tran hương
Well-known member
Phú Quốc lội ngược dòng thành 'con cưng' của du lịch
Các chuyên gia du lịch cho rằng Phú Quốc đã sớm nhận ra các vấn đề tồn tại, nhanh chóng "vá lỗi" nên đã gặt được quả ngọt sau hai năm bị du khách quay lưng.
Trong buổi vinh danh tỉnh Kiên Giang đạt giải thưởng Traveller Review Awards tại Phú Quốc ngày 17/4, Trưởng phòng Quản lý Du lịch, Sở Du lịch Kiên Giang, Trần Văn Linh cho biết quý I tỉnh đón hơn 3,1 triệu lượt khách. Trong đó, Phú Quốc đón hơn 2 triệu lượt khách; khách quốc tế ước đón gần 500.000 lượt, chiếm gần 50% kế hoạch năm và tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vào dịp Tết Ất Tỵ 2025, Kiên Giang bất ngờ vươn lên và nằm trong top 8 tỉnh thành doanh thu cao hơn 1.000 tỷ đồng trên cả nước. Phú Quốc đóng góp gần 70% lượng khách và doanh thu. Dịp cận Tết, đảo đón 38-40 chuyến bay quốc tế đi và đến mỗi ngày, theo Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang.
Ông Trần Văn Linh (áo trắng) nhận hoa và huy chương vinh danh Kiên Giang vào danh sách 10 điểm đến thân thiện nhất thế giới của Booking. Ảnh chụp ngày 17/4 tại Phú Quốc. Ảnh: Phương Anh
Ông Trần Văn Linh (áo trắng) nhận hoa và huy chương vinh danh Kiên Giang vào danh sách 10 điểm đến thân thiện nhất thế giới của Booking. Ảnh chụp ngày 17/4 tại Phú Quốc. Ảnh: Phương Anh
Ông Linh cho biết hiện tại Kiên Giang có hơn 26.000 phòng, với hơn 50% thuộc phân khúc cao cấp. Dịp lễ 30/4 năm nay, hầu hết phòng ở phân khúc 4-5 sao đã kín. Điều này cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực của ngành cũng như nhu cầu nghỉ dưỡng cao cấp ngày càng tăng.
"Khách đã quay lại Phú Quốc" hay "Phú Quốc đã hết bị thất sủng" là nhận xét được nhiều du khách, CEO các công ty lữ hành và chuyên gia du lịch đưa ra khi nói về tình hình du lịch trên đảo hiện nay. Giám đốc quốc gia Booking tại Việt Nam Varun Grover cho biết Phú Quốc khác biệt nhờ con người tuyệt vời, nhiều khách sạn cung cấp dịch vụ xuất sắc. Bên cạnh đó, điểm đến còn khiến các du khách thấy vui, ẩm thực ngon và các bãi biển đẹp.
Vào năm 2023 và 2024, Phú Quốc từng bị gắn liền với các cụm từ như chặt chém, đắt đỏ, giá thành không tương xứng dịch vụ. Các thống kê chỉ ra tình hình du lịch Phú Quốc trong năm 2023 không mấy khả quan khi tổng lượng khách các dịp lễ lớn đều thấp hơn cùng kỳ trước đó. Dịp lễ 30/4-1/5 khi đó, Phú Quốc đạt khoảng 112.000 lượt, giảm 11,5% so với cùng kỳ còn doanh thu giảm 24,3%. Tới lễ 2/9, lượng khách tiếp tục giảm với tổng cộng 19.000 lượt, giảm 40% so với cùng kỳ, công suất phòng đạt khoảng 27%. Năm 2024, dù tình hình có thay đổi nhưng Phú Quốc vẫn chưa thực sự trở thành điểm du lịch hot như trước đó.
Chủ tịch Lửa Việt Tours Nguyễn Văn Mỹ cho rằng việc điểm đến du lịch nổi tiếng này từng bị "thất sủng" hai năm 2023-2024 là do "bẫy tăng trưởng nóng". Từ năm 2012, khi chính phủ cho xây dựng sân bay mới tại Phú Quốc thay thế cho sân bay cũ, lượng khách đổ xô đến hòn đảo ngày một đông, khiến dịch vụ bắt đầu tăng giá theo nhưng chất lượng chưa tương xứng.
