Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Mặc dù vẻ ngoài giống quả trứng gà (lê ki ma) nhưng phần ruột bên trong và cả vị chua chua ngọt ngọt của trái gùi lại giống măng cụt, ăn ngon, có mùi thơm đặc trưng, được bà con An Giang xem như sản vật “trời ban”.
Ở An Giang, ngoài trường, trâm, bòn bon (dâu da đất) còn có một loại quả rừng thơm ngon được nhiều người yêu thích. Đó là quả gùi.
Lúc còn non, quả gùi có vỏ màu xanh nhưng khi chín sẽ chuyển sang màu vàng cam đẹp mắt, trông tựa như quả trứng gà (còn gọi là lê ki ma). Chúng mọc thành chùm hoặc từng quả đơn lẻ, kích thước to bằng nắm tay.
Mùa quả gùi thường bắt đầu từ khoảng tháng 4, tháng 5 dương lịch hằng năm. Khi ấy, bà con địa phương lại rủ nhau vào rừng sâu, thu hoạch quả chín đem về ăn hoặc bán cho thương lái.
Quả gùi được khai thác tự nhiên, có ở một số tỉnh như Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Phước… nhưng phổ biến hơn cả là ở An Giang. Ảnh: Hiền Ngô
Chị Mỹ Tiên (ở Tri Tôn, An Giang) cho biết, trước đây cây gùi mọc bạt ngàn trên núi, đến mùa quả chín rụng đầy gốc nhưng bà con thường chỉ gom nhặt ăn cho vui để giải khát lúc đi rừng.
Tuy nhiên, vài năm nay, quả gùi được biết đến nhiều hơn, hút khách thành phố tìm mua và thưởng thức. Bởi vậy, đến mùa quả, bà con lại vào rừng “săn” gùi chín về bán, kiếm thêm thu nhập.
“Cây gùi dạng thân leo, có thể dài 15-20m và thường quấn chặt, bám vào các cây gỗ thân cao khác để sinh trưởng.
Vì thế, muốn thu hái quả gùi, bà con phải giỏi leo trèo và có kinh nghiệm, đu người ra các cành nhánh hoặc dùng móc kéo cành vào gần người rồi hái từng quả, từng chùm một để tránh làm rụng những quả xanh.
Công đoạn này chỉ cần sơ sẩy là có thể ngã từ trên cao xuống, gây mất an toàn”, chị Tiên kể.
Ở An Giang, ngoài trường, trâm, bòn bon (dâu da đất) còn có một loại quả rừng thơm ngon được nhiều người yêu thích. Đó là quả gùi.
Lúc còn non, quả gùi có vỏ màu xanh nhưng khi chín sẽ chuyển sang màu vàng cam đẹp mắt, trông tựa như quả trứng gà (còn gọi là lê ki ma). Chúng mọc thành chùm hoặc từng quả đơn lẻ, kích thước to bằng nắm tay.
Mùa quả gùi thường bắt đầu từ khoảng tháng 4, tháng 5 dương lịch hằng năm. Khi ấy, bà con địa phương lại rủ nhau vào rừng sâu, thu hoạch quả chín đem về ăn hoặc bán cho thương lái.
Quả gùi được khai thác tự nhiên, có ở một số tỉnh như Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Phước… nhưng phổ biến hơn cả là ở An Giang. Ảnh: Hiền Ngô
Chị Mỹ Tiên (ở Tri Tôn, An Giang) cho biết, trước đây cây gùi mọc bạt ngàn trên núi, đến mùa quả chín rụng đầy gốc nhưng bà con thường chỉ gom nhặt ăn cho vui để giải khát lúc đi rừng.
Tuy nhiên, vài năm nay, quả gùi được biết đến nhiều hơn, hút khách thành phố tìm mua và thưởng thức. Bởi vậy, đến mùa quả, bà con lại vào rừng “săn” gùi chín về bán, kiếm thêm thu nhập.
“Cây gùi dạng thân leo, có thể dài 15-20m và thường quấn chặt, bám vào các cây gỗ thân cao khác để sinh trưởng.
Vì thế, muốn thu hái quả gùi, bà con phải giỏi leo trèo và có kinh nghiệm, đu người ra các cành nhánh hoặc dùng móc kéo cành vào gần người rồi hái từng quả, từng chùm một để tránh làm rụng những quả xanh.
Công đoạn này chỉ cần sơ sẩy là có thể ngã từ trên cao xuống, gây mất an toàn”, chị Tiên kể.