Thanh Thúy
Well-known member
Hãng chip Qualcomm thu gần 39 tỷ USD trong năm tài khóa 2024, trong đó thị trường Việt Nam đóng góp 12%.
Theo báo cáo thường niên của Qualcomm, năm tài khóa 2024 (kết thúc ngày 29/9), hãng ghi nhận doanh thu gần 39 tỷ USD, lợi nhuận trên 10 tỷ USD. Các mức này tăng lần lượt 9% và 40% so với năm trước.
Về các thị trường, Trung Quốc vẫn là nơi tiêu thụ sản phẩm dịch vụ lớn nhất của hãng, chiếm tỷ trọng 66%.
Việt Nam ở vị trí thứ 2, góp 12% doanh thu của Qualcomm, tương đương 4,7 tỷ USD. Mức này tăng khoảng 0,1 tỷ USD so với năm tài khóa trước, nhưng chỉ bằng 77% so với 2022.
Các thị trường khác như Mỹ và Hàn Quốc chiếm tỷ trọng 3% và 7% vào doanh thu của hãng trong năm tài chính này.
Hãng giải thích các số liệu về doanh thu được ghi nhận từ hóa đơn bán cho các nhà mua hàng, phần lớn là những đơn vị sản xuất. Tức là, dữ liệu này không phản ánh người sử dụng sản phẩm trực tiếp của hãng.
Qualcomm, nổi tiếng với dòng chip Snapdragon. Tập đoàn này là nhà cung cấp chip điện thoại thông minh lớn và đang hưởng lợi từ thị trường smartphone, khi người dùng có xu hướng nâng cấp thiết bị tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI). Cuối tháng 9, truyền thông Mỹ cho biết Qualcomm muốn mua Intel - đối thủ trong mảng chip, PC và laptop. Tuy nhiên, hãng không tự sản xuất chip như Intel, mà gia công tại các doanh nghiệp như TSMC và Samsung.
Tại Việt Nam, hãng chip này mở một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Hà Nội vào 2020. Đây cũng là cơ sở R&D đầu tiên của hãng tại Đông Nam Á. Trung tâm này tập trung vào các lĩnh vực công nghệ không dây (4G, 5G) và Internet kết nối vạn vật (IoT).
Hãng hợp tác với nhiều doanh nghiệp công nghệ như Viettel, VNPT, Mobifone trong thiết kế, phát triển và sản xuất thiết bị hạ tầng mạng lưới 5G, hỗ trợ thử nghiệm công nghệ 5G, thiết bị camera thông minh (AI camera).
Theo báo cáo thường niên của Qualcomm, năm tài khóa 2024 (kết thúc ngày 29/9), hãng ghi nhận doanh thu gần 39 tỷ USD, lợi nhuận trên 10 tỷ USD. Các mức này tăng lần lượt 9% và 40% so với năm trước.
Về các thị trường, Trung Quốc vẫn là nơi tiêu thụ sản phẩm dịch vụ lớn nhất của hãng, chiếm tỷ trọng 66%.
Việt Nam ở vị trí thứ 2, góp 12% doanh thu của Qualcomm, tương đương 4,7 tỷ USD. Mức này tăng khoảng 0,1 tỷ USD so với năm tài khóa trước, nhưng chỉ bằng 77% so với 2022.
Các thị trường khác như Mỹ và Hàn Quốc chiếm tỷ trọng 3% và 7% vào doanh thu của hãng trong năm tài chính này.
Hãng giải thích các số liệu về doanh thu được ghi nhận từ hóa đơn bán cho các nhà mua hàng, phần lớn là những đơn vị sản xuất. Tức là, dữ liệu này không phản ánh người sử dụng sản phẩm trực tiếp của hãng.
Qualcomm, nổi tiếng với dòng chip Snapdragon. Tập đoàn này là nhà cung cấp chip điện thoại thông minh lớn và đang hưởng lợi từ thị trường smartphone, khi người dùng có xu hướng nâng cấp thiết bị tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI). Cuối tháng 9, truyền thông Mỹ cho biết Qualcomm muốn mua Intel - đối thủ trong mảng chip, PC và laptop. Tuy nhiên, hãng không tự sản xuất chip như Intel, mà gia công tại các doanh nghiệp như TSMC và Samsung.
Tại Việt Nam, hãng chip này mở một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Hà Nội vào 2020. Đây cũng là cơ sở R&D đầu tiên của hãng tại Đông Nam Á. Trung tâm này tập trung vào các lĩnh vực công nghệ không dây (4G, 5G) và Internet kết nối vạn vật (IoT).
Hãng hợp tác với nhiều doanh nghiệp công nghệ như Viettel, VNPT, Mobifone trong thiết kế, phát triển và sản xuất thiết bị hạ tầng mạng lưới 5G, hỗ trợ thử nghiệm công nghệ 5G, thiết bị camera thông minh (AI camera).