Các du khách đang vẽ tranh bằng vỏ sò tại Thị trấn Hoàng Hôn, Phú Quốc ngày 17/4. Ảnh: Minh Trực
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 452.469px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Các du khách đang vẽ tranh bằng vỏ sò tại Thị trấn Hoàng Hôn, Phú Quốc ngày 17/4. Ảnh: Minh Trực
Theo các chuyên gia du lịch, đứng trước tình hình khách sụt giảm và các lời phản ánh về tình trạng chặt chém, đắt đỏ, ngành du lịch Phú Quốc đã nhận ra vấn đề và nhanh chóng "vá lỗi". Các khách sạn đã thay đổi giá như một động thái cầu thị. Bên cạnh đó, để trám vào lỗ hổng do khách nội địa để lại, ngành du lịch thành phố đã chuyển hướng tìm các thị trường khách mới bên cạnh thị trường truyền thống như khách Mông Cổ, Ba Lan. Đây là hai tệp khách được Chủ tịch Lửa Việt Tours đánh giá cao vì chi tiêu cao, ở dài ngày và thân thiện.
CEO AZA Travel Nguyễn Tiến Đạt cho biết hiện tại Phú Quốc là điểm đến hút khách quốc tế. Bên cạnh các chính sách miễn, nới lỏng visa, điểm đến này ngày càng mở rộng thêm các đường bay đến các thị trường gửi khách hàng đầu đến Việt Nam như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ. Ngoài ra, hòn đảo cũng có lợi thế là thời tiết ấm áp quanh năm, nên thu hút khách nội địa và quốc tế đến hầu hết các tháng. Vào mùa mưa, Phú Quốc cũng không mưa liên tục mà chỉ theo đợt.
Du khách chụp ảnh tại bãi Khem, một điểm đến nổi tiếng ở Phú Quốc, ngày 17/4. Ảnh: Minh Trực
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 452.469px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Du khách chụp ảnh tại bãi Khem, một điểm đến nổi tiếng ở Phú Quốc, ngày 17/4. Ảnh: Minh Trực
Nói về vấn đề chặt chém và đắt đỏ, CEO Đạt cho rằng Phú Quốc chỉ mới "bớt đắt". Ông Đạt chỉ ra một phần đến từ vị trí địa lý vì điểm đến là đảo, phần lớn thực phẩm vẫn phải nhập từ đất liền. Do đó, giá thành dịch vụ sẽ cao hơn khoảng 20% so với các điểm du lịch khác.
"Phú Quốc chỉ đắt với khách nội, nhưng với khách ngoại, đây là điểm đến giá rẻ", ông Đạt nói thêm.
"Dù sao Phú Quốc vẫn là điểm đến được đầu tư bài bản thuộc top hàng đầu trên cả nước", ông Mỹ nói về lợi thế du lịch của điểm đến. Bên cạnh đó, Phú Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam, diện tích gần 575 km2, gần bằng 80% diện tích Singapore, nên có còn rất nhiều dư địa và tiềm năng để phát triển du lịch. Phú Quốc đủ sức để đón lượng khách quốc tế "gấp 10 lần" hiện nay.
Ông Mỹ cũng cho rằng để thu hút khách đông hơn và tránh tình trạng bị du khách quay lưng, Phú Quốc cần phải thay đổi, nâng cấp dịch vụ du lịch liên tục, kiểm soát hoàn toàn vấn đề chặt chém. Ngành du lịch giống như một cuộc chạy marathon. Những người tham gia lĩnh vực dịch vụ - du lịch giống như các vận động viên. Người về đích chặng đầu tiên chưa chắc đã thắng tiếp chặng thứ hai nếu không chuẩn bị kỹ. Các sản phẩm du lịch cũng có vòng đời. Các dịch vụ vui chơi, giải trí hiện nay ở Phú Quốc như chợ đêm truyền thống, khu phức hợp vui chơi giải trí Grand World, chợ đêm Vui Fest vẫn đang thu hút khách. Tuy nhiên, mấy năm nữa, các sản phẩm này sẽ trở nên quen thuộc, lỗi mốt.
CEO Đạt cho rằng vấn đề của Phú Quốc hiện nay "là đảo nhưng khách đến lại không nhìn thấy biển" do hầu hết bãi tắm đều nằm trong các resort, khu nghỉ. Ngoài ra, Phú Quốc có nhiều khách sạn ở phân khúc 4-5 sao, giá thành vẫn cao hơn so với thu nhập trung bình của khách nội. Phân khúc khách sạn bình dân, giá rẻ vẫn có nhưng ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, cũng theo ông Đạt, Phú Quốc có thể tận dụng bất lợi này để biến thành thế mạnh, đưa hòn đảo trở thành điểm nghỉ dưỡng cao cấp, hút khách nhà giàu.
Các chuyên gia cho rằng, các điểm đến khác khi muốn phát triển du lịch cần nhìn vào "vết xe đổ" Phú Quốc đã đi để tránh. Bài học của du lịch Phú Quốc là bài học cho các điểm đến khác muốn phát triển du lịch bền vững.
"Đừng vì thấy khách đến đông mà tăng giá. Khách càng đông, chúng ta càng cần làm dịch vụ chỉn chu. Đó mới là thượng sách", Chủ tịch Lửa Việt Tours Nguyễn Văn Mỹ nói.
