữa chừng.
Theo một khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM năm 2019, khoảng 60% sinh viên chọn sai ngành học, 75% thiếu hiểu biết về ngành nghề đã lựa chọn.
Cô Hạnh Chi nhận định việc tổ chức các hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh không khó nhưng đòi hỏi sự quyết tâm, đồng lòng từ ban giám hiệu, giáo viên, phụ huynh. Chi phí cho hoạt động này tuỳ thuộcvào từng trường. Tuy nhiên, ngay cả khi ngân sách eo hẹp, các trường vẫn có những nguồn lực sẵn có để thực hiện như mời phụ huynh, cựu học sinh đến trường chia sẻ để các em có cái nhìn thực tế về nhiều ngành nghề.
Tablet Plaza cảm ơn bạn đã đọc bài sưu tầm.
Em bán: iPhone 12 pro max 128G : 14.990.000 đ
Mua ngay: https://tabletplaza.vn/dien-thoai/iphone-12-pro-max-128gb-vi/
Liên hệ: 0947.711.881 (Zalo và Whatsapp)
Đến Ngày hội tìm hiểu nghề nghiệp do trường Phổ thông liên cấp Olympia tổ chức chiều 6/5 với vai trò phụ huynh tư vấn cho học sinh khối trung học, PGS.TS Đào Thị Kim Oanh, giảng viên Đại học Dược Hà Nội, mang theo nhiều loại thuốc làm giáo cụ. Chị cũng chuẩn bị slide thông tin về ngành Dược học vì dự đoán nhiều em sẽ thắc mắc.
"Tôi có cơ hội chia sẻ với rất nhiều bạn bè của con nên đã chuẩn bị kỹ lưỡng, để giúp các con có cái nhìn rộng hơn về ngành Dược", chị Oanh nói.
Đúng như dự đoán, các nhóm học sinh liên tục đến bàn của chị xin tư vấn. Câu hỏi chị nhận được nhiều nhất là "Dược sĩ sẽ đi bán thuốc có phải không?". Vừa chỉ vào hình ảnh trên laptop, chị vừa giới thiệu các nhánh của ngành Dược như dược điều trị, dược lâm sàng... Nói đến đâu, chị giải thích kỹ đến đó. "Chuyên gia hướng nghiệp một ngày" còn chia sẻ về quy trình sản xuất và đưa thuốc đến người tiêu dùng để các em hiểu bán thuốc chỉ là một phần rất nhỏ của ngành Dược.
Cách đó hai bàn, bác sĩ Phạm Huyền Khanh, Giám đốc điều hành một phòng khám mắt, mặc blouse trắng, say sưa nói về những kỹ năng cần có khi làm việc trong khối ngành Sức khoẻ. In sẵn tập poster về top trường đào tạo Y Dược hàng đầu, lộ trình học ngành Y, chị phát cho tất cả học sinh quan tâm đến lĩnh vực này.
"Có em chưa hiểu hết về ngành. Có em đã giành học bổng du học ngành Y nhưng vẫn tới xin tư vấn về những khó khăn khi làm bác sĩ hay cơ hội việc làm khi trở về Việt Nam. Tôi rất vui vì các con đưa ra những câu hỏi thiết thực", chị Khanh nói, cho rằng đây là cơ hội tốt để học sinh hiểu hơn về các loại nghề nghiệp, từ đó có lựa chọn phù hợp sau bậc phổ thông.
Ngồi sau tấm bảng giới thiệu nghề "Quản lý chuỗi cung ứng", chị Trương Thị Lan Anh cũng được nhiều học sinh tìm đến. Chị mất khá nhiều thời gian để giải thích ngành này, từ khái niệm đến mô tả công việc.
20 năm làm nghề, chuẩn bị nhiều nội dung để hỗ trợ học sinh, chị vẫn bất ngờ trước những câu hỏi của các em khối 9-12 như "Lương nghề này so với nghề khác ra sao?", "Công việc có gì hấp dẫn?", "Lộ trình thăng tiến như thế nào?". Chị không ngờ học sinh lại chủ động tìm hiểu kỹ đến vậy.