Các chuyên gia du lịch cho rằng Phú Quốc đã sớm nhận ra các vấn đề tồn tại, nhanh chóng "vá lỗi" nên đã gặt được quả ngọt sau hai năm bị du khách quay lưng.
Trong buổi vinh danh tỉnh Kiên Giang đạt giải thưởng Traveller Review Awards tại Phú Quốc ngày 17/4, Trưởng phòng Quản lý Du lịch, Sở Du lịch Kiên Giang, Trần Văn Linh cho biết quý I tỉnh đón hơn 3,1 triệu lượt khách. Trong đó, Phú Quốc đón hơn 2 triệu lượt khách; khách quốc tế ước đón gần 500.000 lượt, chiếm gần 50% kế hoạch năm và tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vào dịp Tết Ất Tỵ 2025, Kiên Giang bất ngờ vươn lên và nằm trong top 8 tỉnh thành doanh thu cao hơn 1.000 tỷ đồng trên cả nước. Phú Quốc đóng góp gần 70% lượng khách và doanh thu. Dịp cận Tết, đảo đón 38-40 chuyến bay quốc tế đi và đến mỗi ngày, theo Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang.
Ông Trần Văn Linh (áo trắng) nhận hoa và huy chương vinh danh Kiên Giang vào danh sách 10 điểm đến thân thiện nhất thế giới của Booking. Ảnh chụp ngày 17/4 tại Phú Quốc. Ảnh: Phương Anh

Ông Trần Văn Linh (áo trắng) nhận hoa và huy chương vinh danh Kiên Giang vào danh sách 10 điểm đến thân thiện nhất thế giới của Booking. Ảnh chụp ngày 17/4 tại Phú Quốc. Ảnh: Phương Anh
Ông Linh cho biết hiện tại Kiên Giang có hơn 26.000 phòng, với hơn 50% thuộc phân khúc cao cấp. Dịp lễ 30/4 năm nay, hầu hết phòng ở phân khúc 4-5 sao đã kín. Điều này cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực của ngành cũng như nhu cầu nghỉ dưỡng cao cấp ngày càng tăng.
"Khách đã quay lại Phú Quốc" hay "Phú Quốc đã hết bị thất sủng" là nhận xét được nhiều du khách, CEO các công ty lữ hành và chuyên gia du lịch đưa ra khi nói về tình hình du lịch trên đảo hiện nay. Giám đốc quốc gia Booking tại Việt Nam Varun Grover cho biết Phú Quốc khác biệt nhờ con người tuyệt vời, nhiều khách sạn cung cấp dịch vụ xuất sắc. Bên cạnh đó, điểm đến còn khiến các du khách thấy vui, ẩm thực ngon và các bãi biển đẹp.
Vào năm 2023 và 2024, Phú Quốc từng bị gắn liền với các cụm từ như chặt chém, đắt đỏ, giá thành không tương xứng dịch vụ. Các thống kê chỉ ra tình hình du lịch Phú Quốc trong năm 2023 không mấy khả quan khi tổng lượng khách các dịp lễ lớn đều thấp hơn cùng kỳ trước đó. Dịp lễ 30/4-1/5 khi đó, Phú Quốc đạt khoảng 112.000 lượt, giảm 11,5% so với cùng kỳ còn doanh thu giảm 24,3%. Tới lễ 2/9, lượng khách tiếp tục giảm với tổng cộng 19.000 lượt, giảm 40% so với cùng kỳ, công suất phòng đạt khoảng 27%. Năm 2024, dù tình hình có thay đổi nhưng Phú Quốc vẫn chưa thực sự trở thành điểm du lịch hot như trước đó.
Chủ tịch Lửa Việt Tours Nguyễn Văn Mỹ cho rằng việc điểm đến du lịch nổi tiếng này từng bị "thất sủng" hai năm 2023-2024 là do "bẫy tăng trưởng nóng". Từ năm 2012, khi chính phủ cho xây dựng sân bay mới tại Phú Quốc thay thế cho sân bay cũ, lượng khách đổ xô đến hòn đảo ngày một đông, khiến dịch vụ bắt đầu tăng giá theo nhưng chất lượng chưa tương xứng.
Các du khách đang vẽ tranh bằng vỏ sò tại Thị trấn Hoàng Hôn, Phú Quốc ngày 17/4. Ảnh: Minh Trực
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 452.469px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">

Các du khách đang vẽ tranh bằng vỏ sò tại Thị trấn Hoàng Hôn, Phú Quốc ngày 17/4. Ảnh: Minh Trực
Theo các chuyên gia du lịch, đứng trước tình hình khách sụt giảm và các lời phản ánh về tình trạng chặt chém, đắt đỏ, ngành du lịch Phú Quốc đã nhận ra vấn đề và nhanh chóng "vá lỗi". Các khách sạn đã thay đổi giá như một động thái cầu thị. Bên cạnh đó, để trám vào lỗ hổng do khách nội địa để lại, ngành du lịch thành phố đã chuyển hướng tìm các thị trường khách mới bên cạnh thị trường truyền thống như khách Mông Cổ, Ba Lan. Đây là hai tệp khách được Chủ tịch Lửa Việt Tours đánh giá cao vì chi tiêu cao, ở dài ngày và thân thiện.
CEO AZA Travel Nguyễn Tiến Đạt cho biết hiện tại Phú Quốc là điểm đến hút khách quốc tế. Bên cạnh các chính sách miễn, nới lỏng visa, điểm đến này ngày càng mở rộng thêm các đường bay đến các thị trường gửi khách hàng đầu đến Việt Nam như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ. Ngoài ra, hòn đảo cũng có lợi thế là thời tiết ấm áp quanh năm, nên thu hút khách nội địa và quốc tế đến hầu hết các tháng. Vào mùa mưa, Phú Quốc cũng không mưa liên tục mà chỉ theo đợt.
Du khách chụp ảnh tại bãi Khem, một điểm đến nổi tiếng ở Phú Quốc, ngày 17/4. Ảnh: Minh Trực
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 452.469px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">

Du khách chụp ảnh tại bãi Khem, một điểm đến nổi tiếng ở Phú Quốc, ngày 17/4. Ảnh: Minh Trực
Nói về vấn đề chặt chém và đắt đỏ, CEO Đạt cho rằng Phú Quốc chỉ mới "bớt đắt". Ông Đạt chỉ ra một phần đến từ vị trí địa lý vì điểm đến là đảo, phần lớn thực phẩm vẫn phải nhập từ đất liền. Do đó, giá thành dịch vụ sẽ cao hơn khoảng 20% so với các điểm du lịch khác.
"Phú Quốc chỉ đắt với khách nội, nhưng với khách ngoại, đây là điểm đến giá rẻ", ông Đạt nói thêm.
"Dù sao Phú Quốc vẫn là điểm đến được đầu tư bài bản thuộc top hàng đầu trên cả nước", ông Mỹ nói về lợi thế du lịch của điểm đến. Bên cạnh đó, Phú Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam, diện tích gần 575 km2, gần bằng 80% diện tích Singapore, nên có còn rất nhiều dư địa và tiềm năng để phát triển du lịch. Phú Quốc đủ sức để đón lượng khách quốc tế "gấp 10 lần" hiện nay.
Ông Mỹ cũng cho rằng để thu hút khách đông hơn và tránh tình trạng bị du khách quay lưng, Phú Quốc cần phải thay đổi, nâng cấp dịch vụ du lịch liên tục, kiểm soát hoàn toàn vấn đề chặt chém. Ngành du lịch giống như một cuộc chạy marathon. Những người tham gia lĩnh vực dịch vụ - du lịch giống như các vận động viên. Người về đích chặng đầu tiên chưa chắc đã thắng tiếp chặng thứ hai nếu không chuẩn bị kỹ. Các sản phẩm du lịch cũng có vòng đời. Các dịch vụ vui chơi, giải trí hiện nay ở Phú Quốc như chợ đêm truyền thống, khu phức hợp vui chơi giải trí Grand World, chợ đêm Vui Fest vẫn đang thu hút khách. Tuy nhiên, mấy năm nữa, các sản phẩm này sẽ trở nên quen thuộc, lỗi mốt.
CEO Đạt cho rằng vấn đề của Phú Quốc hiện nay "là đảo nhưng khách đến lại không nhìn thấy biển" do hầu hết bãi tắm đều nằm trong các resort, khu nghỉ. Ngoài ra, Phú Quốc có nhiều khách sạn ở phân khúc 4-5 sao, giá thành vẫn cao hơn so với thu nhập trung bình của khách nội. Phân khúc khách sạn bình dân, giá rẻ vẫn có nhưng ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, cũng theo ông Đạt, Phú Quốc có thể tận dụng bất lợi này để biến thành thế mạnh, đưa hòn đảo trở thành điểm nghỉ dưỡng cao cấp, hút khách nhà giàu.
Các chuyên gia cho rằng, các điểm đến khác khi muốn phát triển du lịch cần nhìn vào "vết xe đổ" Phú Quốc đã đi để tránh. Bài học của du lịch Phú Quốc là bài học cho các điểm đến khác muốn phát triển du lịch bền vững.
"Đừng vì thấy khách đến đông mà tăng giá. Khách càng đông, chúng ta càng cần làm dịch vụ chỉn chu. Đó mới là thượng sách", Chủ tịch Lửa Việt Tours Nguyễn Văn Mỹ nói.