"Cảm giác được chia sẻ như một chuyên gia rất thú vị. Cách đặt câu hỏi của các con cũng khiến tôi có cái nhìn khác hơn về sự chủ động, khả năng của học sinh hiện nay", chị Lan Anh chia sẻ.
Ngoài những ngành nghề trên, rất nhiều bàn tư vấn khác có sự hiện diện của phụ huynh, đại diện cho các ngành như du lịch, luật, quản lý giáo dục, truyền thông hay tâm lý học. Nhiều cựu học sinh cũng góp mặt, chia sẻ về những ngành hiện đại như sản xuất âm nhạc, nhiếp ảnh hay Tiktoker.
Tại Ngày hội, Trương Thị Linh Nhạn, lớp 9, thu thập được nhiều thông tin và bắt đầu mường tượng được các ngành nghề em thích thông qua chia sẻ của phụ huynh. Với ngành Tâm lý học, Nhạn từng được tiếp cận qua phim ảnh và mạng xã hội nhưng hôm nay, em mới có kiến thức rõ ràng và biết ngành học được chia thành nhiều nhánh với những cơ hội việc làm khác nhau.
"Cách các cô chú phụ huynh chia sẻ rất khác với thầy cô hay chuyên gia hướng nghiệp. Các thầy cô thường tìm hiểu điểm mạnh của chúng em rồi gợi ý những ngành phù hợp. Còn phụ huynh chỉ tư vấn một ngành nhưng rất sâu và cho em cái nhìn rất thực tế", Nhạn nói.
Ngoài kiến thức nghề nghiệp, Nhạn còn nhìn thấy sự tâm huyết của phụ huynh ở từng ngành. Em nhận ra chỉ khi theo đuổi ngành yêu thích, em mới có thể làm việc nhiệt huyết và có được thành công.
ThS. Nguyễn Hạnh Chi, Trưởng văn phòng Tư vấn đại học, du học và hướng nghiệp, trường Phổ thông liên cấp Olympia, chia sẻ, những gì Nhạn nhận được trong Ngày hội tìm hiểu nghề nghiệp cũng là mục đích nhà trường hướng tới qua chuỗi sự kiện này.
Ngoài chương trình hướng nghiệp chuyên sâu và lồng ghép trong các môn học, hoạt động tư vấn, trải nghiệm tại trường, trường Olympia còn cho học sinh khối 10-11 thực tập một tuần (40 giờ) mỗi năm ở các doanh nghiệp. Các em được chọn nơi thực tập hoặc nhờ trường kết nối, sau đó tự nộp CV và tham gia phỏng vấn. Dù thời gian thực tập không dài, hoạt động này giúp các em sớm biết mình có phù hợp với ngành nghề đó hay không.
Chứng kiến con được hướng nghiệp tại trường sớm và nhận thấy sự cần thiết của hoạt động này, chị Lan Anh mong tất cả học sinh bậc trung học cũng được như vậy. Theo chị, trước đây học sinh đến trường chủ yếu học để đạt điểm cao. Hầu hết không được định hướng nghề nghiệp, dẫn đến không ít người bỏ học hoặc phải chuyển nghề giữa chừng.
Theo một khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM năm 2019, khoảng 60% sinh viên chọn sai ngành học, 75% thiếu hiểu biết về ngành nghề đã lựa chọn.
Cô Hạnh Chi nhận định việc tổ chức các hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh không khó nhưng đòi hỏi sự quyết tâm, đồng lòng từ ban giám hiệu, giáo viên, phụ huynh. Chi phí cho hoạt động này tuỳ thuộcvào từng trường. Tuy nhiên, ngay cả khi ngân sách eo hẹp, các trường vẫn có những nguồn lực sẵn có để thực hiện như mời phụ huynh, cựu học sinh đến trường chia sẻ để các em có cái nhìn thực tế về nhiều ngành nghề.
Tablet Plaza cảm ơn bạn đã đọc bài sưu tầm.
Em bán: iPhone 12 pro max 128G : 14.990.000 đ
Mua ngay: https://tabletplaza.vn/dien-thoai/iphone-12-pro-max-128gb-vi/
Liên hệ: 0947.711.881 (Zalo và Whatsapp)